CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC NGHIỆM
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.6. Ứng dụng phương pháp phân tích, phân tích mẫu thực lấy tại sân bay Biên Hòa
Để bước đầu sơ bộ đánh giá khả năng ô nhiễm dioxin tại sân bay Biên Hòa, Luận văn đã tiến hành phân tích các mẫu lấy tại sân bay biên Hòa thuộc dự án Z9:
“Điều tra, đánh giá mức độ ô nhiễm chất độc hoá học/dioxin do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam tại 7 sân bay và đề xuất các giải pháp xử lý” do Viện Hóa học - Môi trường quân sự chủ trì thực hiện.
2.2.6.1. Đặc điểm địa chất, thổ nhƣỡng
Dự án đã tiến hành khoan 3 lỗ khoan K1, K2, K3 để khảo sát. Kết quả phân tích thổ nhướng như sau:
Tại lỗ khoan K1: độ sâu từ 0 - 0,6 m thành phần lớp chủ yếu là đá 1x2, đất và cát; từ độ sâu 0,6 - 1,3 m là sét pha màu nâu trạng thái cứng; Từ 1,3 - 4,6 m là sét pha nặng màu hồng nhạt, vàng nhạt loang lổ xám trạng thái dẻo cứng đến nửa cứng;
từ 4,5 - 10,2 m là sét pha màu xám xi măng vàng nhạt, xám xanh, nâu; lớp sâu hơn chủ yếu là đá granit nứt nẻ; Chình vì thành phần nhƣ vậy nên khả năng thẩm thấu nước mặt từ trên xuống dưới tương đối yếu do có các lớp sét pha trạng thái nửa cứng ở phía trên làm lớp ngăn thấm nước, nhưng bù lại bề mặt nước áp lực ở lỗ khoan này khá cao xuất hiện ở độ sâu 0,5 - 1,0 m, từ đó chứng tỏ mực nước ngầm ở khu vực này xuất hiện ở độ sâu khá nông và dễ chịu sự ảnh hưởng của nước chảy ngang. Qua tiến hành phân tích chất lượng nước ngầm tại lỗ khoan K1 này cho kết luận, nước tại khu vực này có mùi lạ (có mùi thuốc trừ sâu) có xuất hiện tại độ sâu tới 5 m, hàm lượng clo trong nước khá cao chiếm tới 4,6 mg/l.
Tại vị trí lỗ khoan K2: ở độ sâu từ 0 - 1,8 m thành phần chủ yếu là sét pha nặng màu xám ximăng loang lổ hổng, đỏ. Trạng thái dẻo cứng đến nửa cứng. Từ độ sâu 1,8 - 3,5 m thành phần là sét pha màu xám ximăng loang lổ hồng, đỏ. Trạng thái nửa cứng. Từ 3,5 -13,2 m là cát pha màu xám trắng, vàng nghệ, trạng thái dẻo. Từ độ sâu 13,2 - 15,1m là sét nhẹ xen kẹp cát màu xám đen, xám xanh. Trạng thái dẻo mềm. Từ 15,1 m là đá granit màu xám nứt nẻ. Tầng lớp nước áp lực tồn tại ở độ sâu
Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Nguyễn Thị Phương – K22
tích thành phần nước, nước không có mùi vị gì đặc trưng như ở lỗ khoan K1, hàm lƣợng Cl thấp hơn, chỉ chiếm 2,13 mg/l.
Lỗ khoan K3: ở độ sâu 0 - 0,5 m cát lẫn sỏi đá 4x6, từ 0,5 - 1,8 cát hạt vừa màu vàng, trạng thái chặt vừa. Từ độ sâu 1,8 - 4,5 m sét nhẹ đến sét pha nặng màu xám nhạt, xám ximăng lẫn ít hữu cơ phân bố không đều, trạng thái dẻo mềm. Tại độ sâu 4,0 - 4,5 m gặp lớp hữu cơ màu nâu. Ở độ sâu 4,5- 7,5 m cát pha màu xám lẫn ít hữu cơ phân bố không đều, trạng thái dẻo. Từ 7,5 - 10,8 m sét pha màu xám, trạng thái dẻo mềm đến dẻo cứng. Từ độ sâu 17 m là lớp đá granit màu xám nứt nẻ nhiều dăm, tảng. Phân tích thành phần nước, nước không có mùi vị gì đặc biệt, hàm lượng clo 5,67 mg/L. Tại lỗ khoan này, có xuất hiện nước áp lực dương, và nước bề mặt có khả năng thẩm thấu xuống dưới khá lớn, đặc biệt là về mùa mưa.
Từ những đặc điểm khoan địa chất tại khu vực, ta thấy về mặt địa chất ở khu vực tương đối đồng đều và ổn định về mặt địa chất. Chỉ có thành phần lớp đất bề mặt là khác nhau. Do vậy, đã tiến hành lấy và lựa chọn các mẫu có độ sâu khác nhau theo các tầng bao gồm: từ 0- 0,5m; 0,5 -1,5; 1,5 – 2,5m; 2,5 – 3,5m.
2.2.6.2. Phương pháp lấy mẫu
Hình 1.3: Hình ảnh sơ đồ khu vực ô nhiễm tại sân bay Biên Hòa
Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Nguyễn Thị Phương – K22
- Việc lấy mẫu chỉ thực hiện ở những vị trí nhiễm mà giai đoạn khảo sát thăm dò trước đã xác định được. Cứ 10.000m2 mặt đất, chia thành 16 ô kích thước 25m x 25m, mỗi ô đào một hố có kích thước 2m x 1m x 0,5m và lấy ở đó 3 mẫu đất ở độ sâu từ 0 - 0,5m. Cứ 4 ô đào 1 hố có kích thước 2m x 1m x 3,5m lấy 12 mẫu (3 mẫu ở độ sâu 0 - 0,5m, 3 mẫu ở độ sâu 0,5 - 1,5m, 3 mẫu ở độ sâu 1,5 - 2,5m, 3 mẫu ở độ sâu 2,5 - 3,5m).
Khối lƣợng mỗi mẫu đất là 1,5 - 2,0 kg, mẫu đƣợc đựng trong túi nilon, cho trong hộp nhựa bên ngoài ghi số thứ tự và ký hiệu mẫu. Sau khi lấy mẫu xong hoàn thổ trả lại mặt bằng các vị trí thi công.
Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Nguyễn Thị Phương – K22