Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Tổng quan về thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai theo luật đất đai 2013 (Trang 47 - 55)

CHƯƠNG 2 THỦ TỤC HÒA GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THỰC TIỄN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

2.3.2 Một số kiến nghị

− Kiến nghị về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Pháp luật luôn là trụ cột cơ bản của tất cả mọi quốc gia. Vì vậy việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật luôn là vấn đề được sự quan tâm đặc biệt của các quốc gia, ở Việt nam việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật nói chung, pháp luật về

hoạt động hòa giải tranh chấp đất đai nói riêng cũng cần được quan tâm sâu sắc, nâng cao tính chặt chẽ, phù hợp với sự phát triển xã hội và bám sát thực tế.

Pháp luật phải công khai, tuyên truyền đối với người dân. Việc xây dựng, ban hành và thực hiện pháp luật phải được tiến hành công khai, sau khi ban hành pháp luật phải được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi công dân dễ dàng truy cập, tạo điều kiện cho mọi công dân đều có thể tiếp cận pháp luật từ đó hiểu rõ các quyền và lợi ích hợp pháp của bản than khi tiến hành tham gia hòa giải.

Pháp luật sâu sát thực tế và có tính dự đoán cao. Đặc tính quan trọng của pháp luật là tính công bằng, đi sát thực tế do đó pháp luật phải bám sát thực tế đời sống của xã hội, không được rời xa thực tế, mang tính biểu trưng nhưng lại không thể áp dụng. Vì thế việc hoàn thiện pháp luật nói chung, các quy định về hòa giải tranh chấp đất đai nói riêng là hết sức cần thiết, để góp phần vào việc xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền, Xã Hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Để có một hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh về hòa giải tranh chấp đất đai vừa đáp ứng được yêu cầu tất yếu của xã hội hiện tại cũng như trong tương lai trên địa bàn cả nước. Trước hết chúng ta cần nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định của pháp luật về hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai, thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải trong phạm vi địa bàn hẹp hơn, trên cơ sở đó đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích cho công dân là việc làm có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn hiện nay.

+ Thứ nhất, nâng cao vị thế, vai trò và mở rộng phạm vi áp dụng của hoạt động hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai: Trên thực tế khi các mâu thuẫn, tranh chấp đất đã và đang không ngừng tăng lên trong các cộng đồng dân cư thì việc cần làm cấp thiết của các cơ quan quản lý nhà nước là nâng cao vị thế, vai trò và mở rộng phạm vi áp dụng của hoạt động hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai.

Bởi một khi hoạt động hòa giải được áp dụng rộng rãi sẽ dẫn đến hệ quả tất yếu là nhiều mâu thuẫn phát sinh trong cộng đồng dân cư, xã hội được giải quyết. Gánh nặng trong việc thực hiện các công việc để giải quyết các tranh chấp của cơ quan chức năng nhà nước được giải tỏa. Đây chính là mục đích mà không những các cơ quan chức năng nhà nước hướng đến mà còn nhân dân, đặc biệt là những đương sự tham gia tranh chấp cũng được hưởng lợi rất nhiều.

+ Thứ hai, nâng cao chất lượng của hoạt động hòa giải, qua đó nhằm tăng tỷ lệ hòa giải thành: Mục tiêu quan trọng nhất của Hòa giải là nhằm tăng tỷ lệ hòa giải thành, qua đó giữ gìn tình làng, nghĩa xóm, đoàn kết cộng đồng, phòng ngừa vi

phạm pháp luật và tội phạm thông qua việc phát hiện và giải quyết tận gốc những mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ, góp phần ổn định trật tự xã hội ở địa bàn dân cư, tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp chính quyền tăng cường công tác quản lý xã hội ở cơ sở nói riêng và các cấp chính quyền nói chung. Bên cạnh đó, tỷ lệ hòa giải thành cao sẽ góp phần hạn chế đơn thư khiếu kiện trong nhân dân, giảm bớt tình trạng khiếu nại đến Tòa án nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước, tiết kiệm thời gian, chi phí của cơ quan nhà nước và công dân.

+ Thứ ba, luật hoá các quy định về hòa giải tranh chấp đất đai cho phép nhà nước tham gia vào hoạt động này: Trong bất kỳ xã hội nào sự tham gia quản lý, điều hành của nhà nước đều đóng vai trò quan trọng và then chốt góp phần ổn định trật tự xã hội và phát triển đất nước. Theo đó việc luật hóa các quy định về hòa giải tranh chấp đất đai cho phép nhà nước tham gia vào hoạt động này là việc làm cần thiết nhằm bảo đảm tính khách quan cũng như yếu tố “sức nặng” trong việc thực thi pháp luật về hòa giải trên thực tế.

+ Thứ tư, xu hướng các tranh chấp gia tăng, mâu thuẫn, bất đồng ngày càng lớn là nguyên nhân của sự bất ổn định trật tự, xã hội. Pháp luật với sức mạnh riêng có, hiện thực hóa giải pháp sẽ góp phần quan trọng trong việc ngăn ngừa, giảm tải các tranh chấp đất đai: Thực tế cho thấy, tranh chấp đất đai là một trong những tranh chấp xảy ra phổ biến và rất phức tạp. Rất khó để hạn chế tranh chấp, mà khi tranh chấp xảy ra rồi thì làm thế nào để hòa giải nó là vấn đề được nhiều cấp chính quyền quan tâm. Những tranh chấp đất đai xảy ra ảnh hưởng lớn đến mọi mặt đời sống của nhân dân. Vì vậy, đòi hỏi phải có một biện pháp giải quyết tranh chấp đất đai một cách mềm dẻo, linh hoạt vừa giải thích được cho các bên tranh chấp hiểu quyền và nghĩa vụ của mình, vừa là bước đầu tìm hiểu nội dung tranh chấp của các bên, hướng các bên đi đúng hướng, đúng với nguyện vọng và yêu cầu của các bên tranh chấp; đồng thời giảm tải cho các cơ quan liên quan trong việc giải quyết tiếp theo. Từ đó, hòa giải tranh chấp đất đai sẽ trở thành lựa chọn cần thiết và quan trọng trong tiến trình giải quyết tranh chấp của các bên. Hòa giải tranh chấp đất đai tạo động lực phát triển cho xã hội vì tạo bình yên trong cuộc sống về nguyên tắc, hòa giải coi như tất cả cùng thắng, có lợi cho các bên tranh chấp đất đai về cả tinh thần và vật chất. Nâng cao vai trò và chất lượng quy định hòa giải trong tranh chấp đất đai trở thành một yêu cầu tất yếu, khách quan và là một vấn đề cần được quan tâm và hoàn thiện hơn nữa để hòa nhập với pháp luật thế giới, xuất phát từ truyền thống lâu đời của dân tộc và thực tiễn xét xử các tranh chấp đất đai.

Kiến nghị về việc tăng cường năng lực người tiến hành tố tụng tại tòa án:

Yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng và quyết định mọi vấn đề. Quy định của pháp luật cho dù đúng đắn và chặt chẽ nhưng người tiến hành tố tụng không đủ về số lượng, không đáp ứng được yêu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực, tinh thần trách nhiệm công tác trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế thì quy định đó cũng khó có thể phát huy hiệu quả. Để đảm bảo quy định về hoạt động hòa giải tranh chấp đất đai tại Tòa án được thi hành nghiêm túc và hiệu quả cần phải tiếp tục xây dựng đội ngũ Thẩm phán đáp ứng được nhu cầu thực tiễn trong điều kiện này.

− Kiến nghị về việc tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa Tòa án và các cơ quan có thẩm quyền về đất đai:

Thực tiễn cho thấy có rất nhiều trường hợp các cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ dựa trên các tư liệu mà người yêu cầu cung cấp và sự cam đoan của họ để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Từ đó dẫn tới việc cấp đất có ranh giới chồng chéo, lấn chiếm diện tích,… Đến khi vụ án được Tòa án thụ lý thì các cơ quan cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thoái thác trách nhiệm không có tinh thần hợp tác, hỗ trợ Tòa án giải thích vấn đề để các đương sự có thể thấu hiểu, tạo tiền đề giải quyết vụ án được nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, chi phí cho các bên, tạo sự minh bạch công khai theo tinh thần của pháp luật.

Hoặc trong trường hợp dù các cơ quan nhà nước có tinh thần hợp tác, liên kết tuy nhiên do việc giải quyết một vụ án tranh chấp đất đai rất phức tạp và tốn nhiều thời gian, thì các cơ quan có thẩm quyền lại không có đủ nguồn nhân lực để hỗ trợ, thời gian hòa giải gấp rút không kịp ủy quyền cho cán bộ tham gia hòa giải dẫn đến việc hòa giải tại Tòa án gặp rất nhiều khó khăn.

Nhằm hạn chế sự thiếu đồng bộ hợp tác, tác giả cho rằng các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần có sự liên kết chặt chẽ, phối hợp nhanh chóng, chính xác và kịp thời với Tòa án để hòan thiện công tác tố tụng tại Tòa án nói chung và hòa giải tranh chấp đất đai nói riêng được thuận lợi nhanh chóng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Tranh chấp đất đai là loại hình tranh chấp đa dạng về tính chất và mục đích, phong phú về loại hình và có xu hướng ngày càng phức tạp. Nếu việc giải quyết tranh chấp không được giải quyết triệt để, dứt điểm, công bằng và khách quan, chúng có tác động và ảnh hưởng lớn không chỉ đối với các bên tranh chấp mà còn ảnh hưởng tới kinh tế, chính trị, xã hội, tới Nhà nước với vị thế là đại diện chủ sở hữu đối với đất đai. Nhận thấy sự tác động và ảnh hưởng đó, pháp luật đất đai qua các giai đoạn hình thành và phát triển đều coi trọng yếu tố hòa giải tranh chấp đất đai, coi đây là phương thức giải quyết có ý nghĩa lớn về kinh tế, chính trị, trật tự an toàn xã hội. Theo đó, pháp luật đất đai và pháp luật tố tụng dân sự hiện hành đều ghi nhận hòa giải là phương thức và là yêu cầu bắt buộc đối với cả trong tố tụng và ngoài tố tụng và coi đây là phương thức được ưu tiên đầu tiên trong tiến trình giải quyết các tranh chấp đất đai.

Trên cơ sở nghiên cứu quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai bằng biện pháp giải hòa, trong những năm qua, công tác hòa giải các tranh chấp đất đai tiền tố tụng và tại Tòa án đã đạt được những kết quả đáng khích lệ và ngày càng được quan tâm.

Khóa luận đã phân tích đánh giá các qui định về thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai từ giai đoạn hòa giải tiền tố tụng đến giai đoạn hòa giải trong tố tụng, đánh giá được điểm khác biệt của hòa giải tranh chấp đất đai tự nguyện và tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

Khóa luận cũng đã phân tích và luận giải các qui định về hòa giải tranh chấp đất đai tại Toà án, ý nghĩ của các qui định trên đối với việc thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai trên thực tế.

Kết quả nghiên cứu lý luận về nội dung các qui định của pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai là cơ sở quan trọng để khóa luận đưa ra những đề xuất, kiến nghị sau khi đã tổng kết về thực tiễn của tranh chấp đất đai.

TỔNG KẾT

Vấn đề hòa giải tranh chấp nói chung hay hòa giải tranh chấp đất đai nói riêng đã được nhiều học giả nghiên cứu và đưa ra bàn luận rất nhiều. Trong phạm vi khóa luận, tác giả đã cố gắng làm sáng tỏ các vấn đề lý luận cơ bản nhất về thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai, đồng thời phân tích một số nội dung quy định của Luật Đất đai về thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai để thấy được những kết quả đã đạt được cũng như những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng để từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm tìm ra những giải pháp hoàn thiện. Sau một thời gian nghiên cứu tác giả rút ra một số kết luận sau:

Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai là một thủ tục quan trọng có liên quan đến toàn bộ quá trình giải quyết tranh chấp đất đai. Hòa giải trnh chấp đất đai là một thủ

tục bắt buộc theo quy định của pháp luật. Theo đó các bên bằng sự tự nguyện của mình hoặc thông qua một bên thứ ba trung gian hòa giải nhằm đạt được, tìm ra một phương thức giải quyết tranh chấp. Chính thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai là yếu tố đảm bảo cho việc giải quyết vụ án tranh chấp đất đai tại các cơ quan có thẩm quyền được minh bạch rõ ràng. Mặt khác chế định về thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai còn đảm bảo được nguyên tắc tôn trọng đề cao quyền tự do thỏa thuận của cá nhân, pháp nhân trên cơ sở phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạo đức xã hội và phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân, không xâm phạm lợi ích của Nhà nước và lợi ích công cộng.

Việc nghiên cứu thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai có ý nghĩa quan trọng nhằm bảo đảm pháp chế Xã hội Chủ nghĩa, nâng cao tỷ lệ giải quyết vụ án tranh chấp đất đai, từ đó giảm áp lực về số lượng án tồn đọng và khiếu kiện của nhân dân.

Vì vậy, việc nghiên cứu và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về pháp luật hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai khẳng định tầm quan trọng của việc giải quyết các tranh chấp đất đai thông qua hòa giải.

Việc nghiên cứu thực trạng pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai và thực tiễn thi hành tại Tòa án nhân dân mà điển hình là Tòa Dân sự tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện chính sách pháp luật, nâng cao tính khả thi của công tác hòa giải trong việc giải quyết các tranh chấp đất đai ở địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và trên phạm vi cả nước nói chung.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu văn bản pháp luật:

1. Hiến pháp 2013 2. Hiến pháp 1992.

3. Hiến pháp 1980.

4. Luật đất đai năm 2013.

5. Luật đất đai 2003.

6. Luật đất đai năm 1993.

7. Luật đất đai năm 1987 8. Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

9. Bộ luật tố tụng dân sựsửa đổi, bổ sung năm 2011.

10. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004.

11. Luật hòa giải cơ sở 2013.

12. Nghị định 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017.

13. Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014.

14. Chỉ thị số 154-HĐBT ngày 11/10/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về triển khai thực hiện chỉ thị số 47- CT/TƯ của Bộ chính trị về giải quyết một số vấn đề cấp bách về ruộng đất.

15. Công văn số 81/TANDTC hướng dẫn về công tác xét xử.

16. Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 17. Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006.

18. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị.

19. Nghị quyết 03/HĐTP ngày 19/10/1990.

20. Nghị định 30-HĐBT ngày 23/3/1989.

21. Nghị quyết 10 ngày 5/4/1988 của Bộ chính trị.

22. Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự đã được Hội đồng Nhà nước thông qua ngày 29/11/1989 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1990.

23. Quyết định số 13-HĐBT ngày 01/02/1989 của Hội đồng Bộ trưởng.

24. Quyết định số 201/CP ngày 01/7/1980 của Hội đồng Chính phủ.

25. Sắc lệnh của Chủ tịch phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa số 85/SL ngày 22/05/1950.

26. Sắc lệnh số 13/SL 24/01/1946 về tổ chức Tòa án và quy định các ngạch Thẩm phán.

27. Sắc lệnh 51 ngày 17/4/1946 về việc ấn định thẩm quyền các Tòa án và sự phân công giữa các nhân viên trong Tòa án.

28. Thông tư 293-TT/RĐ ngày 22/10/1985 của Tổng cục Quản lý ruộng đất.

29. Thông tư 55/ĐKTK ngày 05/01/1981 của Tổng cục Quản lý ruộng đất.

30. Thông tư 25/TATC ngày 30/11/1974.

31. Thông tư số 1080-TC ngày 25/9/1961 của TANDTC.

32. Thông tư 45/NV-TC ngày 2/7/1958 của Bộ Nội vụ.

Tài liệu sách, tạp chí:

1. Bách khoa toàn thư Wikipedia “Vấn đề về hòa giải”.

2. Hà Nội - Nhiều tác giả (2003), “Hòa giải tranh chấp đất đai tại Việt Nam Phân tích pháp luật hiện hành, các thực tiễn và khuyến nghị cho cải cách”.

3. TS Nguyễn Minh Hằng (2008), “Thủ tục hòa giải ở cấp cơ sở đối với tranh chấp đất đai theo quy định của luật Đất đai năm 2003”, Tạp chí kiểm sát số 03.

4. Nguyễn Thị Hảo (2014), “Hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai”, Luận văn Thạc sĩ Luật học – Khoa luật Đại học quốc gia Hà Nội.

5. Dương Quỳnh Hoa (2012) “Trung gian hòa giải”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp điện tử – Viện Nhà nước và Pháp luật.

6. Vũ Trung Hòa (2012) “Một số vấn đề về chế độ và chính sách đối với hòa giải viên”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề pháp luật về hòa giải.

7. Học viện Tư pháp trang thông tin điện tử “Lời huấn thị của Bác với ngành Tòa án”.

8. Học viện Tư pháp trang thông tin điện tử “Đường lối chính sách của Đảng và nhà nước- trích lời pháp biểu của Tổng Bí thư Trưng ương Đảng

Nguyễn Phú Trọng”.

9. Nguyễn Văn Hương (2012), “Vấn đề hòa giải tranh chấp đất đai tại ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 02.

10. Nguyễn Duy Lãm (2012), “Tổ chức và hoạt động hòa giải cơ sở theo quy định của pháp lệnh 1998 - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề pháp luật về hòa giải.

11. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội (1995), “Từ điển Tiếng Việt”.

12. Nhiều tác giả “Quy ước văn hóa phong tục làng xã - Việt Nam phong tục”.

Một phần của tài liệu Tổng quan về thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai theo luật đất đai 2013 (Trang 47 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)