LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CON VẬT

Một phần của tài liệu Giáo án lớp 4 tuần 31 (Trang 27 - 31)

1. Kiến thức:

- Ôn lại kiến thức về đoạn văn qua bài văn miêu tả con vật.

2. Kĩ năng:

- Biết thể hiện kết quả quan sát các bộ phận của con vật, sử dụng các từ ngữ miêu tả để viết đoạn văn.

3. Thái độ:

- Học sinh tự giác và hứng thú học bộ môn.

- Có niềm yêu thích học tập bộ môn.

II. Đồ dùng dạy học:

- Máy tính, máy chiếu.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi 2 HS đọc những ghi chép sau khi quan sát các bộ phận của con vật mình yêu thích.

- GV nhận xét 2. Bài mới: (30’) 2.1. Giới thiệu bài

- Trong tiết học hôm nay, các em sẽ ôn lại kiến thức về đoạn văn qua bài văn miêu tả con vật. Tiết học giúp các em biết thể hiện kết quả quan sát các bộ phận con vật; Sử dụng các từ ngữ miêu tả để biết đoạn văn.

2.2. Tìm hiểu bài:

Bài 1: - Cho HS đọc yêu cầu BT1.

- GV giao việc: Các em có hai nhiệm vụ. Đó là tìm xem bài văn có mấy đoạn? Ý chính của mỗi đoạn?

- HS thực hiện yêu cầu

- HS lắng nghe.

Bài 1.- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.

- HS đọc bài Con chuồn chuồn nước (trang 127) + tìm đoạn văn + tìm ý chính của mỗi đoạn.

- Một số HS phát biểu ý kiến.

* Bài Con chuồn chuồn nước có 2 đoạn.

- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng:

Bài 2:

- Cho HS đọc yêu cầu của đề bài.

- Cho HS làm bài. GV đưa bảng phụ đã viết 3 câu văn của BT2.

- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng:

Bài 3: - Cho HS đọc yêu cầu của BT3.

- Cho HS làm bài. GV dán lên bảng tranh, ảnh gà trống cho HS quan sát.

- Cho HS trình bày bài làm.

- GV nhận xét và khen những HS viết đúng yêu cầu, viết hay.

3. Củng cố- dặn dò: (5’) - GV nhận xét tiết học.

- Yêu cầu HS về nhả sửa lại đoạn văn và viết vào vở.

+ Đoạn 1: Từ đầu … phân vân.

+ Đoạn 2: Phần còn lại.

* Ý chính của mỗi đoạn.

+ Đoạn 1: Tả ngoại hình của chú chuồn chuồn nước là đậu một chỗ.

+ Đoạn 2: Tả chú chuồn chuồn nước lúc tung cánh bay, kết hợp tả cảnh đẹp của thiên nhiên theo cánh bay của chuồn chuồn.

- Lớp nhận xét.

Bài 2.

- 1 HS đọc, lớp theo dõi trong SGK.

- HS làm bài cá nhân.

- Một HS lên bảng làm bài.

- HS đọc đoạn văn sau khi đã sắp xếp đúng. Sắp xếp theo thứ tự: b, a, c

Bài 3. 1 HS đọc, lớp lắng nghe.

- HS viết đoạn văn với câu mở đoạn cho trước dựa trên gợi ý trong SGK.

- Một số HS lần lượt đọc đoạn văn.

"Chú gà nhà em đã ra dáng một chú gà trống đẹp".

- VD: Chú gà nhà em đã ra dáng một chú gà trống đẹp. Thân chú to, gọn gàng. Bộ lông rực rỡ vàng óng như bôi mỡ. Cái đầu nhỏ được trang điểm bởi bộ mào đỏ chói, cái mỏ cứng, nhọn hoắt, oai vệ.

- Lớp nhận xét.

KĨ NĂNG SỐNG

BÀI 12: KĨ NĂNG ỨNG PHÓ KHI GẶP MƯA TO, SẤM SÉT I. MỤC TIÊU

Thực hành xong bài này, HS:

- Biết một số kiến thức liên quan đến thời tiết, nhận biết biểu hiện và hậu quả của mưa to và sấm sét.

- Hiểu được một số biện pháp xử lí tình huống khi có mưa to, sấm sét.

-Vận dụng một số yêu cầu đã biết để rèn luyện tính chủ động trong phòng tránh và ứng phó với mưa to, sấm sét.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Trải nghiệm:

- Đọc câu chuyện của mây và trả lời + Khi trời đẹp, không mưa có đặc điểm gì?

+ Khi trời xuất hiện cơn mưa, mây có màu gì, có hiện tượng gì xảy ra?

+ Mưa lớn gây ra thiệt hại gì?

+ Chớp xuất hiện khi nào?

- Khi có nhiều mây đen kéo đến, em sẽ làm gì?

2. Chia sẻ - phản hồi:

- Thảo luận nhóm đôi:

+ Dấu hiệu nào cho em biết trời sắp mưa?

+ Trời mưa thì thường kèm theo hiện tượng gì?

+ Những nguy hiểm gì có thể xảy ra khi trời mưa?

GV chốt kq: Nếu lúc đó em đang ở bên ngoài, thì nên tìm chỗ trú an toàn. Sau đó tìm cách liên lạc với người lớn

3. Xử lí tình huống:

- Hs đọc tình huống

? Tại sao em chọn cách ứng xử đó GV chốt kq: a, b, e

4. Rút kinh nghiệm:

- Điền theo thứ tự: về nhà, màu hồng, cây to, chống nhà

- Gọi HS chia sẻ thông điệp cho các bạn cùng nghe

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. Rèn luyện:

- Hãy nối các tình huống ở cột A vói cách xử lí phù hợp ở cột B

- Đáp án: 1b, 2a, 3d, 4e, 5c.

2. Định hướng ứng dụng:

Làm việc cá nhân:

- Vẽ những đồ vật em cần dùng khi trời mưa.

+ Chúng ta có nên sử dụng ô lúc trời sấm sét không? Tại sao?

C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

- HS đọc truyện

- HS làm bài vào vở

- Cảm xúc trên gương mặt a, b, d, e, g

- Hs trả lời

- HS đọc yêu cầu - HS thảo luận

- HS trả lời, HS nhận xét

- HS đọc tình huống

- HS đánh dấu chọn cách ứng xử của mình

- HS đọc yêu cầu

- HS viết tiếp những từ còn trống vào vở

- HS đọc yêu cầu từng trường hợp - HS nối

- Từng cặp HS thực hành

- Hs vẽ tranh

- Trưng bày, giải thích tại sao lại dùng những đồ vật ấy

- Những nguy hiểm gì có thể xảy ra khi trời mưa to?

- Khi trời mưa to em cần làm gì?

- VN HS thực hành theo yêu cầu.

SINH HOẠT LỚP TUẦN 31 I. MỤC TIÊU

Giúp HS nhận thấy ưu, khuyết điểm của mình để có hướng phát huy mặt tốt, khắc phục những điểm còn tồn tại.

Đề ra phương hướng học tập và rèn luyện trong tuần sau.

Sinh hoạt văn nghệ và chơi trò chơi giúp HS được thư giãn, thoải mái tinh thần và tăng tinh thần đoàn kết cho HS trong lớp.

Rèn kĩ năng điều hành các hoạt động tập thể. Phát huy vai trò tự quản của HS Giáo dục tinh thần tập thể, ý thức thực hiện tốt các nề nếp lớp, ý thức phê và tự phê.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Lớp trưởng điều khiển lớp sinh hoạt:

1. Lớp sinh hoạt văn nghệ.

2. Các tổ trưởng báo cáo về tình hình học tập của tổ mình.

Từng thành viên trong tổ (Số ưu điểm, số khuyết điểm, xếp thứ tự trong tổ) Tổng số ưu điểm, khuyết điểm của cả tổ.

Đề nghị tuyên dương những cá nhân xuất sắc của tổ mình

Ý kiến bổ sung của lớp phó học tập, lớp phó lao động, các cá nhân 3. Lớp trưởng nhận xét chung.

4. GV bổ sung:

4.1. Ưu điểm:

...

...

...

4.2. Khuyết điểm:

...

...

* Bình bầu các tổ làm tốt nhiệm vụ, cá nhân xuất sắc:

Tổ: ...

Cá nhân: ...

5. Kế hoạch tuần tới:

Lớp trưởng nêu phương hướng tuần 32; HS bổ sung GVCN bổ sung

...

...

Một phần của tài liệu Giáo án lớp 4 tuần 31 (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w