Liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu Phân tích tiềm năng xuất khẩu dệt may của việt nam sang thị trường EU (Trang 106 - 109)

Chương 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM KHAI THÁC TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM

4.2. Giải pháp phát huy tiềm năng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam

4.2.7. Liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Mặc dù thị trường EU là một thị trường rộng lớn, nhưng dù có rộng lớn đến đâu đi chăng nữa thì nó cũng không phải là một thị trường vô tận. Cho đến một lúc nào đó thì kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này chỉ có thể tăng lên bằng cách giành giật thị phần của các đối thủ cạnh tranh, do đó đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam nói riêng và ngành dệt may nói chung cần phải liên doanh liên kết để có được năng lực cạnh tranh cao hơn trên thị trường.

Trong thực tế việc liên kết có thể được diễn ra theo nhiều xu hướng khác nhau, nhiều chiều khác nhau. Vì vậy mà không nhất thiết phải phát triển tất cả các hình thức liên kết. Nhƣng nếu phát triển tốt đƣợc liên kết dệt và may thì nó sẽ có tác động to lớn vào việc đảm bảo tính chủ động việc nâng cao hiệu quản sản xuất kinh doanh, tăng sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp dệt- may Việt Nam trên thị trường trong nước và ngoài nước.

Liên kết dệt may cho phép ngành dệt phát triển gắn sát với ngành may hơn.

Các nguyên liệu của ngành có thể dệt đáp ứng tốt hơn nhu cầu của ngành may. Đặc biệt là góp phần định hướng cho ngành dệt may Việt Nam chuyển dần từ phương thức xuất khẩu CMT sang phương thức xuất khẩu FOB. Hơn nữa nó cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giảm chi phí do giảm bớt các khâu trung gian. Từ đó làm cho các sản phẩm dệt may xuất khẩu có giá trị cao hơn. Ngoài ra còn góp phần vào việc cung cấp vải sợi và phụ liệu xuất khẩu cho ngành may ổn định, chủ động cho may xuất khẩu.

Điều này đã đƣợc thực tế chứng minh qua nhiều hợp đồng xuất khẩu đã không đƣợc ký kết và chúng ta không chủ động đƣợc nguyên phụ liệu dẫn đến thời hạn thực hiện hợp đồng không bảo đảm. Cuối cùng liên kết dệt - may tạo cơ hội cho ngành dệt mở rộng thị trường có điều kiện phát triển để giành được lợi thế về quy mô, giảm giá và tăng nhanh khối lƣợng xuất khẩu.

Nhiều dẫn chứng thực tế đã khẳng định dù ở thị trường trong nước hay ngoài nước thì quy mô của các doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp dệt may trong ngành dệt may nói riêng. Đó là do:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Các doanh nghiệp có thể giảm bớt đƣợc các rủi ro khi thực hiện các hợp đồng nhƣ: cơ động nguyên liệu giữa các doanh nghiệp khi chƣa chuẩn bị kịp nguyên liệu, hoặc là nguyên liệu nhập khẩu bị trục trặc chƣa về kịp.

Các doanh nghiệp có thể nhận các đơn đặt hàng với quy mô lớn hơn khả năng sản xuất của mình rất nhiều, đáp ứng đƣợc nhu cầu phong phú đa dạng của khách hàng.

Liên doanh còn đem lại cho các doanh nghiệp khả năng sử dụng nguyên liệu một cách tối ƣu vì nhờ liên doanh mà có thể tập trung vào chuyên môn hóa.

Tuy nhiên khi thực hiên liên doanh, liên kết các doanh nghiệp dệt may cần phải lưu ý cải tiến bộ máy quản lý sao cho phù hợp với sự gia tăng quy mô và đầu mối quan hệ của doanh nghiệp. Để tránh tình trạng yếu kém trong khâu quản lý làm trở ngại và gây ảnh hưởng đến liên doanh liên kết. Ngoài ra, trong liên doanh, liên kết vần phải chú ý và tạo ra những nét độc đáo riêng của sản phẩm của doanh nghiệp để tránh tình trạng “hòa tan” vào các doanh nghiệp khác.

Ngoài những giải pháp đã nêu ở trên, thì vấn đề tìm hiểu, giao lưu văn hóa giữa Việt Nam với các nước EU là điều cần thiết, để gắn chặt tình đoàn kết giữa các quốc gia, tìm hiểu về bản sắc và thị hiếu của người dân các nước này, từ đó có định hướng cho việc thiết kế mẫu mã, và lựa chọn sản phẩm phù hợp xuất khẩu, nâng cao khả năng cạnh tranh với các nước khác trên thế giới. Ngoài ra, việc nâng cao mức thu nhập cho người dân cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức mua của người tiêu dùng. Do vậy, Nhà nước cần phải có các biện pháp tăng quy mô GDP và nâng cao mức thu nhập cho người dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Phân tích tiềm năng xuất khẩu dệt may của việt nam sang thị trường EU (Trang 106 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)