CHƯƠNG 4. DỰ TOÁN CHI PHÍ ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ VẬN HÀNH
4.5. Quản lí vận hành
a. Nhiệm vụ phòng quản lí kĩ thuật
• Quản lí về các mặt: an toàn kĩ thuật, phòng cháy chữa cháy và các biện pháp tăng năng suất.
• Tất cả các công trình phải có hồ sơ sản xuất. Nếu có thay đổi về chế độ quản li công trình thì phải kịp thời bổ sung hồ sơ.
• Tất cả các công trình phải được giữ nguyên không được thay đổi về chế độ công nghệ.
• Tiến hành sửa chữa, bảo trì đúng thời hạn.
• Nhắc nhở công nhân thường trực ghi đúng sổ sách, kịp thời sửa chữa sai sót.
• Hàng tháng lập báo cáo kĩ thuật về ban quản lí công trình.
• Tổ chức cho công nhân học tập để nâng cao tay nghề.
• Cần phải có biện pháp tăng cường năng suất, ứng dụng các công nghệ mới nhằm giảm giá thành xử lí.
b. Kỹ thuật an toàn
• Khi nhận công nhân mới, phải hướng dẫn, giảng dạy cho họ về các công trình để đảm bảo an toàn lao động.
• Mọi công nhân phải được trang bị các phương tiện bảo hộ.
c. Yêu cầu đối với nhân viên vận hành
• Nắm được quy trình hoạt động của hệ thống
• Hiểu biết về quá trình động học trong xử lí nước thải.
• Có khả năng làm thí nghiệm đơn giản.
• Có nhiệt huyết đối với công việc, quan tâm đến môi trường.
• Hiểu biết về mạng lưới cấp thoát nước.
d. Một số sự cố khi vận hành và biện pháp khắc phục
- Hệ thống điện bị ngắt đột ngột:
Ảnh hưởng đến hiệu quả xử lí, đầu ra không đạt yêu cầu xả thải. Để khắc phục, nhà máy nên đầu tư máy phát điện.
- Hệ thống đường ống bị tắc nghẹt hoặc vỡ:
Cần xác định nguyên nhân gây tắc nghẽn dựa vào sơ đồ công nghệ của trạm xử lí.
Nếu ống bị vỡ thì người vận hành phải dùng hệ thống bơm và khóa van dẫn nước, sau khi thay ống cần phải thiết kế lại trụ đỡ vì có thể là nguyên nhân phá vỡ đường ống.
- Nước thải tăng đột ngột:
Trong khâu sản xuất, nước thải có thể tăng đột ngột do lượng mủ nước trong vườn cao su đạt giới hạn cực đại, do đó lượng nước thải tăng theo tỉ lệ thuận. Sự tăng tải trọng đột ngột là vấn đề nằm trong dự trù khi thiết kế hệ thống thể hiện qua chiều cao bảo vệ của hệ thống bể. Vì vậy, vấn đề này hoàn toàn có thể kiểm soát được, công việc của nhân viên vận hành sẽ vất vả hơn, nên nhà máy có thể bổ sung thêm nhân viên vận hành phụ.
- Hệ thống bơm bị hư hỏng:
Nếu trong trường hợp bị hết nhiên liệu, hoặc rò rỉ điện, hoặc khi không được bôi trơn moto định kì, thì ở đây có thể phát ra tiếng ồn lâu ngày gây cháy động cơ. Vì vậy, trong hệ thống xử lí, luôn có 2 moto được thiết kế luân phiên nhau, hoặc cắc thiết bị khuấy trộn luôn có 1 cái dự phòng nhằm phục vụ cho công tác sửa chữa để các công trình có thể hoạt động mà không bị gián đoạn quá lâu.
- Bùn lắng kém:
• Nổi lên bề mặt: khử nitrat sinh ra N2, thiếu dinh dưỡng, xuất hiện vi khuẩn Filamentous, hoặc dư dinh dưỡng bùn chết nổi trên bề mặt.
• Sinh khối phát triển tản mạn: do tải lượng hữu cơ cao hoặc quá thấp, dư oxi, nhiễm độc.
• Sinh khối đông kết: thiếu oxi, thiếu dinh dưỡng, chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học.
- Oxi hòa tan:
• Phụ thuộc vào tải lượng hữu cơ và hàm lượng sinh khối. DO thích hợp: 1- 2 mgO2/l.
• Thiếu oxy sẽ làm giảm hiệu quả xử lí, xuất hiện vi khuẩn hình que, nấm, giảm khả năng lắng và ức chế quá trình nitrat hóa.
• BOD sau xử lí quá cao do: quá tải, thiếu oxi, pH thay đổi, khuấy trộn kém.
• N sau xử lí còn quá cao: công nghệ chưa ổn định, có sự hiện diện của các hợp chất N khó phân hủy, sinh khối bùn trong bể cao, nhiễm độc, vi khuẩn chết.
• N – NH3 cao: do pH không thích hợp ( >6.5 hoặc <8.5), tuổi bùn thấp <10 ngày, DO thấp < 2mgO2/l , tải N cao, hiện diện chất độc, vận hành chưa ổn định.
• N – NO3-, N – NO2- cao do: pH không thích hợp, nhiệt độ thấp, dư oxi.
- Các sự cố về dinh dưỡng:
Các chất dinh dưỡng trong nước thải: bao gồm N và P. Trong đó hàm lượng N trong nước thải đầu vào được coi là đủ nếu tổng N trong nước đã xử lí là 1-2 mg/l. Nếu cao hơn là hàm lượng N trong nước thải đã dư thừa.
- Các vấn đề về sinh khối:
• Sinh khối nổi trên mặt nước: kiểm tra lượng hữu cơ, các chất ức chế.
• Sinh khối phát triển tản mạn: thay đổi tải lượng hữu cơ, DO. Kiểm tra các chất độc để áp dụng biện pháp tiền xử lí hoặc giảm tải hữu cơ.
• Sinh khối tạo thành hỗn hợp đặc: tăng tải trọng, oxy, ổn định pH thích hợp, bổ sung chất dinh đưỡng.
- Bể bùn hoạt tính:
• BOD hòa tan thấp:
- Thời gian cư trú của vi khuẩn trong bể quá ngắn.
- Thiếu N và P.
- pH quá cao hoặc quá thấp.
- Trong nước thải đầu vào có chứa độc tố.
- Sục khí chưa đủ.
- Khuấy đảo chưa đủ hoặc do hiện tượng ngắn mạch.
• Nước thải chứa nhiều chất rắn:
- Thời gian cư trú của vi khuẩn trong bể quá lâu.
- Quá trình khử N diễn ra ở bể lắng: do sự phát triển của các vi sinh vật hình sợi (trong điêu kiện thời gian cư trú của vi khuẩn ngắn, thiếu N và P, sục khí không đủ) hoặc tỉ lệ hoàn lưu bùn quá thấp.
• Mùi:
- Sục khí không đủ
- Quá trình yếm khí xảy ra ở bể lắng.
Khắc phục sự cố:
- Thời gian cư trú VSV quá thấp: giảm bớt lượng bùn thải.
- pH quá cao hoặc quá thấp: trung hòa nước thải đầu vào.
- Nước thải đầu vào có chứa độc tố: Loại bỏ các chất độc trong nước thải đầu vào.
- Thời gian cư trú VSV quá lâu: tăng lượng bùn thải.
- Quá trình khử N ở bể lắng: giảm thời gian giữ bùn trong bể lắng bằng cách tăng tỉ lệ hoàn lưu, gắn thêm gàu múc bùn, tăng lượng bùn thải.
- Sục khí không đủ: tăng công suất thiết bị sục, phân bố lại các ống phân phối khí trong bể.
- Khuấy đảo không đủ, ngắn mạch: tăng mức độ sục khí, gắn thêm các đập phân phối nước.
- Quá trình yếm khí ở bể lắng: các phương pháp tương tự phương pháp ứng dụng để tránh quá trình khử N của bể lắng.