Hàm lượng Pb, Cd, Zn tổng số trong trầm tích suối Văn Dương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích Suối Văn Dương tỉnh Thái Nguyên (Trang 67 - 70)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP SÔNG CÔNG ĐẾN CHẤT LƢỢNG NƯỚC SUỐI VĂN DƯƠNG

3.3.3. Ảnh hưởng của nước thải đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích suối Văn Dương

3.3.3.1. Hàm lượng Pb, Cd, Zn tổng số trong trầm tích suối Văn Dương

Qua nghiên cứu cho thấy, sự phân bố trầm tích trên suối Văn Dương bị tác động chủ yếu bởi các yếu tố sau:

- Nước thải Khu công nghiệp sông Công.

- Tốc độ dòng chảy tại suối Văn Dương

Kết quả phân tích cho thấy hàm lƣợng các kim loại nặng tổng số (Pb, Cd, Zn) trong trầm tích tại suối Văn Dương có sự thay đổi rất nhiều giữa các điểm nghiên cứu, đặc biệt là ở các điểm trước và sau khi tiếp nhận nước thải của Khu công nghiệp sông Công. Cụ thể vào mùa khô:

Hàm lượng Pb tổng số tại điểm trước khi tiếp nhận nước thải của Khu công nghiệp sông Công (TT1) khá thấp có hàm lượng là 41mg/kg. Sau khi tiếp nhận nước thải hàm lượng Pb trong trầm tích đã tăng lên khá nhiều lần do tiếp nhận nước thải của KCN từ rãnh thải có hàm lƣợng Pb tổng số trong trầm tích là 2306,7mg/kg (Bảng 25).

Tại mẫu TT4 có hàm lƣợng Pb tổng số thấp nhất trong số mẫu từ TT4 đến TT7 do tại vị trí TT4 có sự thay đổi đột ngột tốc độ dòng chảy do hợp lưu giữa suối Văn

Dương và rãnh nước thải dẫn đến làm cho các trầm tích tại đây bị cuốn trôi và ít được tích tụ. Sau đó hàm lƣợng Pb tổng số lại tăng lên rất nhiều ở mẫu TT5 với hàm lƣợng là 1686mg/kg do tại đây tốc độ dòng chảy giảm dần từ 0,9km/h (TT4) xuống còn 0,3 km/h (TT5) nên lƣợng trầm tích phân bố tại khu vực này tăng lên với tỷ lệ sét, limon và hàm lƣợng các chất hữu cơ cao nhất trong khu vực nghiên cứu. Đến mẫu TT6 (cách điểm tiếp nhận nước thải 200m) do lượng trầm tích tích tụ giảm do độ dốc của suối tăng lên dẫn đến hàm lƣợng Pb tổng số cũng giảm xuống còn 492mg/kg, sau đó lƣợng Pb lại tăng lên tại TT7 là 613mg/kg do độ dốc của đoạn suối từ TT6 đến TT7 có tăng lên, tốc độ dòng chảy giảm dần từ 0,4km/h (TT6) xuống 0,15km/h (TT7) và tại đây suối có độ trũng lớn nhất trong khu vực nghiên cứu nên lƣợng trầm tích phân bố tại đây có tăng lên. Ở khoảng cách từ 300 m đến 500m (TT8 và TT9) về phía hạ lưu, hàm lƣợng Pb trong trầm tích có giá trị thấp gần với giá trị Pb trong trầm tích ở vị trí TT1 (trước khi nhận nước thải từ khu công nghiệp).

Tương tự như Pb, hàm lượng Cd trong trầm tích ở suối Văn Dương cũng khá cao ở các mẫu sau khi tiếp nhận nước thải của Khu công nghiệp sông Công. Trước khi tiếp nhận nước thải của lượng Cd phát hiện được trong mẫu trầm tích là tương đối thấp 35,5 mg/kg (TT1). Nhưng sau khi tiếp nhận nước thải của Khu công nghiệp sông Công đã làm cho lượng Cd trong trầm tích suối Văn Dương tăng lên khá nhiều lần và có giá trị cao nhất là 432,5 mg/kg ở mẫu TT5(Bảng 25). Sau đó, hàm lƣợng Cd trong trầm tích giảm dần, tuy nhiên ở mẫu TT8 vẫn còn cao gấp hơn 2 lần so với hàm lƣợng Cd tổng số của mẫu trầm tích trước khi chịu tác động của nước thải (TT1), đến khoảng cách 500m (TT9) hàm lượng Cd tổng số gần bằng với điểm lấy mẫu TT1.

Diễn ra theo quy luật tương tự như Pb và Cd, hàm lượng Zn tổng số trong các mẫu trầm tích suối Văn Dương đều tăng lên khá nhiều sau khi tiếp nhận nước thải của Khu công nghiệp sông Công. Hàm lƣợng Zn tổng số có giá trị cao nhất đƣợc ghi nhận ở mẫu trầm tích TT5 lên đến 13185 mg/kg và thấp nhất 199 mg/kg ở mẫu TT1 trước khi chịu tác động của nước thải (Bảng 25). Tại vị trí cửa xả nước thải (TT2), hàm lƣợng Zn trong trầm tích là nhỏ hơn vị trí trên suối cách 50m (TT4) vì tại cửa xả có sự

xáo trộn dòng chảy lớn. Hơn nữa do hàm lƣợng cát trong mẫu trầm tích lớn, hàm lƣợng các chất hữu cơ, sét và limon thấp nên khả năng hấp phụ giữ lại Zn cũng thấp hơn.

Nhìn chung qua kết quả phân tích cho thấy về sự phân bố cũng nhƣ diễn biến của hàm lƣợng Pb, Zn, Cd trong trầm tích cũng không có sự khác nhau nhiều giữa mùa mƣa và mùa khô (Hình 8).

Bảng 25. Nồng độ kim loại Pb, Zn, Cd tổng số trong trầm tích suối Văn Dương vào mùa khô và mùa mưa (mg/kg)

STT Ký hiệu mẫu

Pb Cd Zn

Mùa mƣa Mùa khô Mùa mƣa Mùa khô Mùa mƣa Mùa khô

1 TT1 47,0 41,0 35,5 29,8 199,3 177,0

2 TT2 1.262,0 1.140,0 107,4 90,0 1.432,8 1.272,5

3 TT3 2.381,0 2.306,7 560,7 425,0 15.719,0 13.960,0

4 TT4 173,0 123,0 300,0 251,5 2.083,1 1.850,0

5 TT5 1.880,0 1.686,0 515,9 432,5 13.185,5 11.710,0

6 TT6 584,0 492,0 192,5 161,3 2.893,8 2.570,0

7 TT7 758,0 613,0 251,2 210,5 4.413,9 3.920,0

8 TT8 92,0 45,9 81,9 68,6 645,8 573,5

9 TT9 69,0 39,0 36,5 30,4 474,6 421,5

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000

T T 1 T T 2 T T 3 T T 4 T T 5 T T 6 T T 7 T T 8 T T 9 Ký hiệu mẫu

mg/kg

0 300 600 900 1200 1500 1800

Pb Mùa mưa Pb Mùa khô Zn Mùa mưa

Zn Mùa khô Cd Mùa mưa Cd Mùa khô

Hình 8. Đồ thị biến thiên hàm lượng các kim loại tổng số Pb, Zn, Cd trong trầm tích suối Văn Dương vào mùa mưa và mùa khô

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích Suối Văn Dương tỉnh Thái Nguyên (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)