1.Kiến thức:
- Giúp HS nhận biết được hình dạng của trái đất trong không gian; quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của trái đất.
2.Kĩ năng:
- Thực hành chỉ trên quả địa cầu cực nam, cực bắc, xích đạo, 2 bán cầu và trục của quả địa cầu.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS yêu quý có ý thức bảo vệ trái đất.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Quả địa cầu, hình SGK. Phiếu thảo luận nhóm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: (3 phút)
Nêu vai trò của mặt trời đối với con người ? B. BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài: (5 phút) 2. Các hoạt động.
* Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp (10 phút)
+ MT: Nhận biết được hình dạng của trái đất trong không gian.
+ CTH:
- Nêu câu hỏi để HS trả lời về hình dạng của trái đất.
- GV kết luận.
- GV giới thiệu tranh 1 SGK và giới thiệu quả địa cầu, cấu tạo của nó.
- Nêu câu hỏi để HS tự phát hiện trục quả địa cầu so với mặt bàn; mầu sắc bên ngoài của quả địa cầu ?
* Hoạt động 2: Thực hành theo nhóm(12 phút) + MT: - Biết chỉ cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu, Nam bán cầu trên quả địa cầu.
- Biết tác dụng của quả địa cầu.
+ CTH:
- GV cho HS làm việc theo nhóm.
- Yêu cầu các nhóm chỉ cho nhau các bộ phận của quả cầu.
- Gọi các nhóm trình bày lại.
- GV nhận xét, kết luận.
* Hoạt động 3: Chơi trò chơi. (8 phút)
+ MT: Giúp HS nắm chắc vị trí của cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắ bán cầu, Nam bán cầu.
+ CTH:
- Gọi mỗi nhóm 3 HS thi giới thiệu về sự hiểu biết về quả địa cầu.
- Các nhóm lên trình bầy.
- GV nhận xét chọn đội hiểu biết nhất.
C. CỦNG CỐ DẶN DÒ: (2 phút)
- GV nhận xét tiết học; nhắc HS chuẩn bị bài sau.
- 2 HS trả lời.
- HS nghe.
- 3 HS nêu, HS khác nhận xét.
- HS ghi nhớ.
- HS lắng nghe và quan sát.
- HS suy nghĩ và trả lời vào phiếu học tập.
- 2 bàn là 1 nhóm.
- HS để quả địa cầu trên bàn, quay lại với nhau để giới thiệu cho nhau nghe.
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS nghe.
- 3 nhóm thi; mỗi HS trong nhóm thi nhau giới thiệu.
- 3 nhóm trình bày trước lớp.
Giảng: Thứ sáu ngày 22 tháng 5 năm 2020 TOÁN
TIẾT 141. DIỆN TÍCH HÌNH CHỮ NHẬT I. MỤC TIÊU: Giúp HS
1. Kiến thức:
- Biết quy tắc tính diện tích hình chữ nhật khi biết hai cạnh của nó.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng tính diện tích một số hình chữ nhật đơn giản theo đơn vị đo là xăng-ti-mét vuông. Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng: Bài 1;
Bài 2; Bài 3.
3. Thái độ:
- Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Chuẩn bị một số hình chữ nhật (bằng bìa) có kích thước 3cm x 4cm ; 6cm x 5cm ; 20cm x 30cm (Giúp HS có biểu tượng về diện tích).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. KIỂM TRA BÀI CŨ: (5 phút) Chữa bài 2,3.
2. BÀI MỚI:
a) Giới thiệu bài: (1 phút) b) Xây dựng quy tắc: (7 phút) - Cho HS để hình chuẩn bị lên bàn.
- Cho HS đếm số hình vuông trong hình.
- Làm thế nào để tìm được 12 ô.
- GV hướng dẫn tìm số ô vuông theo hàng, cột.
- Mỗi ô vuông có diện tích bao nhiêu ? - Chiều dài HCN là mấy xăng ti mét ? - Chiều rộng HCN là mấy xăng ti mét ?
- Diện tích hình chữ nhật ABCD là bao nhiêu cm2, vì sao ?
- Vậy 12 cm2 là diện tích của hình chữ nhật ABCD.
- 12 cm2 là số đo của chiều nào nhân với chiều nào ?
- Yêu cầu HS nhắc lại.
c) Thực hành: (25 phút)
* Bài tập 1 (62): Viết vào ô trống (theo mẫu) : - GV cho HS làm bài vào vở.
- GV cùng HS chữa bài và kết luận.
* Bài tập 2 (62): Gọi HS đọc yêu cầu.
- Muốn tính diện tích của HCN ta phải biết gì ? - Gọi HS chữa, HS làm vở.
- GV chấm bài, nhận xét.
* Bài tập 3 (62): Gọi HS đọc yêu cầu.
- Đơn vị đo cảu các cạnh trong hình chữ nhật ở bài này như thế nào ? Cần phải làm gì trước khi tính diện tích hình chữ nhật này ?
- GV cho HS làm vở và đổi chéo vở kiểm tra nhau.
- 2 HS nêu cách làm.
- HS lắng nghe.
- HS lấy để lên bàn.
- HS nêu to trước lớp, HS khác theo dõi hình của mình.
- HS trả lời theo 2 cách.
4 x 3 = 12 (ô) hay
4 + 4 + 4 = 12 (ô) hay 3 + 3 + 3 + 3 = 12 (ô)
- HS nêu: 3 x4 = 12 (ô) - HS trả lời.
- 1 HS nêu.
- 1 HS tả lời.
- 2 HS nêu: 12 cm2 vì 4 x3 = 12 (cm2)
- Số đo chiều dài x số đo chiều rộng.
- 3 HS nhắc lại, HS khác theo dõi.
* 1 HS đọc yêu cầu, lớp theo dõi.
- 1 HS chữa bài dùng phấn mầu.
- HS theo dõi.
* 1 HS đọc yêu cầu, lớp theo dõi.
- Số đo của 1 canh chiều dài, 1 cạnh chiều rộng.
- 1 HS chữa, HS khác làm vở.
8 x 5 = 40 (cm2)
* 1 HS đọc yêu cầu, lớp theo dõi.
- 2 HS chữa trên bảng, HS khác làm vào vở.
3. CỦNG CỐ DẶN DÒ: (1 phút) - GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS nhớ cách tính diện tích hình chữ nhật.
TẬP LÀM VĂN
Tiết 26: KỂ VỀ MỘT NGÀY HỘI I. MỤC TIÊU:
* GV có thể thay thế đề bài cho phù hợp với HS:
1. Kiến thức:
- Kể về một ngày hội theo gợi ý.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng nói: Kể về một ngày hội theo gợi ý - lời kể rõ ràng tự nhiên, giúp người nghe hình dung được quang cảnh và hoạt động trong ngày hội.
- Rèn kĩ năng viết: Viết được điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn gọn, mạch lạc khoảng 5 câu.
3. Thái độ:
- GDHS chăm học, tích cực kể và tìm hiểu lễ hội của địa phương, đất nước.
* Các KNS cơ bản được giáo dục
- Tư duy sáng tạo: dùng ngôn ngữ của mình kể lại 1 ngày ở lễ hội 1 cách sáng tạo.
- Tìm kiếm và xử lý thông tin, phân tích đối chiếu - Giao tiếp: lắng nghe và phản hồi tích cực.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng lớp viết câu hỏi gợi ý BT1.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra:
- Gọi hai em lên bảng kể về quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội theo một trong hai bức ảnh ở tuần 25.
- Nhận xét.
2.Bài mới:
a/ Giới thiệu bài :
b/ Hướng dẫn làm bài tập : Bài 1 :
- Gọi 1 học sinh đọc bài tập.
* Em chọn để kể ngày hội nào ?
- Gợi ý để học sinh kể có thể là những lễ hội mà em được trục tiếp tham gia hay chỉ thấy qua ti vi xem phim,…GV có thể thay thế đề bài cho hù hợp với HS: chẳng hạn kể về lễ hội Mừng Đảng mừng xuân, lễ Khai giảng, ... cho thiết thực với HS.
- Mời một em kể mẫu, giáo viên nhận xét bổ sung.
- Gọi một vài em nối tiếp nhau kể thi kể.
- Nhận xét tuyên dương những HS kể hay, hấp dẫn.
Bài tập 2:
- Gọi một em đọc yêu cầu bài tập.
- Hai em lên bảng kể.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Một em đọc yêu cầu bài.
- Nêu câu chuyện mà mình lựa chọn.
- Hình dung và nhớ lại các chi tiết và hoạt động của buổi lễ hội để kể lại (bao gồm cả phần lễ và phần hội
- Một em giỏi kể mẫu.
- Một số em nối tiếp nhau thi kể.
- Lớp theo dõi nhận xét và bình chọn bạn kể hay nhất.
- Một em đọc yêu cầu của bài tập.
- Nhắc nhớ về cách trình bày lại những điều vừa kể thành một đoạn văn viết liền mạch.
- Yêu cầu lớp thực hiện viết bài.
- Theo dõi giúp đỡ những học sinh yếu.
- Mời một số em đọc lại bài văn viết trước lớp.
- Nhận xét một số bài văn tốt.
* Giáo dục: Chúng ta phải biết phát huy và giữ gìn nét văn hoá dân tộc như: chơi trò chơi dân gian, …
3. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung.
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau.
- Thực hiện viết lại những điều vừa kể thành một đoạn văn liền mạch khoẳng 5 câu.
- Bốn em đọc bài viết để lớp nghe.
- Nhận xét bình chọn bạn viết hay nhất.
- Hai em nhắc lại nội dung bài học.
SINH HOẠT TUẦN 25 I. Mục tiêu
- HS nắm được những ưu khuyết điểm trong tuần qua để có hướng phấn đấu, sửa chữa cho tuần tới.
- Giáo dục học sinh ý thức thực hiện tốt các nề nếp.
II. Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt III. Nội dung sinh hoạt: (20p) 1. Sinh hoạt văn nghệ
2. Tổ trưởng nhận xét tổ mình và xếp loại các thành viên trong tổ.
- Cả lớp có ý kiến nhận xét.
3. Lớp trưởng nhận xét chung các hoạt động trong tuần.
- Các tổ có ý kiến.
4. Giáo viên nhận xét các hoạt động trong tuần qua:
a. Về nề nếp học tập:
...
...
...
...
...
...
b. Về nề nếp quy định của nhà trường:
...
...
...
...
...
5. Phương hướng tuần 26
...
...
...
...
...
...
6. Dặn dò: Dặn HS thực hiện tốt các nội quy của nhà trường THỰC HÀNH KĨ NĂNG SỐNG