Định hướng quy hoạch sử dụng đất

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược cấp nước sạch vùng nông thôn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011   2020 (Trang 76 - 80)

3.1 Mục tiêu chiến lược cấp nước sạch vùng nông thôn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011 -2020

3.1.1.4 Định hướng quy hoạch sử dụng đất

Dự báo đến năm 2010 sẽ huy động trên 85% và đến năm 2020 khoảng 90% quỹ đất vào sử dụng cho các mụcđích khác nhau.

Cơ cấu sử dụng đất đến năm 2010:

TT Loại đất Cơ cấu sử dụng

Hiện trạng 2005 Đến năm 2010 1 Tổng diện tích đất tự nhiên 608,1 608,1

2 Tỷ lệ các loại đất (%) 100,0 100,0

3 Đất đã sử dụng (%) 72,2 85,9

a Đất nông nghiệp (%) 59,3 71,5

- Đất sản xuất nông nghiệp 8,9 10,6

- Đất sản xuất lâm nghiệp 47,8 57,3

- Đất nông nghiệp khác 3,0 3,6

b Đất phi nông nghiệp (%) 12,9 14,4

- Đất chuyên dùng 5,1 7,1

- Đất ở 1,5 1,7

- Đất khác 6,3 5,6

4 Đất chưa sử dụng(%) 27,8 14,1

Trên cơ sở định hướng quy hoạch sử dụng đất nêu trên; UBND tỉnh Quảng Ninh sẽ rà soát, đối chiếu với quy hoạch, có kế hoạch sử dụng đất đã

được phê duyệt có hiệu quả và trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung khi cần thiết.

3.1.1.5 Định hướng tổ chức kinh tế theo không gian lãnh thổ.

- Phát triển trọng điểm trên từng khu vực kinh tế miền Tây và miền Đông của Tỉnh; phát triển khu kinh tế, các khu kinh tế cửa khẩu, các khu công nghiệp, một số khu công nghệ, các khu du lịch; phát triển kinh tế miền núi, hải đảo bao gồm:

Tiểu vùng phía Tây, với trung tâm là thành phố Hạ Long: Ưu tiên phát triển công nghiệp khai thác than và các ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành than; phát triển các khu công nghiệp; Phát triển dịch vụ cảng biển, dịch vụ chuyển giao công nghệ, phát triển du lịch; Xây dựng hiện đại các đô thị như Hạ Long, Uông Bí, Cẩm Phả; Phát triển các lĩnh vực xã hội.

Tiểu vùng phía Đông: Hình thành khu kinh tế tổng hợp Vân Đồn với việc phát triển du lịch, dịch vụ cao cấp; xây dựng cảng biển, cảng hàng không. Thúc đẩy phát triển mạnh Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái; Nghiên cứu hình thành tổ hợp công nghiệp - dịch vụ - cảng biển tại phía Đông - Bắc tỉnh Quảng Ninh;

Xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô, Bắc Phong Sinh; Phát triển kinh tế biển và hải đảo.

- Phát triển các lãnh thổ kinh tế trọng điểm, bao gồm: Các khu công nghiệp, các trung tâm du lịch, các khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế tổng hợp Vân Đồn.

- Phát triển đô thị: Nghiên cứu nâng cấp thị xã Móng Cái lên đô thị loại II, thị trấn Cái Rồng lên đô thị loại III, các thị trấn huyện lỵ lên đô thị loại IV.

Trong tương lai, Tỉnh sẽ có 2 đô thị loại II (Hạ Long, Móng Cái), 3 đô thị loại III (Uông Bí, Cẩm Phả, Cái Rồng) và 4 đô thị loại IV là các thị trấn huyện lỵ.

- Phát triển các điểm dân cư nông thôn, kinh tế miền núi và hải đảo.

Căn cứ Quyết định 269/2006/QĐ-TTg ngày 24/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ, trong báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh tại Đại

hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2010-2015 đã xác định chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh giai đoạn này như sau:

Kinh tế :

- Tăng trưởng GDP bình quân (giá so sánh): Trên 13%/năm

- Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng bình quân:Trên 13,5%/năm - Giá trị tăng thêm ngành nông, lâm, ngư tăng bình quân: Trên 3,5%/năm - Giá trị tăng thêm ngành dịch vụ tăng bình quân: Trên 14,4%/năm

- Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân: Trên 7%/năm

- Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng bình quân:Trên 10%/năm - Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế năm 2015:

+ Công nghiệp và xây dựng: 53%

+ Nông, lâm, ngư nghiệp: 4%

+ Các ngành dịch vụ: 43%

- GDP bình quân đầu người năm 2015: 3.000-3.050 USD Xã hội :

- Giải quyết việc làm mới hàng năm: 2,6 vạn lao động - Giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn quốc gia mới): 1,1%/năm - Giảm tỷ lệ sinh bình quân: 0,02%/năm

- Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng năm 2015 xuống còn: 15%

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2015 đạt: 60%

- Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị năm 2015 xuống: 4,3%

Môi trường (đến năm 2015):

- Tỷ lệ che phủ rừng đạt: 53,5% trở lên

- Tỷ lệ dân nông thôn được cung cấp nước hợp vệ sinh: Trên 95%

- Thu gom chất thải rắn ở đô thị đạt: 90%

3.1.2 Dự báo nhu cầu cấp nước sạch vùng nông thôn của Tỉnh giai đoạn 2011-2020

Theo kết quả điều tra, khảo sát lượng nước dùng cho ăn uống sinh hoạt tại các hộ gia đình, trong những năm tới nên lựa chọn như sau:

TT Vùng cấp nước Định mức cấp nước theo đầu người cho thị trấn, thị tứ (lít/người-ngày)

Định mức cấp nước theo đầu người cho các xã (lít/người-ngày)

2015 2020 2015 2020

1 Thuận lợi 120 120 110 120

2 Tương đối khó khăn

100 110 100 110

3 Khó khăn 80 100 90 100

Chất lượng nước

Đối với các công trình cấp nước tập trung cung cấp cho trên 1.000 người áp dụng QCVN 01:2009/BYT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống" ban hành theo Thông tư số 04/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Đối với nguồn nước cung cấp cho hộ gia đình hoặc nguồn cấp nước cho cụm dân cư dưới 1.000 người sử dụng áp dụng QCVN 02:2009/BYT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt "ban hành theo Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Chất lượng công trình

Phải đảm bảo bền vững, hoạt động lâu dài có chất lượng nước sau khi xử lý đạt các tiêu chuẩn về nước sạch nêu trên.

Nhu cầu nước sinh hoạt

Với định mức cấp nước như đã nêu ở trên, nhu cầu nước sinh hoạt cho người dân khu vực nông thôn theo từng giai đoạn như sau:

- Đến năm 2015 (với định mức trung bình 100 lít/người.ngày): 53.951 m3/ngày;

- Đến năm 2020 (với định mức trung bình 110 lít/người.ngày): 67.696 m3/ngày;

Nhu cầu nước cho trường học, trạm y tế và các công trình công cộng Để đạt được mục tiêu 100% các trường học và cơ sở công cộng có công trình cấp nước và nhà tiêu hợp vệ sinh cần đầu tư xây dựng:

Tùy theo điều kiện cụ thể của từng địa phương có thể kết hợp với công trình cấp nước tập trung trên địa bàn hoặc đầu tư xây dựng mới, nhưng đảm bảo phải theo đúng thiết kế mẫu đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế ban hành.

3.1.3 Mục tiêu chiến lược cấp nước sạch vùng nông thôn của Tỉnh giai đoạn 2011-2020

- Đáp ứng được các yêu cầu về phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, mục tiêu về NS&VSMTNT phải gắn với Chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

- Phải thực hiện yêu cầu về chất lượng nước và vệ sinh Nông thôn với chất lượng cao và bền vững chú trọng đến chất lượng hơn là phát triển số lượng công trình xây dựng .

- Đa dạng hoá các nguồn đầu tư, trong đó tăng thêm đầu tư hỗ trợ từ ngân sách TW. Ưu tiên đầu tư các công trình cấp nước tập trung cho vùng thị tứ, thị trấn, vùng ven đô thị, nơi nguồn nước đô thị không vươn tới.

- Mở rộng và nâng cấp các CT cấp nước đã có, lập Quy hoạch tổng thể cấp nước và vệ sinh nông thôn 2011-2020 .

- Chương trình mục tiêu Nông thôn mới sẽ thực hiện mục tiêu 95% nước sinh hoạt hợp vệ sinh vào năm 2012. Lồng ghép với Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch thực hiện 70 % dân nông thôn có nước sạch theo quy chuẩn 02/2009 ban hành kèm theo Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ Y tế vào năm 2015. Đến năm 2020 phấn đấu đạt 100% dân cư vùng nông

được sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn Quốc gia với số lượng 60 lít/ngày người trở lên.

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược cấp nước sạch vùng nông thôn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011   2020 (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)