CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LƯỚI ĐIỆN VÀ TÌNH HÌNH CUNG CẤP ĐIỆN TỈNH HẬU GIANG
1.2 Tổng quan về lưới điện tỉnh Hậu Giang
1.2.2 Lưới điện phân phối trung hạ thế và trạm phân phối
Đặc điểm phụ tải tỉnh Hậu Giang chủ yếu là phụ tải thắp sáng sinh hoạt và công nghiệp. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, nhu cầu phụ tải trong tỉnh cũng tăng nhanh trong các năm qua, tốc độ tăng trưởng bình quân 2011- 2018 là 11,1%.
1.2.2.1 Đường dây trung thế:
Tổng chiều dài của các đường dây trung thế trên địa bàn tỉnh tính đến cuối tháng 12/2018 là 1.640,748km, hiện đang vận hành ở cấp điện áp duy nhất là 22kV.
Toàn bộ lưới điện trung thế phân phối trên địa bàn tỉnh là lưới điện trên không, vận hành theo chế độ trung tính nối đất trực tiếp thuộc hệ 3 pha 4 dây và 1 pha 2 dây. Do đặc điểm của tỉnh là khu vực nông thôn chiếm phần lớn nên lưới điện trung thế 1 pha chiếm số lượng chủ yếu trong hệ thống điện phân phối.
Kết cấu đường dây chủ yếu đi trên trụ BTLT cao từ 12 đến 16m, sử dụng dây dẫn có tiết diện từ 50mm2đến 240mm2. Dây dẫn được đỡ trên xà thép có chiều dài 2,4m,, các dây được bố trí nằm ngang khoảng cách pha 0,64m.
Đặc điểm quan trọng của mạng điện phân phối trên địa bàn đó là có cấu trúc hình tia, các trục chính có kết nối mạnh vòng kín nhưng thường vận hành hở nhằm hỗ trợ chuyển nguồn qua lại giữa các phát tuyến.
Đểphân đoạn lưới phân phối nhằm nâng cao độtin cậy, giảm thời gian gián đoạn cung cấp điện ngoài các thiết bị đóng cắt bảo vệ cách ly như dao cách ly, cầu dao phụ tải FCO, LBS còn sửdụng một số thiết bịtự động đểđóng cắt bảo vệ loại trừ khu vực sự cố như: dao cách ly tự động LBFCO, máy cắt tự động đóng lại (Recloser) v.v..
Bảng 1.3Đặc điểm kỹ thuật các tuyến trục chính trung áp Stt Tên trạm/tuyến Dây dẫn Chiều dài
trục chính (km)
(MW)Pmax
Tỷ lệ mang tải
(%)
Ghichú I Trạm 110kV Vị Thanh
1 Tuyến 471VT AXV 240 16,7 7,1 34,91
2 Tuyến 473VT AC 240 16,6 3,3 16,22
3 Tuyến 475VT AXV 240 11,7 6,2 30,49
4 Tuyến 477VT A 240 22,5 11,5 56,55
5 Tuyến 479VT A 240 26,9 7,9 38,85
II Trạm 110kV Long Mỹ
1 Tuyến 472LM AC185 4,9 10,6 62,35
2 Tuyến 474LM AC185 16,5 6,6 38,82
3 Tuyến 476LM AC185 23,3 5,4 31,76
III Trạm 110kV ChâuThành
1 Tuyến 474CH AXV 185 7,8 5,5 32,35
2 Tuyến 473CH AXV 240 18,5 10,9 53,6
3 Tuyến 475CH AXV 185 17,3 14,1 82,94
4 Tuyến 472CH ACX 185 26,0 8,7 51,17
IV Trạm Phụng Hiệp
1 Tuyến 472PH ACX 185 17,2 11,3 66,47
2 Tuyến 473PH AXV 185 4,5 10,3 60,58
3 Tuyến 476PH AXV 185 12,5 10,7 62,94
Stt Tên trạm/tuyến Dây dẫn Chiều dài trục chính
(km)
(MW)Pmax
Tỷ lệ mang tải
(%)
Ghichú V Trạm Phú Xuân
Tuyến 473PX
– Cấp điện về KCN Sông Hậu và kết nối mạch vòng với tuyến 477HP Cần Thơ
AC185 5,103 9,9 58,23
Tuyến 475PX
– Cấp điện về KCN Sông Hậu và kết nối mạch vòng với tuyến 479HP Cần Thơ
AC185 5,119 14,7 86,47
Tuyến 477PX– Cấp điện cho các phụ tải về phía Cái Côn giáp ranh huyện Kế Sách Sóc Trăng và kết nối mạch vòng với tuyến 474CT qua nhánh rạch Ba Bụi
AC185 3,974 1,60 9,41
1.2.2.2 Trạm biến áp phân phối:
Tổng số trạm biến áp phân phối trên địa bàn tỉnh Hậu Giang tính đến tháng 12/2018 là 2.869 trạm với tổng dung lượng là 351.456kVA.. Toàn bộ các trạm biến áp đều đang vận hành ở cấp điện áp 22/0,4kV (trạm 3 pha) hoặc 12,7/0,22kV (trạm 1 pha).
Về kết cấu trạm: chỉ có loại trạm ngoài trời, bao gồm các loại trạm trên nền, trên giàn và treo trên trụ, tất cả đều được đấu rẽ nhánh.
Các trạm trên nền thường có công suất lắp đặt khá lớn, cao nhất là trạm 2.000kVA. Trạm trên giàn thường lắp đặt các máy biến áp có công suất từ 160kVA đến 560kVA. Loại trạm treo trên cột được sử dụng để phục vụ các phụ tải nhỏ. Các trạm thường lắp đặt theo sơ đồ gồm có FCO và thiết bị chống sét.
Các trạm phục vụ ánh sáng sinh hoạt phần lớn có gam công suất quá nhỏ (từ 15 đến 50kVA) nên thường xuyên phải tăng cường công suất bằng cách gắn thêm máy mới.
Ở nông thôn, phần lớn các trạm biến áp là 1 pha nên chỉ phục vụ được nhu cầu ánh sáng sinh hoạt cho nhân dân. Nguyên nhân trạm biến áp 1 pha ở nông thôn chiếm tỷ trọng lớn là do vốn đầu tư bị hạn chế nên trong các năm qua mới chỉ chú trọng đến mục tiêu cấp điện đến các hộ dân để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt.
Hình 1.3 Trạm biến áp 1 pha ở nông thôn 1.2.2.3 Đường dây hạ áp:
Tổng chiều dài đường dây hạ thế trên địa bàn tỉnh Hậu Giang có đến tháng 12/2018 là 2.991,899.
Lưới điện hạ thế có cấp điện áp 220/380V (loại 3 pha) và 220V (loại 1 pha).
Lưới hạ thế 3 pha chiếm tỷ lệ rất nhỏ và chỉ có ở khu vực nội thành và 1 số thị trấn, còn lại phần lớn là lưới 1 pha. Bán kính cấp điện của lưới hạ thế do Công ty Điện lực quản lý ở nội thị từ 300-500m và ở nông thôn từ 800-1200m. Nhìn chung lưới điện hạ thế cơ bản đạt yêu cầu về kỹ thuật và vận hành.
Trụ hạ thế sử dụng loại trụ bê tông ly tâm có chiều cao từ 7,5m đến 10,5m tuy nhiên một số khu vực lưới điện xây dựng từ lâu còn trụ bê tông vuông. Dây dẫn là cáp nhôm bọc PVC, hoặc cáp nhôm LVABC.
Lưới hạ áp cũng có dạng hình tia, được bảo vệ đầu nhánh bằng MCCB.
Bảng 1.4Bảng tổng hợp khối lượng lưới điện tỉnh Hậu Giang đến năm 2018
TT Hạng mục Đơn vị Khối lượng Ghi chú
I Đường dây
1 Đường dây 110kV km 187,92
2 Đường dây 22kV km 1.640,748
Trong đó: - 3 pha km 784,089
- 1 pha km 856,659
3 Đường dây hạ thế km 2.991,889
Trong đó: - 3 pha km 113,545
- 1 pha km 2.878,344
II Trạm biến áp
1 Trạm 110kV
- Số trạm trạm/máy 5
- Dung lượng MVA 290
2 Trạm phân phối
- Số trạm trạm 2.869
- Dung lượng kVA 351.456
Trạm 3 pha 22/0,4kV trạm 813
kVA 267.432
Trạm 1 pha 2,7/0,22kV trạm 2.056
kVA 84.023
III Thiết bị trên lưới
- LBS bộ 51
- Máy cắt/recloser bộ 52
- Tụ bù trung thế bộ/kVAr 43/20.700