1. Kiến thức: Biết đặt tên cho từng đoạn truyện (BT1) 2. Kĩ năng: Kể lại từng đoạn của câu chuyện (BT2) 3. Thái độ: Học phát triển được năng khiếu của mình.
* HS Tú: Nhắc được tên của câu chuyện.
II. Đồ dùng
- GV: Giáo án, tranh minh hoạ sgk - HS: SGK.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò HS Tú
A. Kiểm tra bài cũ (5p)
- Gọi 4 HS lên bảng, yêu cầu kể chuyện Chim sơn ca và bông cúc trắng (2 HS kể 1 lượt)
- Nhận xét B. Bài mới
1. Giới thiệu bài (1p) Trực tiếp 2. Dạy bài mới
2.1 HĐ1: Hướng dẫn kể chuyện (9p)
a. Đặt tên cho từng đoạn chuyện - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài 1.
- Bài cho ta mẫu như thế nào?
- Bạn nào có thể cho biết, vì sao tác giả SGK lại đặt tên cho đoạn 1 của truyện là Chú Chồn kiêu ngạo?
- Vậy theo em, tên của từng đoạn truyện phải thể hiện được điều gì?
- Hãy suy nghĩ và đặt tên khác cho đoạn 1 mà vẫn thể hiện được nội dung của đoạn truyện này.
- GV chia nhóm 4. Yêu cầu HS thảo luận đặt tên cho các đoạn tiếp theo của truyện.
- Gọi các nhóm trình bày ý kiến.
Sau mỗi lần HS phát biểu ý kiến, GV cho cả lớp nhận xét và đánh giá xem tên gọi đó đã phù hợp chưa.
- 4 HS lên bảng kể chuyện.
- HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS lắng nghe
- HS đọc yêu cầu - Mẫu:
+ Đoạn 1: Chú Chồn kiêu ngạo + Đoạn 2: Trí khôn của Chồn - Vì đoạn truyện này kể về sự kiêu ngạo, hợm hĩnh của Chồn. Nó nói với Gà Rừng là nó có một trăm trí khôn.
- Tên của từng đoạn truyện phải thể hiện được nội dung của đoạn truyện đó.
- HS suy nghĩ và trả lời. Ví dụ:
Chú Chồn hợm hĩnh/ Gà Rừng khiên tốn gặp Chồn kiêu ngạo/
Một trí khôn gặp một trăm trí khôn.
- HS làm việc theo nhóm nhỏ.
- HS nêu tên cho từng đoạn truyện. Ví dụ:
- Đoạn 2: Trí khôn của Chồn/
Chồn và Gà Rừng gặp nguy hiểm/
Một trăm trí khôn của Chồn ở đâu?/ Chồn bị mất trí khôn.
- Đoạn 3: Trí khôn của Gà Rừng/
- Lắng nghe
Nêu tên của câu chuyện
Quan sát tranh, nghe bạn kể
chuyện
2.2 HĐ2: Kể lại từng đoạn truyện (10p)
Bước 1: Kể trong nhóm
- GV chia nhóm 4 HS và yêu cầu HS kể lại nội dung từng đoạn truyện trong nhóm.
Bước 2: Kể trước lớp
- Gọi mỗi nhóm kể lại nội dung từng đoạn và các nhóm khác nhận xét, bổ sung nội dung nếu thấy nhóm bạn kể thiếu.
- Gà Rừng và Chồn là đôi bạn thân nhưng Chồn có tính xấu gì?
- Chồn tỏ ý coi thường bạn như thế nào?
Đoạn 2
+ Chuyện gì đã xảy ra với đôi bạn?
+ Người thợ săn đã làm gì?
+ Gà Rừng nói gì với Chồn?
+ Lúc đó Chồn như thế nào?
Đoạn 3
+ Gà Rừng nói gì với Chồn?
+ Gà đã nghĩ ra mẹo gì?
Đoạn 4
+ Sau khi thoát nạn thái độ của Chồn ra sao?
+ Chồn nói gì với Gà Rừng?
Gà Rừng thể hiện trí khôn/ Sự thông minh dũng cảm của Gà Rừng/ Gà Rừng và Chồn đã thoát nạn ntn?/ Một trí khôn cứu một trăm trí khôn.
- Đoạn 4: Gà Rừng và Chồn gặp lại nhau/ Chồn cảm phục Gà Rừng/ Chồn ăn năn về sự kiêu ngạo của mình/ Sau khi thoát nạn/
Chồn xin lỗi Gà Rừng./ Tình bạn của Chồn và Gà Rừng.
- Mỗi nhóm 4 HS cùng nhau kể lại một đoạn của câu chuyện. Khi 1 HS kể các HS khác lắng nghe để nhận xét, bổ sung cho bạn.
- Các nhóm trình bày, nhận xét.
- Chồn coi thường bạn
- Mình có hàng trăm trí khôn - HS trả lời
- Ông lấy gậy thọc vào hang - Cậu có trăm trí khôn, nghĩ kế gì đi.
- Chồn buồn bã
- Mình sẽ làm như thế, còn cậu cứ thế nhé
- Gà nghĩ ra mẹo giả vờ chết...
- Chồn thay đổi hẳn thái độ
- Một trí khôn của cậu còn hơn cả trăm trí khôn của mình.
-Lắng nghe
-Lắng nghe
2.3 HĐ3: Kể lại toàn bộ câu chuyện (10p)
- Yêu cầu HS kể nối tiếp nhau.
- Gọi HS nhận xét.
- Gọi 4 HS mặc trang phục và kể lại truyện theo hình thức phân vai.
- Gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Nhận xét, đánh giá từng HS.
C. Củng cố, dặn dò (5p) - Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
- 4 HS kể nối tiếp 1 lần.
- Nhận xét bạn theo các tiêu chí đã nêu.
- HS kể theo 4 vai: người dẫn chuyện Gà Rừng, Chồn, bác thợ săn.
- 1 HS kể chuyện. Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS lắng nghe
--- CHÍNH TẢ (NGHE VIẾT)