CÁCH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG

Một phần của tài liệu giáo án tuần 5 (LỚP 1B) (Trang 22 - 29)

D. Củng cố, dặn dò

III. CÁCH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG

1. Khởi động : Hát bài Học sinh lớp 1 vui ca.

- Em hãy kể những hoạt động thường diễn ra ở lớp?

2. Bài mới:

*Hoạt động 1: Thực hiện những việc làm cho giờ học tích cực.

Mục tiêu: Giúp HS rèn luyện việc thực hiện những việc làm cho giờ học tích cực. Thông qua HĐ này, GV củng cố viêc thực hiện nhiệm vụ 2 trong SGK HĐTN 1.

Cách tổ chức: Thảo luận nhóm 3.

- GV yêu cầu mở VBT HĐTN1, thảo luận và trả lời câu hỏi:

+ Những bạn nào trong tranh học tập tích cực? Vì sao?

+ Những bạn nào học tập không tích cực? Vì sao?

- HS chia sẻ trong nhóm về những việc mình đã làm trong giờ học tích cực trong tuần qua và những lợi ích của việc học tập mang lại. (VD: Tớ chăm chú nghe cô giảng nên tớ hiểu bài nhanh).

- GV đặt câu hỏi cho lớp chia sẻ trong nhóm: Em thực hiện những việc làm nào để giờ học tích cực?

- GV mời HS chia sẻ phần thảo luận của nhóm.

- GV rèn một số tín hiệu để quản lí hành vi để quản lí HS trong giờ học.

VD: Khi cô để ngón tay lên miệng cả lớp giữ yên lặng. Cô gõ thước vào bảng tất cả chú ý nhìn lên bảng,...

( GV đưa các tín hiệu mà mình hay dùng với HS để HS hiểu và làm theo, để giờ học tích cực hơn,…)

GVchốt: Chăm chú nghe giảng, tích cực giơ tay phát biểu, ghi chép bài cẩn

- HS hát - HS trả lời

- HS thảo luận nhóm -Đại diện HS trả lời

+ Những bạn trong tranh học tập tích cực: giơ tay phát biểu; những bạn chăm chú nghe giảng; những bạn đang ghi chép bài; Bạn đứng lên phát biểu.

+ Những bạn trong tranh học tập không tích cực: Ở dãy bàn bên trái: Hai bạn nam ngồi bàn cuối cùng đang nói chuyện riêng; bạn nữ ngồi bàn thứ 4 đang ăn quà vặt; bạn nam ngồi ở bàn thứ 3 đang ngủ gật. Ở dãy bàn bên phải:

Bạn nam ngồi ở bàn cuối cùng đang không tập trung, lơ đãng nhìn ra ngoài của sổ; bạn nam ngồi ở bàn 4 đang nằm gục xuống bàn; bạn nam ở bàn 3 đang giật tóc trêu chọc bạn

thận, không nói chuyện riêng, không trêu chọc bạn, không ăn quà vặt, không ngủ gật, không mất tập trung và nhìn ra cửa sổ hay nằm bò ra bàn trong giờ học,

…gây ảnh hưởng đến lớp học, tích cực tham gia làm việc nhóm.

* Hoạt động 2: Thực hiện và chia sẻ những việc làm trong giờ ra chơi.

Mục tiêu: Giúp HS nhận diện được những việc nào nên làm và không nên làm trong giờ ra chơi.

Cách tổ chức: Hướng dẫn nhóm lớn, chia sẻ nhóm đôi.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh SGK trang 18/ 19 và trả lời các câu hỏi:

+ Những việc nào nên làm, những việc nào không nên làm trong giờ ra chơi?

+ GV gọi một số HS trả lời, HS khác bổ sung, góp ý.

- GVyêu cầu HS chia sẻ theo nhóm đôi:

Những việc mà em thường làm trong giờ ra chơi; việc nào nên làm; việc nào không nên làm.

- GV mời một số HS chia sẻ về việc mình đã làm trong giờ ra chơi và cảm xúc khi làm những việc đó. GV nhắc HS nên tham gia những hoạt động có tính vận động phù hợp, giao lưu trò chơi, thư giãn cùng các bạn,… để tiết học sau hiệu quả hơn, vui vẻ hơn.

- GV HD một số HS chưa biết cách hòa nhập cùng chơi với các bạn để các em tự tin, chủ động hơn tham gia vào hoạt động.

- GV yêu cầu HS thực hiện các hoạt động có ích trong giờ ra chơi. GV quan sát và có phản hồi sau đó.

3.Củng cố, dặn dò:

- Ở trường,em cảm thấy như thế nào?

+ Những việc nên làm trong giờ ra chơi:

trò chuyện với bạn; chơi ô ăn quan; đá cầu; nhảy lò cò; tưới cây, nhổ cỏ,kể chuyện cho các bạn nghe.

+ Những việc không nên làm trong giờ ra chơi: đá bóng không đúng nơi quy định; ngồi trên lan can đọc sách; đứng một mình ở trong lớp; đứng trên lan can.

Trong các giờ học em thích giờ học nào nhất? vì sao? Em muốn thay đổi gì ở giờ học của cô để giờ học trở nên thú vị hơn?

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS chuẩn bị tiết học tiếp theo.

Ngày soạn: 05/10/2020

Ngày giảng: Thứ năm ngày 08 tháng 10 năm 2020 Tự nhiên và xã hội

BÀI 5. ÔN TẬP CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH (TIẾT 2)

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức:

- Biết quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình bằng những việc làm cụ thể phù hợp với bản thân..

- Kể được với bạn bè, thầy cô về gia đình mình.

2. Kĩ năng: Nhận biết các tình huống có thể xảy ra trong gia đình và cách ứng xử với những tình huống cụ thể.

3. Thái độ: Quan tâm, giúp đỡ người thân trong gia đình.

4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất:

- Năng lực: NL quan sát nhận xét, NL tự học và giải quyết vấn đề, NL vận dụng kiến thức kĩ năng đã học vào cuộc sống.

- Phẩm chất: Yêu quý người thân trong gia đình, chăm làm những công việc nhà phù hợp, ý thức giữ gìn bảo quản đồ dùng trong nhà.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:

- GV: Chuẩn bị tranh ảnh, nội dung các tình huống.

- HS: Chuẩn bị khăn nhỏ làm chăn, bông băng...

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp quan sát, vấn đáp, thảo luận, thực hành, trò chơi học tập, đóng vai.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Hoạt động 1. Khởi động (3 phút) Cho HS chơi trò chơi “Truyền điện”

Kể tên các bài thơ, hoặc bài hát về chủ đề Gia đình.

Hoạt động 2. Vận dụng (25 phút) - Quan sát tình huống 1

- Thảo luận nhóm, đóng vai tình huống:

Mẹ làm việc mệt nên ngủ quên trên mặt

Một HS kể sau đó chỉ định bạn kể tiếp.

- HS quan sát

bàn, Hoa lấy chăn đắp cho mẹ.

- Quan sát tình huống 2

- Thảo luận nhóm, đóng vai tình huống:

Em của Hoa đứt tay, Hoa băng vết thương và nhắc nhở em cẩn thận.

- Quan sát tình huống 3

- Thảo luận nhóm, đóng vai tình huống: Bố rửa bát, Minh tự giác lau bát cùng bố.

Hoạt động 3. Đánh giá (6 phút)

Hoạt động 4. Hướng dẫn về nhà (1 phút) Quan tâm, giúp đỡ người thân trong nhà.

- Các nhóm thảo luận, phân chia vai - Đại diện một số nhóm lên đóng vai trước lớp.

- HS nhận xét các nhóm.

- HS quan sát

- Các nhóm thảo luận, phân chia vai - Đại diện một số nhóm lên đóng vai trước lớp.

- HS nhận xét các nhóm.

- Một số HS nói cảm xúc của mình về tình huống và vai diễn.

- HS quan sát

- Các nhóm thảo luận, phân chia vai - Đại diện một số nhóm lên đóng vai trước lớp.

- HS nhận xét các nhóm.

- Một số HS nói cảm xúc của mình về tình huống và vai diễn.

Ghi nhớ những kiến thức đã học về chủ đề Gia đình, thể hiện được sự quan tâm yêu quý đối với các thành viên trong gia đình.

Tiếng Việt

BÀI 5D: CHỮ THƯỜNG VÀ CHỮ HOA I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Phân biệt được chữ in thường và chữ in hoa.

- Đọc được bảng chữ cái in thường và in hoa, các tên địa lí; đọc hiểu đoạn Hồ Ba Bể

2. Kĩ năng:

- Đoc hiểu từ ngữ qua tranh.

- Rèn cho hs kĩ năng đọc lưu loát, rõ ràng.

3. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất:

- Phát triển năng lực chung trong giao tiếp, tích cực làm việc nhóm, cá nhân, chia sẻ cùng các bạn.

- Giáo dục các em tính tích cực, tự giác trong học tập.yêu thích môn Tiếng Việt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bộ chữ cái in thường, in hoa.

- Tranh ảnh phóng to trong SHS.

- Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập một.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy của giáo viên Hoạt động học của học sinh TIẾT 1

* Tổ chức hoạt động khởi động 1. Hoạt động 1: Đâu là chữ hoa?

- Nêu yêu cầu

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, cùng nhau xác định chữ hoa (âm đầu), chữ thường.

- Gọi 2 – 3 cặp lên chỉ chữ hoa, chữ thường

- Gv nhận xét. GV nêu thêm ví dụ về các chữ hoa: chữ đứng đầu câu, chữ đứng đầu tên bài, tên riêng của người,...

* Tổ chức hoạt động khám phá.

2. Hoạt động 2: . Đọc chữ in thường, in hoa.

- GV giới thiệu bảng chữ cái chữ in thường và chữ in hoa.

- Yêu cầu HS đọc thầm bảng chữ cái in thường và in hoa

- Gọi HS đọc trước lớp - Gv nhận xét

TIẾT 2

* Tổ chức hoạt động luyện tập

3. Hoạt động 3: Tìm chữ in thường, chữ in hoa.

- GV hướng dẫn cách làm (Xác định các chữ in thường và in hoa tương ứng, VD: Chữ a in thường nối với chữ a in hoa).

- HS thảo luận nhóm đôi

- HS lên chỉ. HS khác nhận xét - HS nghe

- HS quan sát - HS đọc thầm

- Từng HS đọc nối tiếp

- Yêu cầu HS làm - Gv chữa bài

4. Hoạt động 4: Đọc các tên địa lí.

- Yêu cầu HS quan sát tranh. GV giới thiệu hình ảnh đẹp ở các điểm du lịch nổi tiếng.

- Yêu cầu HS đọc các tên địa lí dưới hình và chỉ các chữ được viết hoa.

*Tổ chức hoạt động vận dụng 5. Hoạt động 5: Đọc

a, Quan sát tranh

- Gv yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Tranh vẽ gì? Cảnh vật như thế nào?

- Gọi HS đọc tên đoạn, chỉ và nói tên các chữ in hoa.

- GV giải thích lí do các chữ được in hoa (chữ đầu mỗi câu và tên địa lí).

b. Luyện đọc trơn

- Y/c đọc thầm đoạn đọc và câu hỏi.

- GV đọc mẫu bài.

- Cho HS luyện đọc c. Đọc hiểu

- Y/c HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi: Giữa Hồ Ba bể có gì?

- Nhận xét, khen ngợi.

* Củng cố, dặn dò

- Hôm nay các em học bài gì?

- Về nhà học lại bài và xem tiếp bài 5E: Ôn tập

- Từng HS làm BT trong VBT. Đối chiếu kết quả, nhận xét, đánh giá lẫn nhau.

HS quan sát, lăng nghe

- HS thực hiện

- HS quan sát tranh và nêu - HS đọc

- Lớp đọc thầm.

- Lắng nghe.

+ Nối tiếp câu cá nhân + Nối tiếp câu theo bàn.

+ Đọc cả bài theo nhóm, cả lớp - Thảo luận cặp đôi

- Đại diện trả lời - 1-2 HS

Ngày soạn: 06/9/2020

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 09 tháng 10 năm 2020 Tiếng Việt BÀI 5E: ÔN TẬP I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Đọc đúng các âm ch, tr, x, y; các vần ua, ưa, ia và các tiếng, từ ngữ chứa các âm, vần đã học.

- Đọc lưu loát các câu, đoạn; hiểu nghĩa từ ngữ; trả lời đúng các câu hỏi đọc hiểu.

- Viết đúng: ca múa, sửa xe, tỉa lá.

- Nói và nghe về công việc của mọi người trong tranh; nghe kể câu chuyện Kiến con đi học và trả lời câu hỏi.

2. Kĩ năng:

- Đoc hiểu từ ngữ qua tranh.

- Rèn cho hs kĩ năng đọc lưu loát, viết rõ ràng.

3. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất:

- Phát triển năng lực chung trong giao tiếp, tích cực làm việc nhóm, cá nhân, chia sẻ cùng các bạn.

- Giáo dục các em tính tích cực, tự giác trong học tập.yêu thích môn Tiếng Việt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh SHS phóng to; tranh, ảnh, mô hình, băng hình, vật thật,… để giải nghĩa từ ngữ có trong bài học; con rối để sử dụng khi kể chuyện Kiến con đi học.

- Thẻ chữ (nếu có) để luyện đọc hiểu từ, câu.

- Mẫu chữ phóng to/mẫu chữ viết trên bảng lớp/phần mềm hướng dẫn HS viết chữ.

- Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập một.

- Tập viết 1, tập một.

Một phần của tài liệu giáo án tuần 5 (LỚP 1B) (Trang 22 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w