Chuyên đề 10 “Xây dựng mối quan hệ trong và ngoài nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển trường tiểu học”

Một phần của tài liệu BAI THU HOACH CHUC DANH NGHE NGHIEP GIAO VIEN TIEU HOC HANG III 1 (Trang 44 - 52)

3. Những kiến thức đã thu nhận được từ các chuyên đề bồi dưỡng

3.10. Chuyên đề 10 “Xây dựng mối quan hệ trong và ngoài nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển trường tiểu học”

(1) Xã hội hoá giáo dục, giáo dục vì xã hội và xã hội vì giáo dục Có khá nhiều các định nghĩa, các quan niệm về xã hội hoá giáo dục.

Xã hội hoá giáo dục là quá trình làm cho hoạt động giáo dục mang tính xã hội, trong đó người giáo dục và người được giáo dục trong mọi hoạt động giáo dục mà họ tham gia, về cả nội dung và phương thức thực hiện, kết quả đạt được đều mang tính xã hội cao.

Xã hội hoá giáo dục là quá trình làm cho các hoạt động mang tính giáo dục của xã hội được huy động vào quá trình giáo dục một cách tích cực, có hiệu quả. xã hội hoá giáo dục cũng có nghĩa là toàn xã hội tham gia giải quyết một cách phù hợp những vấn đề giáo dục đang đặt ra.

Xã hội hoá giáo dục là quá trình mở rộng phạm vi giáo dục, nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục ở quy mô quốc gia, khu vực và quốc tế. Việc coi trọng chăm lo giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hoá... của các tổ chức chính trị - xã hội, các hội, đoàn thể, các thôn xóm, tổ dân phố, cộng đồng dân cư thực chất là xã hội hoá giáo dục, vì các tổ chức này tham gia vào quá trình giáo dục.

Nội dung của xã hội hoá giáo dục:

-Một là, xã hội hoá giáo dục là giáo dục cho toàn xã hội những lí luận cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh một cách thấu đáo về vai trò, nhiệm vụ của giáo dục gắn với vấn đề về con người.

-Hai là, xã hội hoá giáo dục về nội dung, chương trình giáo dục. Nội dung giáo dục cập nhật những vấn đề nóng và mở rộng phạm vi kiến thức. Chương trình giáo dục có sự tham khảo chương trình của nhiều nước tiên tiến trên thế giới, có sự tham gia xây dụng của nhiều chuyên gia, sự góp ý của những nhà giáo dục, các nhà nghiên cứu, giảng dạy, những người có chuyên môn trong các lĩnh vực...

-Ba là, xã hội hoá giáo dục trong hệ thống tổ chức cơ sở giáo dục, cấp học, ngành học, huy động tài chính, kinh phí của toàn xã hội.

xã hội hoá giáo dục là quá trình xây dựng xã hội học tập, mọi người trong xã hội ở mọi lứa tuổi, mọi cương vị đều tự giác, say sưa, có nhu cầu học tập. Đây là xu thế phổ biến mà thế giới hiện nay đang hướng tới. Ở nước ta, hình thức xã hội hoá giáo dục này cần được khuyến khích, có chính sách và cơ chế, chế tài thích hợp để cổ vũ mọi người tự học. Học dưới nhiều hình thức, học những tri thức mới và những tri thức với mình còn thiếu hụt... ở bất cứ điều kiện nào, dưới bất kì hình thức nào.

Nhà trường với sự nghiệp xây dựng xã hội học tập và phát triển các trung tâm học tập cộng đồng

- Thế nào là xã hội học tập?

Xã hội học tập là một môi trường giáo dục, trong đó mọi người đều được cung cấp cơ hội học tập với những thiết chế giáo dục mở, mềm dẻo, linh hoạt, thích ứng với điều kiện học tập của từng người, tùng cơ quan, đơn vị... một môi trường trong đó mọi lực lượng xã hội, mọi tầng lớp xã hội đều tự giác học hành, tích cực tạo ra các cơ hội và điều kiện học tập cho xã hội sao cho cả xã hội trở thành một trường học lớn, mỗi người dân là

một học trò, nhu cầu học luôn được đáp ứng và là nơi cung cấp nguồn nhân lực dồi dào, đa dạng với nhiều trình độ, nhiều năng lực khác nhau đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế trong một môi trường lao động luôn biến đổi dưới sự tác động tiến bộ của khoa học và công nghệ.

Trong xã hội học tập, từ già đến trẻ đều thấy cần phải học và học suốt đời, xem học tập là nhu cầu của cuộc sống, như cơm ăn, áo mặc. Do đó, sinh viên trong một xã hội học tập cần học, học bằng mọi cách: học những gì chưa biết và trau dồi những gì đã học, theo một cách nào đó, ứng dụng nó vào cuộc sống thật cfiũẳsrmực,'th|ftót.'

- Thế nào là trung tẫm học tập cộng đồng?

Trung tâm học tập cộng đồng ra đời dựa trên Quyết định 112/2005/QĐ-TTg, nhằm xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập với tiêu chí cơ bản là tạo cơ hội, điều kiện thuận lợi để mọi người, mọi lứa tuổi và mọi trình độ được học tập suốt đời.

Theo quan niệm của UNESCO, trung tâm học tập cộng đồng là cơ sở giáo dục không chính quy của xã, phường, thị trấn, do cộng đồng thành lập và quản lí nhăm nâng cao chât lượng cuộc sống của người dân và phát triển cộng đồng thông qua việc tạo cơ hội học tập suốt đời của người dân trong cộng đồng. Khác với nhà trường chính quy, ban quản lí và giáo viên của trang tâm học tập cộng đồng là những người tự nguyện, không hưởng lương (có thể có phụ cấp). Hoạt động của trang tâm không bị ràng buộc chặt chẽ bởi thời gian và cho mọi người ở mọi lứa tuổi. Chương trình và phương thức hoạt động linh hoạt, đáp úưg nhu cầu kịp thời của cộng đồng. Có thể nói một cách ngắn gọn rằng:

trang tâm học tập cộng đồng là thiết chế giáo dục không chính quy của cộng đồng, do cộng đồng và vì cộng đồng.

Mục đích của trang tâm học tập cộng đồng là tạo ra cơ hội học tập cho mọi người để nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển nguồn nhân lực cho cộng đồng. Tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu học tập cộng đồng, giáo dục suốt đời cho mọi người.

Trung tâm học tập cộng đồng có 3 chức năng: Giáo dục và huấn luyện, Thông tin và tư vấn, Phát triển cộng đồng.

Ngài Victor Ordoner, Tổng Giám đốc UNESCO khu vực, đã nói: “Trung tâm học tập cộng đồng có thể coi là phát minh quan trọng nhất mà bấy lâu nay thế giới đang tìm kiếm”.

Ngày 06/5/2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo có Công văn sọ 2264/BGDĐT- GDTX về việc tăng cường chỉ đạo các trung tâm học tập cộng đồng hoạt động hiệu quả và phát triển bền vững.

Trong thời gian qua, mạng lưới trung tâm học tập cộng đồng đã tiếp tục phát triển mạnh và rộng khắp trong cả nước, giúp cho hàng chục triệu lượt người được học tập tại các trung tâm với hàng trăm chuyên đề khác nhau về tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội... góp phần giũ' vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân tại các địa phưong và đóng góp vai trò tích cực trong việc xây dựng xã hội học tập tù' cơ sở.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng vẫn còn những hạn chế, tồn tại: một sổ trung tâm học tập cộng đồng hoạt động mang tính hình thức hoặc không có điều kiện tổ chức hoạt động; đội ngũ cán bộ quản lí còn thiếu kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động, giáo viên và báo cáo viên còn thiếu;

tài liệu học tập chưa đù để đáp ứng được yêu cầu học tập của người dân; nguồn thu chưa được khai thác để tổ chức hoạt động; cơ sở vật chất chưa được tận dụng triệt để; các chuyên đề gắn với tùng ngành nghề sản xuất kinh doanh của tùng nhóm đối tượng cụ thể trong cộng đồng chưa được chú trọng.

(2) Xây dựng môi trường giáo dục

Nhà trường là một môi trường đạo đức, cởi mở và thân thiện

-Môi trường đạo đức: nơi đây là chuẩn mực với nhũng quy phạm đạo đức được mọi người chấp nhận và thực thi một cách tự nguyện.

— Cởi mở: mọi người có thể nói những điều mình suy nghĩ mà không lo sợ bất cứ chuyện gì có thể xảy ra, trên tinh thần đóng góp, thiện chí, tích cực.

-Thân thiện: quan tâm chia sẻ tạo một môi trường an toàn, lành mạnh cả về sức klioẻ thể chất và sức khoẻ tinh thần cho mọi người làm việc và học tập. Học sinh coi Mỗi ngày đến trường là một ngày vui, tham gia xây dựng Trường học thẩn thiện, học sinh tích cực.

Xây dựng mối quan hệ đổng nghiệp gắn bó, hợp tác và chia sẻ

Đồng nghiệp cùng chung nhiệm vụ trong sự nghiệp giáo dục cao cả, là những người:

Cùng chung môi trường làm việc, chung mục tiêu phấn đấu, chung những khó khăn, nhọc

nhằn trong nghề nghiệp vinh quang; chung những niềm đam mê về chuyên môn nghiệp vụ... Vì vậy, để sự nghiệp chung có thành tựu tốt nhất, không thể bất hợp tác giữa các đồng nghiệp được.

Mối quan hệ đồng nghiệp trong nhà trường thể hiện ở những quan hệ sau:

- Giữa giáo viên với giáo viên:

Đây là quan hệ đồng nghiệp cơ bản nhất trong trường. Các giáo viên cùng gánh vác công việc chuyên môn, thực hiện trực tiếp nhiệm vụ của năm học nên quan hệ là họp tác, chia sẻ kiến thức, kính nghiệm, nhưng cũng có sự cạnh tranh lành mạnh để vươn tới những thành tựu trong chất lượng giáo dục. Giữa các thế hệ giáo viên còn có sự chuyển giao thế hệ, bồi dưỡng lực lượng kế cận, truyền nghề giữa những người thợ cả (giáo viên lâu năm, giàu kiến thức chuyên môn, giỏi về nghiệp vụ sư phạm, đạo đức chuẩn mực...) với những thợ học. việc (giáo viên tập sự, giáo viên mới ra trường, kinh nghiệm giảng dạy còn non trẻ, kiến thức chuyên môn còn mỏng manh...). Tuy nhiên, đây là sự tác động hai chiều: các thầy cô giáo già tuy có nhiều kinh nghiệm quý báu nhưng cũng không nên giữ quan điểm Sống lâu lên lão làng; Thầy già, con hát trẻ, bảo thủ, cố chấp, mà nên nhìn nhận công bằng thế mạnh của lóp trẻ, khi họ được thừa hưởng nền giáo dục hiện đại, cập nhật nhiều thông tin, có trình độ công nghệ cao hơn hẳn, có khả năng ứng dụng các thành tựu mới nhất vào giảng dạy, có những phương pháp giáo dục mới được tham khảo tù' các nước tiên tiến, chịu khó giao lưu, học hỏi và cầu thị... Thế hệ giáo viên trẻ năng động, sáng tạo, song cũng luôn cần khiêm tốn, tham khảo những gì tốt nhất, phù họp nhất từ kho kinh nghiệm của các thầy, các cô. Trân trọng những giá trị đã có và đã được kiểm chứng, kết họp với những giá trị hiện đại, đó là thái độ đúng đắn nhất mà thế hệ trẻ nên có. Chia sẻ kiến thức, cùng nhau học hỏi những điều hay, không giũ’ kiến thức cho riêng mình trong một xã hội có nhiều kênh thông tin như hiện nay, đồng thời cũng không giấu dốt, thường xuyên có những sinh hoạt khoa học trong tổ bộ môn và liên môn... Đó là những việc làm thiết thực, vừa nâng cao chất lượng chuyên môn, vừa tăng cưòng sự đoàn kết, gắn bó trong tập thể giáo viên của trường.

-Giữa giáo viên với Ban Giám hiệu nhà trường:

Là mối quan hệ giữa người thực hiện nhiệm vụ và người lãnh đạo, quản lí đon vị.

Nhiều người quan niệm đó là quan hệ mâu thuẫn, một bên phải thực hiện công việc, còn

một bên giám sát, soi xét; nhưng nếu quan niệm như vậy là hoàn toàn sai về bản chất. Ban Giám hiệu chịu trách nhiệm về hoạt động tổng thể của trường, tạo môi trường hoàn thiện cho các giáo viên thể hiện tốt nhất khả năng có thể của mình; còn đội ngũ giáo viên là những người trực tiếp thực hiện những hoạt động đó, biến kế hoạch thành hiện thực, tư vấn, tham mưu cho Ban Giám hiệu những mục tiêu mới của trường, những phương pháp mới, những sáng kiến hay... Ban Giám hiệu lắng nghe những ý ldến chia sẻ từ giáo viên, tôn trọng và chắt lọc.

-Giữa giáo viên với cản bộ nhãn viên trong trường:

Cán bộ nhân viên trong trường bao gồm các nhân viên hành chính như bộ phận văn phòng, tài vụ, thủ quỹ, bảo vệ, nhân viên vệ sinh, môi trường... Mặc dù mỗi người mỗi việc, mỗi lĩnh vực hoạt động khác nhau, nhưng đều sống và làm việc trong một môi trường, nếu môi trường đó không trong sạch, lành mạnh thì cũng khó có được những kết quả tốt đẹp. cần sự hợp tác, chia sẻ, tôn trọng lẫn nhau, nhũng nội quy chung trong trường cần được tuân thủ chặt chẽ, tạo môi trường lành mạnh, chan hoà... khiến ai cũng coi ngôi trường là ngôi nhà thứ hai của mình, cùng chăm chút, xây dựng và bảo vệ, vun trồng.

(3) Phát triển quan hệ giữa các trường tiểu học với các bên liên quan

* Phát triển quan hệ với chính quyền các cấp ở địa phương để phát triển nhà trường

Địa phương là địa bàn nơi có trường toạ lạc. Môi trường kinh tế - xã hội - văn hoá của địa phương ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả giáo dục của nhà trường (liên hệ với câu chuyện cổ xưa của bà mẹ Mạnh Tử chuyển nhà gần chợ, gần nghĩa trang đến gần trường, để có những tác động tích cực cho tương lai của con mình).

Chính quyền địa phương có thể có những cơ chế, chính sách giúp đỡ, hỗ trợ, chia sẻ, kết họp với nhà trường, vận động con em đi học và thực hiện tốt nội quy của trường đề ra.

Đây là biểu hiện rõ nhất của tính xã hội hoá trong giáo dục. Nhiều địa phương đã huy động sức người, sức của xây trường lớp cho học sinh, làm nhà công vụ cho giáo viên, mua sắm trang thiết bị cho nhà trường, quan tâm đến đời sống của giáo viên...

Ngược lại, trường tiểu học giúp địa phương nâng cao dân trí, phổ cập tiểu học, nhất là ở những vùng sâu, vùng xa. Đã có nhiều thầy, cô hi sinh tuổi thanh xuân của mình, không quản khó khăn về cả đời sống vật chất lẫn đời sống tinh thần lên vùng cao công tác. Trường có những tác động tích cực lên đời sống văn hoá địa phương, thay đổi những

nếp sống cổ hủ, lạc hậu bằng những nếp sống tiến bộ, hiện đại, có ích hơn cho cuộc sống.

Cán bộ, giáo viên và học sinh trường tiểu học tham gia các hoạt động chung của cộng đồng, trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của địa phương.

* Phát triển quan hệ giữa nhà trường, giáo viên với cộng đổng để nâng cao chất lượng giáo dục

Cả ba thành tố này đều cần xuất phát từ mục tiêu chung, thống nhất, đó chính là giáo dục, dạy dỗ lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng. Bác -Hồ đã nhấn mạnh: Vì lọi ích mười năm trồng cây - Vì lợi ích trăm năm trồng người. Nguyên tắc thứ hai là các bên tôn trọng lợi ích cùng phát triển. Sự tác động tương hỗ chỉ có thể bền vũng khi và chỉ khi nguyên tắc này được tuân thủ nghiêm ngặt. Hiện nay, trong xã hội cạnh tranh khốc liệt, không thể tồn tại nếu chỉ biết đề cao lợi ích của riêng mình. Nhà trường quan tâm đến lợi ích của từng giáo viên, giáo viên chú ý lợi ích chung của cộng đồng, cộng đồng chia sẻ trách nhiệm với nhà trường và giáo viên... đó là cách để mọi thành viên trong mối quan hệ này phát huy tối đa vai trò, khả năng của mình đóng góp vào sự nghiệp chung.

* Quan hệ phối hợp và trách nhiệm giải trình của nhà trường với cha mẹ học sinh

- Moi quan hệ nhà trường - giáo viên - phụ huynh:

Đối với việc giáo dục học sinh tiểu học, mối quan hệ này trở nên đặc biệt quan trọng. Nguyên nhân là do tiểu học là bậc học phổ thông đầu tiên, các em ở độ tuổi tù' 6 đến 11 tuổi, còn chưa tụ’ lập suy nghĩ và vô cùng non nớt, hầu như hoàn toàn phụ thuộc vào người lớn. Thêm nữa, có rất nhiều nguy cơ rình rập các em: các tai nạn có thể trên đường đi học, trong khi đùa nghịch, vui chơi, các tệ nạn như bắt cóc, lạm dụng tình dục..

mà các em không tự phòng ngừa và bảo vệ mình được. Vậy nên, việc kết hợp giữa nhà trường với gia đình chăm lo cho các con là vô cùng cần thiết.

Một lí do nữa, giáo dục bậc tiểu học là giai đoạn đầu đặt những nền móng cơ bản xây dựng nên nhân cách cho học sinh. Các con thời kì này chịu nhiều tác động từ cả gia đình và nhà trường. Neu bất cứ phía nào không quan tâm đầy đủ tới các con, hậu quả sẽ khôn lường. Nhiều nghiên cứu cho thấy một trong những nguyên nhân dẫn đến việc trẻ phạm pháp hoặc những người lớn phạm tội, đó chính là khi còn nhỏ, họ bị thiếu hụt sự quan tâm của gia đình và nhà trường. Hoặc ngược lại, nhiều trường họp trẻ thành công,

Một phần của tài liệu BAI THU HOACH CHUC DANH NGHE NGHIEP GIAO VIEN TIEU HOC HANG III 1 (Trang 44 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w