CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN TẢ CẢNH

Một phần của tài liệu Giáo án lớp 5 tuần 1 (Trang 23 - 26)

1. Kiến thức: Hiểu được cấu tạo của bài văn tả cảnh gồm: mở bài, thân bài, kết bài và yêu cầu của từng phần.

2. Kĩ năng: Phân tích được cấu tạo của một bài văn tả cảnh cụ thể.

3. Thái độ: Yêu quý cảnh đẹp quê hương.

* Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên từ đó các em thêm yêu thiên nhiên và biết bảo vệ môi trường.

* GD giới và quyền trẻ em: Quyền tự hào về truyền thống quê hương;

Quyền tự hào về cảnh đẹp quê hương.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giấy khổ to, bút dạ.

- Phần ghi nhớ viết sẵn vào bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

1. Giới thiệu bài: 1p

- Giới thiệu: Bài văn tả cảnh có cấu tạo giống hay khác bài văn chúng ta đã học?

Mỗi phần của bài văn tả cảnh có nhiệm vụ gì? Các em cùng tìm hiểu ví dụ.

2. Phần nhận xét: 10’

Bài 1. VBT – Trang 4. Đọc bài Hoàng hôn trên sông Hương tìm và ghi lại các phần MB, TB, KB và xác định nội dung của từng phần: 5’

? Hoàng hôn là thời điểm nào trong ngày?

- Giới thiệu: Sông Hương là dòng sông thơ mộng, hiền hoà chảy qua thành phố Huế.

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng:

Bài văn có 3 phần:

+ Mở bài: từ đầu đến rất yên tĩnh này + Thân bài: Từ Mùa thu đến chấm dứt + Kết bài: câu cuối

- 1 HS đọc yêu cầu và nội dung của BT.

- Hoàng hôn là thời gian cuối buổi chiều, khi mặt trời mới lặn.

- Lắng nghe.

- Cả lớp đọc thầm lại bài văn, mỗi em tự xác định các phần mở bài, thân bài, kết bài

- HS phát biểu ý kiến.

- Đoạn thân bài của bài văn có 2 đoạn : + Đoạn 1: Mùa thu... hai hàng cây: Tả sự thay đổi màu sắc của sông Hương từ lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc tối hẳn.

+ Đoạn 2: Phía bên sông... chấm dứt: Tả hoạt động của con người bên bờ sông, trên mặt sông từ lúc hoàng hôn đến lúc thành phố lên đèn.

? Em có tự hào về cảnh đẹp của dòng sông Hương không?

Bài 2. VBT - Trang 4. Nêu nhận xét: 5’

- GV chia nhóm: 4 HS/nhóm: nhắc HS chú ý nhận xét sự khác biệt về thứ tự miêu tả của hai bài văn.

- HS nêu.

- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.

- 4 HS thảo luận.

- 1 nhóm trình bày.

- Các nhóm khác theo dõi, bổ sung ý kiến.

- Bài văn tả cảnh gồm có những phần nào?

- Nhiệm vụ chính của từng phần trong bài văn tả cảnh là gì?

3. Ghi nhớ: 3’

4. Luyện tập: 22’

Bài 1. VBT trang 5. Đọc bài Nắng trưa nêu nhận xét về cấu tạo của bài văn.

- Nhận xét chốt kết quả đúng.

- Dán bảng tờ giấy đã viết cấu tạo 3 phần của bài văn.

- Nêu nội dung của bài Nắng trưa?

- Các em cần làm gì để giúp đỡ bố mẹ?

3. Củng cố, dặn dò: 2p - Củng cố lại nội dung bài.

- Nhận xét giờ học và giao BTVN.

+ Bài văn tả cảnh gồm có 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.

+ Mở bài: Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả.

+ Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian để minh họa cho nhận xét ở mở bài.

+ Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết.

- 3 HS đọc nội dung phần ghi nhớ trong sgk.

- 2 HS minh họa nội dung ghi nhớ bằng cách nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh Hoàng hôn trên sông Hương hoặc Quang cảnh làng mạc ngày mùa.

- 1 HS đọc yêu cầu và nội dung của BT.

- HS làm bài theo cặp.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.

LỊCH SỬ

TIẾT 1: BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI TRƯƠNG ĐỊNH I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Trương Định là một trong những tấm gương tiêu biểu trong phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Nam Kì.

- Ông là người có lòng yêu nước sâu sắc, dám chống lại lệnh vua để kiên quyết cùng nhân dân chống lại thực dân Pháp xâm lược.

2. Kĩ năng: Biết các đường phố, trường học,...ở địa phương mang tên TĐ 3. Thái độ: Yêu quý những người có công với đất nước.

II. ĐỒ ĐỘNG DẠY HỌC

- Hình vẽ trong SGK phóng to.

- Bản đồ hành chính Việt Nam.

- Phiếu học tập cho HS.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C Ạ Ọ

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

1. Mở đầu: (3’)

- GV nêu khái quát hơn 80 năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ.

- GV giới thiệu bài + dùng bản đồ chỉ địa danh Đà Nẵng, 3 tỉnh miền Đông và 3 tỉnh miền Tây Nam Kì.

2. Hoạt động 1 (15’): Làm việc theo nhóm - GV chia nhóm: 6 HS/nhóm.

- Yêu cầu HS thảo luận theo câu hỏi:

+ Khi nhận được lệnh của triều đình có điều gì làm cho Trương Định băn khoăn, suy nghĩ?

+ Trước những băn khoăn đó, nghĩa quân và dân chúng đó làm gì?

+ Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân?

- GV nhận xét kết quả thảo luận.

* Năm 1862, triều đình nhà Nguyễn ký hoà ước nhường 3 tỉnh Miền Đông Nam Kì cho thực dân Pháp. Triều đình ra lệnh cho Trương Định phải giải tán lực lượng nhưng ông kiên quyết cùng với nhân dân chống quân xâm lược.

3. Hoạt động 2: (15’): Làm việc cả lớp

- Em có suy nghĩ ntn trước việc Trương Định không tuân lệnh triều đình, quyết tâm ở lại cùng nhân dân chống Pháp?

- Em biết gì thêm về Trương Định?

- Em có biết đường phố, trường học nào mang tên Trương Định?

* KL: Trương Định là một trong những tấm

- HS nghe.

- HS làm việc theo nhóm.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Ông là người yêu nước, dũng cảm, sẵn sàng hy sinh bản thân mình cho dân tộc, cho đất nước.

Em vô cùng khâm phục ông.

- HS nối tiếp nhau nêu theo sự hiểu biết.

gương tiêu biểu trong phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Nam Kì.

* Hướng dẫn HS làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6 VBT trang 5 – 6.

4. Củng cố, dặn dò: 2’

- Yêu cầu HS đọc bài học SGK.

- Củng cố lại nội dung bài.

- Nhận xét giờ học và giao BTVN.

- 3 HS đọc bài học SGK.

Thứ hai ngày 11 tháng 9 năm 2017 TOÁN

Một phần của tài liệu Giáo án lớp 5 tuần 1 (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w