Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh HSKT 1. Hoạt động khởi động : - Hát
- Bài cũ : Gọi HS nêu tên các bài đã học.
Nhận xét
- Giới thiệu bài mới : trực tiếp.
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1: Thực hành các bài tập 1-3 (15 ph)
* Mục tiêu : Giúp HS thực hiện tốt bài tập 1, 2, 3.
* Cách tiến hành:
* Bài 1:
- Hãy nêu những hiểu biết của mình về Bác Hồ kính yêu?
- Để bày tỏ lòng kính yêu Bác Hồ chúng ta phải làm gì?
* Bài 2: Xử lí tình huống
Em mượn quyển truyện của bạn và hứa là mai trả bạn, nhưng em bé của em làm rách quyển truyện đó, em sẽ làm gì?
* Bài 3: Bày tỏ ý kiến
- GV phát phiếu bài tập cho HS , yêu cầu đánh dấu + vào ý kiến em cho là đúng.
- Thu nhận xét 1 số phiếu, gọi 1 số hs đọc chữa bài.
- Gv chốt lại lời giải đúng.
a. Hoạt động 1: Thực hành các bài tập 4, 5 (15 ph)
* Mục tiêu : Giúp HS thực hiện tốt bài tập 4, 5.
- HS nêu tên các bài đã học.
- Bác Hồ là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta. Bác hết lòng yêu thương nhân. Đặc biệt nhất là các em thiếu nhi...
- Kính yêu Bác và làm đúng 5 điều Bác dạy.
- 2-3 HS trình bày, lớp nhận xét
- Em sẽ gặp bạn nói rõ sự việc cho bạn biết và xin lỗi bạn. Nếu quyển truyện rách ít em sẽ dán lại. Nếu quyển truyện rách nhiều em sẽ nói với bạn mua quyển mới trả bạn.
- HS nhận phiếu và làm bài:
+ Tự làm lấy việc của mình là quyền của trẻ em.
+ Tự làm lấy việc của trường của lớp phù hợp với khả năng không để người khác nhắc nhở.
+ Chỉ làm những công việc được giao.
+ Việc nào dễ thì làm, việc nào khó thì nhờ bạn.
Có hành vi ứng xử đúng đắn
* Cách tiến hành:
* Bài 4:
Vì sao phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em?
* Bài 5:
Em phải làm gì khi bạn gặp chuyện vui, buồn?
4. Củng cố, dặn dò
- Thực hành các chuẩn mực đạo đức đã học.
- Vì ông bà sinh ra cha mẹ, cha mẹ sinh ra ta và nuôi dạy ta nên người. Nên chúng ta phảt biết ơn, kính trọng, chăm sóc ông bà ,cha mẹ, anh chị em.
- Khi vui em đến chúc mừng và chia sẻ cùng bạn. Khi buồn em an ủi, động viên bạn.
...
Thủ công
CẮT, DÁN CHỮ I, T ( Tiết 1) I – MỤC TIÊU
- Biết cách kẻ, cắt, dán chữ I, T.
- Kẻ, cắt, dán được chữ I, T. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng.
- Với học sinh khéo tay :
- Kẻ, cắt, dán được chữ I, T. Các nét chữ thẳng và đều nhau. Chữ dán phẳng.
- Giáo dục học sinh thích cắt, dán chữ.
* HSKT: Biết cắt hình chữ nhật II - GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ.
1.Giáo viên :
- Mẫu chữ I, T cắt đã dán và mẫu chữ I, T cắt từ giấy màu để rời, chưa dán.
- Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ I, T.
- Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo thủ công, hồ dán.
2. Học sinh : Giấy nháp , thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của GV Hoạt động của HS HSKT
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng của học sinh.2’
- Giáo viên nhận xét.
2. Bài mới: 30’.Giới thiệu bài. – Ghi đề.2’
Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét
- Giáo viên giới thiệu chữ I, T.
- Em thấy nét chữ như thế nào?
- Học sinh quan sát , nhận xét.
- Nét chữ rộng 1 ô.
- Chữ I, T có nửa bên trái và nửa bên
- HS thực hành cắt hình chữ nhật
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu.
Bước 1: Kẻ chữ I, T.
- Lật mặt sau tờ giấy thủ công, kẻ cắt hai hình chữ nhật. Hình chữ nhật thứ nhất có chiều dài 5 ô, rộng 1 ô; hình chữ nhật thứ hai có chiều rộng 3 ô, dài 5 ô.
- Muốn kẻ được chữ T ta làm thế nào?
Bước 2: Cắt chữ T
- Cắt chữ I theo đường kẻ ô với kích thước quy định.
Muốn cắt được chữ T ta làm thế nào?
Bước 3: Dán chữ I, T
- Dán chữ I, T thế nào cho đẹp?
- Muốn các chữ dán được phẳng ta đặt tờ giấy nháp lên trên chữ vừa dán để miết cho phẳng (H. 4).
- Giáo viên tổ chức cho học sinh tập kẻ, cắt chữ I, T trên giấy nháp.
- Giáo viên theo dõi, uốn nắn - Nhận xét một số bài
phải giống nhau. Nếu gấp đôi chữ I, T theo chiều dọc thì nửa bên trái và nửa bên phải của chữ I, T trùng khít nhau.
- Chữ I có chiều dài 5 ô, rộng 1 ô (H.
2a)
- Chữ T có chiều dài 5 ô, rộng 3 ô.
Đánh dấu hình chữ T sau đó kẻ chữ T theo các điểm đã đánh dấu như hình 2b.
Gấp đôi hình chữ nhật đã kẻ chữ T (H. 2b) theo đường dấu giữa, cắt theo đường kẻ nửa chữ T, bỏ phần gạch chéo (H.3a). Mở ra được chữ T như chữ mẫu (H. 3b).
Kẻ một đường chuẩn, sắp xếp chữ cho cân đối trên đường chuẩn.
- Bôi hồ vào mặt kẻ ô và dán chữ vào vị trí đã định.
- Học sinh thực hành kẻ, cắt chữ I, T trên giấy nháp.
...
BỒI DƯỠNG TIẾNG VIỆT MỞ RỘNG VỐN TỪ : QUÊ HƯƠNG I- MỤC TIÊU
1. Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ quê hương.
2. Củng cố mẫu câu Ai là gì ?
*HSKT: nêu được 1 số từ cùng nghĩa quen thuộc.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- 4 phiếu khổ to kẻ sẵn bảng ở BT1 kèm theo 3 bộ phiếu ghi các từ ngữ ở BT1 để HS thi xếp từ ngữ theo nhóm.
- Bảng lớp kẻ bảng của BT3 (2 lần) III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS HSKT
1- Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu.
2- Hướng dẫn làm bài tập. (35 phút)
* Bài tập 1 : Chọn các từ ngữ trong ngoặc điền vào chỗ trống thích hợp : Gv treo bảng phụ.
- GV dán 4 tờ phiếu lên bảng, mời 4 HS thi làm bài đúng, nhanh.
- GV cùng cả lớp nhận xét, xác định LG đúng.
a) Ai sinh ra và lớn lên mà chẳng có một quê hương.
b) Việt Nam - đất nước của những con người không bao giờ chịu khuất phục – luôn tự hào về truyền thống bốn nghìn năm lịch sử vẻ vang của mình.
c) Hà Nội là nơi chôn rau cắt rốn của tôi.
d) Lá cờ Tổ quốc đang phấp phới tung bay trong gió.
* Bài tập 2 : Khoanh tròn chữ cái trước những từ ngữ có thể đứng liền sau quê hương trong câu:
a) thân thiết b) yêu dấu c) ngọt bùi d) tươi đẹp
* Bài tập 3 : Khoanh tròn chữ cái trước những thành ngữ nói về quê hương :
a) Quê hương bản quán b) Quê cha đất tổ
c) Giang sơn gấm vóc d) Nơi chôn rau cắt rốn e) Non xanh nước biếc LG : Chọn ý a, b, d.
* Bài tập 4 : Tìm các câu được viết theo mẫu Ai làm gì ? ; Chỉ rõ bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ai ? hoặc Làm gì ?
Tôi kéo Trinh vào ngồi giữa đám bạn bè.
Trinh mở chiếc lẵng mây nhỏ, thận trọng lấy ra mấy bông hồng vàng. Tất cả đều
* 1 HS đọc yêu cầu, lớp theo dõi.
- HS làm bài vào VBT.
- 3 HS thi làm bài đúng, nhanh.
* 1 HS đọc yêu cầu, lớp theo dõi.
- HS làm bài, nêu kết quả.
- HS giải thích sự lựa chọn của mình, đặt câu để minh hoạ.
* 1 HS đọc yêu cầu, lớp theo dõi.
- HS làm bài, nêu kết quả.
- HS giải thích sự lựa chọn của mình.
* 1 HS đọc yêu cầu, lớp theo dõi.
- HS làm bài , 2 HS lên bảng.
- HS đọc lại.
sửng sốt reo lên. Cái Thanh vội cầm lấy chiếc cốc chạy đi múc nước. Mấy bạn khác cũng xúm lại trầm trồ ngắm...
- GV cùng HS chữa bài.
C- CỦNG CỐ DẶN DÒ: (1 phút)
...