ÔN TẬP HỌC KỲ I

Một phần của tài liệu giáo án lớp 3c tuần 17 (Trang 22 - 27)

I. MỤC TIÊU

+ KT: Củng cố lại kiến thức cơ bản về chủ đề con người và sức khoẻ, chủ đề xã hội.

+ KN: Rèn kỹ năng nhạn biết thành thạo về các cơ quan trong cơ thể đã học. Biết cách phòng chống các bệnh cho các cơ quan đó.

- Biết mối quan hệ họ hàng nội ngoại, biết phòng chống cháy khi ở nhà. Biết những hoạt động chủ yếu của nhà trường; biết các cơ sở hành chính, văn hoá.

+ TĐ: Giáo dục HS có ý thức trong học tập, có ý thưc thực hiện quy tắc giữ vệ sinh yêu thiên nhiên, gia đình, trường học, quê hương.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Tranh minh hoạ SGK.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

- Giáo viên nêu các câu hỏi để HS trả lời.

1. Chủ đề: (17 phút) Con người và sức khoẻ:

- Nêu tên các cơ quan trong cơ thể con người mà đã học trong chương trình lớp 3 ? (cho quan sát tranh).

- Mỗi cơ quan đó có chức năng nhiệm vụ gì ? - GV nhận xét chốt lại ý đúng.

- Để cơ quan đó khoẻ mạnh ta phải làm gì ? nêu rõ cách giữ gìn và bảo vệ ?

- GV cho HS làm bài tập sau:

- GV treo bảng phụ: Cho HS đọc đầu bài.

Khoanh tròn vào các câu trả lời đúng:

* Bài 1: Cơ quan hô hấp gồm:

a. Tim, phổi, mũi, hầu, ruột.

b. Mũi, khí quản,phế quản, hai lá phổi.

c. Hai lá phổi, động mạch, tĩnh mạch, hai quả thận.

d. Khí quản, phế quản, hai lá phổi, tuỷ sống.

- GV cho HS làm vở nháp.

- GV cùng hS nhận xét, chữa bài và chốt lại đáp án đúng.

- 1 số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- HS trao đổi nhóm đôi và trả lời trước lớp.

- HS suy nghĩ trả lời, nhận xét.

- HS làm bài, 1 HS lên bảng.

2. Chủ đề: (17 phút) Xã hội.

- Thế nào là gia đình 1,2,3 thế hệ ?

- Chúng ta phải làm gì đối với những người trong họ hàng ?

- Nêu cách phòng tránh cháy khi ở nhà và đi xe đạp an toàn trên đường.

- Theo em những trò chơi nào nguy hiểm và không nguy hiểm ?

- Nêu 1 số hoạt động chủ yếu khi ở trường ? - Nêu tên 1 số cơ quan hành chính, giáo dục y tế, văn hoá ở nơi em đang sống ?

- GV tổng kết lại các kiến thức cần nắm trong mỗi chủ đề.

C. Củng cố dặn dò: (2 phút) - GV nhận xét tiết học.

- 3 HS trả lời, HS khác nhận xét.

- 2 HS trả lời, nhận xét.

- HS trả lời trước lớp, nhận xét, bổ xung.

- HS trao đổi nhóm đôi, đại diện trả lời.

- 3 HS trả lời, nhận xét, bổ sung.

- HS thảo luận nhóm đôi trả lời, các nhóm khác nhận xét bổ xung.

- Về nhà sưu tầm tranh về hoạt động nông nghiệp của tỉnh ta.

--- BD TIẾNG VIỆT

Về Quê Ngoại - Mồ Côi Xử Kiện I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về đọc để hiểu nội dung bài.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và đọc hiểu cho học sinh.

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.

2. Học sinh: Đồ dung học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh

1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

- Phát phiếu bài tập.

2. Các hoạt động chính:

- Hát - Lắng nghe.

- Nhận phiếu.

a. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng (12 phút)

* Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên đưa bảng phụ có viết sẵn đoạn cần luyện đọc:

- Quan sát, đọc thầm đoạn viết.

a) Em về quê ngoại nghỉ hè,

Gặp đầm sen nở mà mê hương trời.

Gặp bà tuổi đã tám mươi, Quên quên nhớ nhớ những lời ngày xưa.

Gặp trăng gặp gió bất ngờ, Ở trong phố chẳng bao giờ có đâu.

Bạn bè ríu rít tìm nhau, Qua con đường đất rực màu rơm phơi.

Bóng tre mát rợp vai người, Vầng trăng như lá thuyền trôi êm đềm.”

b) “Bác nông dân ấm ức:

- Nhưng tôi chỉ có hai đồng.

- Cũng được. - Mồ Côi vừa nói vừa thản nhiên cầm lấy hai đồng bạc bỏ vào một cái bát, rồi úp một cái bát khác lên, đưa cho bác nông dân, nói:

Bác hãy xóc lên cho đủ mười lần. Còn ông chủ quán, ông hãy chịu khó mà nghe.

- Yêu cầu học sinh nêu lại cách đọc diễn cảm đoạn viết trên bảng.

- Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng gạch dưới (gạch chéo) những từ ngữ để nhấn (ngắt) giọng.

- Tổ chức cho học sinh luyện đọc theo nhóm đôi rồi thi đua đọc trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

- Nêu lại cách đọc diễn cảm.

- 2 em xung phong lên bảng, mỗi em 1 đoạn, lớp nhận xét.

- Học sinh luyện đọc nhóm đôi (cùng trình độ). Đại diện lên đọc thi đua trước lớp.

- Lớp nhận xét.

b. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu (15 phút)

* Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên yêu cầu học sinh lập nhóm 4, thực hiện trên phiếu bài tập của nhóm.

- Gọi 1 em đọc nội dung bài tập trên phiếu.

- 1 em đọc to, cả lớp đọc thầm.

Bài 1. Em về quê đã gặp những gì? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng :

A. đầm sen nở; bà tuổi đã tám mươi B. trăng, gió; bạn bè .

C. con đường đất; bóng tre.

D. Tất cả các điều trên.

Bài 2. Những từ ngữ nào dưới đây nói đúng nhất đặc điểm của anh Mồ Côi trong câu chuyện?

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Dũng cảm, tốt bụng.

B. Thông minh, tài trí.

C. Thông minh, chăm chỉ.

- Yêu cầu các nhóm thực hiện và trình bày kết quả.

- Nhận xét, sửa bài.

- Các nhóm thực hiện, trình bày kết quả.

- Các nhóm khác nhận xét, sửa bài.

Bài 1. D. Bài 2. B.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn đọc.

- Nhận xét tiết học.

- Nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài.

- Học sinh phát biểu.

BD TOÁN LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về tính giá trị biểu thức; giải toán có lời văn bằng hai phép tính.

2. Kĩ năng: Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.

3. Thái độ: Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận.

* Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm tự chọn 2 trong 4 bài tập; học sinh khá làm tự chọn 3 trong 4 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.

2. Học sinh: Đồ dung học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh

1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức.

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

2. Các hoạt động rèn luyện:

a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):

- Giáo viên giới thiệu các bài tập, yêu

- Hát

- Lắng nghe.

- Học sinh quan sát và chọn đề bài.

24 : 4 : 2 24 : 4 2 24 : 2 4

12 48 3

cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.

- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.

- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.

- Học sinh lập nhóm.

- Nhận phiếu và làm việc.

b. Hoạt động 2: Ôn luyện (20 phút):

Bài 1. Tính giá trị của biểu thức:

a) 40 x 9 + 40 = ……

=……

b) 100 - 56 : 7 = ……

= ……

c) 75 + 30 x 2 = ……

=……

Kết quả:

a) 40 x 9 + 40 = 360 + 40

= 400 b) 100 - 56 : 7 = 100 - 8

= 92 c) 75 + 30 x 2 = 75 + 60

= 135

Bài 2. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống:

a) 50  5  4 = 30 b) 210 : 7 + 20 = 50 c) 40 + 30  3 = 130 d) 300  100 : 5 = 40

Kết quả:

a) Đ b) Đ c) Đ d) S

Bài 3. Nối biểu thức với giá trị của biểu thức đó:

Bài 4. Bao thứ nhất có 50kg gạo, bao thứ hai có 30kg gạo. Số gạo của cả hai bao này được đổ đều vào các túi, mỗi túi 5kg gạo.

Hỏi có bao nhiêu túi gạo như thế?

Giải Giải

Số gạo trong hai bao là:

...

...

...

...

...

50 + 30 = 80 (kg gạo) Số túi đựng 80 ki-lô-gam gạo là:

80 : 5 = 16 (túi)

Đáp số: 16 túi gạo

c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):

- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài.

- Giáo viên chốt đúng - sai.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.

- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.

- Đại diện các nhóm sửa bài trên bảng lớp.

- Học sinh nhận xét, sửa bài.

- Học sinh phát biểu.

---

Một phần của tài liệu giáo án lớp 3c tuần 17 (Trang 22 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w