CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Một phần của tài liệu Xây dựng mạng xã hội trên nền tảng blockchain (Trang 30 - 34)

Chương này sẽ trình bày về các cơ sở lý thuyết nền tảng cần thiết trong luận văn bao gồm: mạng xã hội, blockchain, các smart contract và các ứng dụng phi tập trung (dApp).

2.1. Mạng xã hội

Nhìn chung, mạng xã hội tập trung vào các mối quan hệ giữa các thực thể trong mạng xã hội đó [18]. Các mối quan hệ này có thể được thể hiện thành một mạng (network). Ví dụ, sự giao tiếp giữa các thành viên trong một nhóm (gia đình, bạn bè hoặc hàng xóm), các mối quan hệ kinh tế giữa các tập đoàn, hay liên minh giữa các quốc gia… [4] (tham khảo Hình 2-1: Mạng xã hội.)

Hình 2-1: Mạng xã hội.

Nhờ có các mạng xã hội mà sự tương tác giữa các thành viên trong mạng trở nên hiệu quả và dễ dàng hơn, tuy nhiên chỉ trên cùng một mạng. Ví dụ, những người sử dụng mạng Facebook không thể đăng bài hoặc bình luận trên Twitter và ngược lại.

Mạng xã hội ra đời và phát triển rất nhanh (năm 2011, Google liệt kê có 52 triệu kết quả được trả về với từ khoá “social networks” [4]).

Trong quá khứ, dữ liệu của các mạng xã hội đều được lưu dưới dạng tập trung (centralization), ví dụ, Twitter, Linkedin, Facebook… Nhưng gần đây, dữ liệu của người sử dụng đang được lưu với xu hướng phi tập trung (decentralization), ví dụ, Steemit, Nexus, diaspora*… Vì lưu dữ liệu người sử dụng theo dạng phi tập trung có nhiều lợi ích hơn so với tập trung đối với các mạng xã hội.

Cần phân biệt giữa mạng xã hội (social networks) với truyền thông xã hội (social media). Nhìn chung, truyền thông xã hội là các dịch vụ, có một số tính năng phổ biến

17

ví dụ like, bình luận, chia sẻ… và cũng kết nối nhiều người tại một thời điểm. Truyền thông xã hội gồm Social News, Social Sharing, Social Networks, and Social Bookmarking. [16]

Social News (Digg, Sphinn, Newsvine…) giúp người sử dụng đọc tin tức, bình luận, bình chọn. Social Sharing (Flickr, Snapfish, YouTube…) được dùng để tạo và chia sẻ video, hình ảnh. Social Networks (Facebook, LinkedIn, MySpace, and Twitter…) dùng để kết nối, chia sẻ thông tin… Social Bookmarking (Delicious, Faves, StumbleUpon, BlogMarks, and Diigo…) dùng để chia sẻ và lưu trữ các trang web khi người sử dụng thích hoặc cho mục đích khác. [16]

2.2. Blockchain

Blockchain (chuỗi khối), tên ban đầu blockchain là một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin trong các khối thông tin được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thời gian. Mỗi khối thông tin đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết tới khối trước đó, kèm một mã thời gian và dữ liệu giao dịch. Blockchain được thiết kế để chống lại việc thay đổi của dữ liệu: Một khi dữ liệu đã được mạng lưới chấp nhận thì sẽ không có cách nào thay đổi được nó [8] [13] [17] Hình 2-2: Minh họa blockchain, block màu xanh là block ban đầu (genesis block), chuỗi chính (main chain) màu đen, và chuỗi phụ màu tím.

Blockchain được đảm bảo nhờ cách thiết kế sử dụng hệ thống tính toán phân cấp với khả năng chịu lỗi byzantine cao. Vì vậy sự đồng thuận phân cấp có thể đạt được nhờ blockchain. Vì vậy blockchain phù hợp để ghi lại những sự kiện, hồ sơ y tế, xử lý giao dịch, công chứng, danh tính và chứng minh nguồn gốc. Việc này có tiềm năng giúp xóa bỏ các hậu quả lớn khi dữ liệu bị thay đổi trong bối cảnh thương mại toàn cầu [8] [17].

2.3. Smart contracts

Hợp đồng thông minh là các khối để xây dựng nên các ứng dụng phi tập trung.

Một hợp đồng thông minh tương đương với một chương trình nhỏ mà bạn có thể tin tưởng với một đơn vị giá trị và quản lý giá trị đó [1] [8] Hình 2-3: Minh họa về vai trò của Smart contracts.

18

Hình 2-2: Minh họa blockchain, block màu xanh là block ban đầu (genesis block), chuỗi chính (main chain) màu đen, và chuỗi phụ màu tím.

Hình 2-3: Minh họa về vai trò của Smart contracts.

Ý tưởng cơ bản đằng sau hợp đồng thông minh là sự quản lý bằng khế ước đối với một giao dịch giữa hai bên liên quan hay nhiều hơn có thể được xác minh bằng thứ tự thông qua chuỗi khối, thay vì thông qua một quan tòa tập trung [1] [8].

Không cần phải dựa vào một quyền lực tập trung khi mà hai hay nhiều bên tham gia có thể đồng thuận lẫn nhau, và khi họ có thể đưa ra các điều khoản và thực thi sự đồng thuận bằng chương trình và các điều kiện, tiền sẽ được chuyển tự động khi hoàn thành một số dịch vụ [1] [8].

19 2.4. Ứng dụng phi tập trung (dApp)

Khác với các ứng dụng tập trung (centralized applications), các ứng dụng phi tập trung (DApp, dApp, Dapp, or dapp) chạy trên mạng P2P vì các ưu điểm của mạng P2P. Ví dụ: BitTorrent, Popcorn Time, BitMessage… [1]

Một ứng dụng phi tập trung trên nền blockchain là một chương trình máy tính chạy trên hệ thống phân tán (distributed computing system). Các dApp thường được xem như là các hợp đồng thông minh với cơ sở dữ liệu là các bảng ghi phân tán (distributed ledger technologies). [5] Hình 2-4: Minh họa một ứng dụng dApp.

Khác với các ứng dụng Web2, các ứng dụng Web3 cần phải kết nối với blockchain thông qua một ứng dụng đặc biệt gọi là “wallet”. Wallet lưu trữ các dòng về private key và về các địa chỉ công khai của các người sử dụng. Các địa chỉ công khai (blockchain addresses) này là quy nhất và dùng để xác định người dùng. [5]

Hình 2-4: Minh họa một ứng dụng dApp.

20

Một phần của tài liệu Xây dựng mạng xã hội trên nền tảng blockchain (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)