CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH LỰA CHỌN VÀ ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ PHÙ HỢP XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT CHUNG CƯ RES 11
3.3 Đề xuất quy trình công nghệ xử lý phù hợp
Dựa trên việc phân tích lưu lượng, thành phần nước thải, yêu cầu mức độ xử lý, điều kiện kinh tế, kỹ thuật đề xuất 2 phương án xử lý nước thải cho chung cư RES 11 như sau:
43
3.3.1 Phương án
SCR
Nước tách bùn Bơm
Máy thổi khí Bơm
Bơm Bùn dư
Bơm
Chôn lấp Hóa chất
Bơm
Nguồn tiếp nhận QCVN 14:2008, cột A
Hình 3.1 Sơ đồ quy trình công nghệ phương án 1 Nước thải sinh hoạt
120 m3/ng.đêm
Hố thu gom
Bể điều hòa
SBR
Bể trung gian
Bể lọc áp lực
Bể khử trùng
Bể chứa và nén bùn Sân phơi bùn
44
3.3.2 Phương án 2.
SCR
Nước tách bùn
Bơm Máy thổi khí Bơm
Bùn tuần hoàn Bơm
Bùn dư
sân phơi
NaOCL
Nguồn tiếp nhận QCVN 14:2008, cột A
Hình 3.2: Sơ đồ quy trình công nghệ phương án 2
Nước thải sinh hoạt 120 m3/ng.đêm
Hố thu gom
Bể điều hòa
Aerotank
Bể lắng 2 Bể chứa và nén
bùn Bể trung gian
Bể lọc áp lực
Bể khử trùng
45
3.3.3 So sánh 2 phương án xử lý
Bảng 3.1: So sánh 2 phương án xử lý
Nhận xét: Sau khi so sánh ưu, nhược điểm 2 công nghệ xử lý thấy rằng:
Phương án 1 có nhiều ưu điểm phù hợp với yêu cầu thiết kế cho trạm xử lý nước thải chung cư RES 11 về quy mô, kinh tế, quản lý, vận hành. Chính vì vậy chọn phương án 1 để tính toán thiết kế cho trạm xử lý nước thải chung cư RES 11 công suất 120m3/ngày.đêm.
Phương án Phương án 1 (Bể SBR) Phương án 2 (Bể Aerotank)
Ưu điểm – Xử lý các chất hữu cơ triệt để – Hiệu quả xử lý chất ô nhiễm cao
– Khả năng khử N và P cao – Phù hợp với mọi hệ thống, mọi công suất.
– Tiết kiệm được diện tích – Linh hoạt trong quá trình hoạt động
– Không cần sử dụng bể lắng riêng biệt
– Dễ dàng kiểm soát các sự cố.
-
- Bể Aerotank phù hợp sử dụng trong trường hợp nước thải có lưu lượng bất kì.
- Hệ thống được điều khiển hoàn toàn tự động, vận hành đơn giản, ít sửa chữa.
- Dễ khống chế các thông số vận hành
- Hiệu quả xử lý BOD, COD khá cao
Nhược điểm - Vận hành phức tạp.
- Yêu cầu người vận hành phải có trình độ.
– Lập trình hệ thống điều khiển tự động khó khăn.
– Đòi hỏi sự ổn định tính chất nước thải trước xử lý
– Cần hệ thống tuần hoàn bùn – Chi phí vận hành tốn kém.
– Cần có thêm bể lắng đợt 2.
– Sục khí liên tục trong quá trình vận hành.
– Diện tích thi công – xây dựng lớn.
46
3.3.4 Thuyết minh quy trình công nghệ lựa chọn
Nước thải từ hầm tự hoại tự chảy về hố thu của trạm xử lý nước thải theo đường ống chính. Nước thải trước khi đi vào hố thu đi qua song chắn rác để loại bỏ những loại rác thô để bảo vệ bơm trong hố thu. Nước thải từ hố thu được luân phiên bơm bằng 2 bơm chìm vào bể điều hòa.
Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và hàm lượng chất thải trong nước thải đi vào trạm xử lý, Bể điều hoà được lắp đặt hệ thống sục khí để khuấy trộn, giảm một phần BOD và ngăn không cho quá trình lắng xảy ra.
Nước trong bể luôn xáo trộn làm thoáng và cân bằng nồng độ trước khi đi qua bể sinh học hiếu khí SBR. Đây là giai đoạn tiền xử lý của SBR. Nước thải từ bể điều hòa được bơm qua bể Sequencing Batch Reactor (SBR) bằng 2 bơm chìm.
Trong bể SBR (Sequencing Batch Reactor) ta bố trí hệ thống phân phối khí trên khắp diện tích bể. Bể hoạt động gồm 5 pha thực hiện nối tiếp nhau: pha làm đầy (Fill), pha phản ứng (React), pha lắng (Settle), pha tháo nước sạch (Decant), pha chờ (Idle).
Thải bỏ bùn không nằm trong các hoạt động của bể SBR vì không có thời gian định cho quá trình thải bỏ. Bùn thường được thải bỏ trong pha lắng hoặc pha chờ. Khối lượng bùn và tầng số thải bùn được quy định dựa vào hiệu quả xử lý mong muốn. Do quá trình sục khí và lắng diễn ra trong cùng một bể nên không có bùn chết trong quá trình phản ứng và không cần phải tuần hoàn bùn để duy trì nồng độ bùn trong bể phản ứng. Bùn được xả hút định kỳ về bể chứa nén bùn để giảm lượng ẩm có trong bùn đến mức cho phép trước khi bơm lên sân phơi bùn. Còn phần nước trong được thu bằng một thiết bị đặt biệt dùng cho bể SBR chảy về bể chứa trung gian. Từ bể chứa trung gian được bơm lên bể lọc áp lực để tách các cặn lơ lửng còn lại trong nước thải rồi từ đây được dẫn sang bể khử trùng vách ngăn, tiếp xúc với chlorine trong một thời gian nhất định sau khi đã đạt tiêu chuẩn đối với nguồn thải loại A theo QCVN 14 : 2008 và có thể xả ra nguồn tiếp nhận.
47