I. MỤC TIÊU
+ Kiến thức: Học sinh biết đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu.
+ Kĩ năng: Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ.
+Thái độ: Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
+GV: Bộ kĩ thuật khâu thêu. Một số sản phẩm may khâu thêu.
+HS: Vải, kim, kéo, chỉ, khung thêu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: (3- 4)’
- GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
- GV nhận xét và đánh giá.
2. Dạy- bài mới
a. Giới thiệu bài: ( 1)’
-GV giới thiệu một số sản phẩm, may khâu (túi vải, khăn tay vỏ gối…) và giới thiệu đây là những sản phẩm được hoàn thành từ cách khâu, thêu trên vải. Để làm được những sản phẩm này, cần phải có những vật liệu, dụng cụ nào và phải làm gì?
b. Tìm hiểu bài:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1) Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS
quan sát, nhận xét về vật liệu khâu,
1. Quan sát, nhận xét về vật liệu khâu, thêu.
Lớp 4C
Ngày giảng Chiều thứ sáu, 12/9/2019
thêu.(12’)
- Cho Hs quan sát một số mẫu vải + Em có nhận xét gì về các mảnh vải đã quan sát?
+Bằng hiểu biết của mình, em hãy kể tên một số sản phẩm được làm từ vải?
+Khi thêu em nên chọn loại vải nào để thêu?
*Vì sao ta không nên sử dụng vải lụa, xa tanh vải ni lông để khâu thêu?
-Yêu cầu HS đọc thầm nội dung b và trả lời câu hỏi theo hình 1(SGK) + Quan sát H1 T5 Nêu tên các loại chỉ?
+ Nêu đặc điểm của chỉ khâu và chỉ thêu?
- GV giới thiệu một số mẫu chỉ để minh hoạ đặc điểm chính của chỉ khâu, chỉ thêu.
- GV hướng dẫn HS cách chọn chỉ.
Lưu ý: Muốn có đường khâu, thêu đẹp, phải chọn sợi chỉ mảnh và độ dai phù hợp với độ dày và độ dai của sợi vải.
Kết luận: Chỉ khâu và chỉ thêu được làm từ các nguyên liệu như sợi bông sợi lanh, sợi hóa học…tiện sử dụng.
b) Hoạt động 2:Hướng dẫn tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kéo(7’) - Yêu cầu HS quan sát một số kéo đã mang đi và SGK
+ Em có nhận xét gì về kéo cắt vải và kéo cắt chỉ?
- GV giới thiệu thêm về kéo cắt chỉ(kéo bấm)
a. Vải:
-HS quan sát.
- Vải gồm nhiều loại như: bông, sợi pha, xa tanh, lanh, lụa tơ tằm, vải sợi tổng hợp với các màu sắc, hoa văn rất phong phú.
- Túi, khăn tay, vỏ gối…
- Màu trắng, màu có sợi thô, dày như vải sợi bông, vải sợi pha.
- Vì những loại vải này mềm, nhũn, khó cắt, khó vạch dấu và khó khâu thêu.
b. Chỉ:
- Chỉ khâu và chỉ thêu.
- Chỉ khâu thường được quấn thành cuộn quanh lõi tròn bằng gỗ, nhựa hoặc bìa cứng, còn chỉ thêu thường được đánh thành con chỉ cho tiện sử dụng.
- HS quan sát.
2. Đặc điểm và cách sử dụng kéo.
- HS quan sát
- Kéo cắt vải và kéo cắt chỉ đều có 2 phần chủ yếu là tay cầm và lưỡi kéo, ở giữa có chốt hoặc vít để bắt chéo 2 lưỡi kéo.Tay cầm của kéo thường có hình uốn cong khép kín để lồng ngón tay vào khi cắt…
- HS quan sát.
- GV hướng dẫn Hs cách sử dụng kéo.
+Em hãy nêu cách cầm kéo?
- Yêu cầu 2 HS thực hiện thao tác cầm kéo cắt vải
c) Hoạt động 3:Quan sát một số vật liệu dụng cụ khác. (8’)
- Gv hướng dẫn, giảng giải một số vật liệu khác: Thước may, phấn may, thước, khung thêu cầm tay, khuy cài, khuy bấm và nêu tác dụng của dụng cụ đó.
+Hãy nêu những vật liệu, dụng cụ thường dùng trong khâu và thêu?
+Khi sử dụng vật liệu, dụng cụ khâu, thêu cần lựa chọn như thế nào?
+Qua bài học giúp em hiểu biết thêm được điều gì?
3. Củng cố, dặn dò: (3')
+Có những loại vật liệu, dụng cụ thường dùng trong khâu và thêu?
+Khi sử dụng cụ vật liệu khâu thêu ta cần lưu ý điều gì?
- Nhận xét tiết học
-Yêu cầu HS chuẩn bị kim, chỉ, vải cho tiết sau.
- HS quan sát H3(SGK)
- Khi cắt vải, tay phải cầm kéo (nhón cái đặt vào một tat cầm, các ngón còn lại cầm vào tay cầm bên kia) để điều khiển lưỡi kéo. Lưỡi kéo nhọn, nhỏ hơn ở phía dưới để luồn xuống dưới mặt vải khi cắt.
- HS quan sát và nhận xét.
3. Quan sát một số vật liệu dụng cụ khác
- HS quan sát H6(SGK) lắng nghe
- Vải, chỉ, kéo cắt vải, kéo cắt chỉ, kim khâu, kim thêu, thước may…
- Đúng mục đích, yêu cầu sử dụng và thực hiện đúng kĩ thuật, an toàn.
- 3 HS đọc mục ghi nhớ SGK.
- Vải, chỉ, kéo cắt vải, kéo cắt chỉ, kim khâu, kim thêu, thước may…
- Cần đảm bảo an toàn…
Thể dục
TỔ CHỨC LỚP - TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
I. MỤC TIÊU:
- Phổ biến nội dung tập luyện, biên chế lớp tổ chức tập luyện, chọn cán sự bộ môn.
Yêu cầu HS biết được những quy định cơ bản để thực hiện trong học tập.
Trò chơi: Diệt các con vật có hại.Yêu cầu bước đầu biết tham gia vào trò chơi.
- Yêu cầu học sinh biết thêm một số con vật có hại, biết tham gia vào trò chơi chủ động hơn bài trước. Với ĐHĐN yêu cầu thực hiện ở mức cơ bản đúng, có thể còn chậm.
- Học sinh thêm yêu thích môn thể dục, cảm nhận được tinh thần đồng đội, nhiệt tình, hăng say.
II. CHUẨN BỊ:
Lớp 1D
Ngày giảng Chiều thứ sáu, 12/9/2019
1. Giáo viên:
- Địa điểm trên sân trường, còi, tranh, ảnh một số con vật có hại và có ích.
2. Học sinh:
- Giầy hoặc dép quay hậu.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động thầy Hoạt động trò 1. Phần mở đầu: (5’)
- Giáo viên cùng lớp trưởng tập hợp lớp thành 4 hàng dọc (mỗi hàng dọc 1 tổ).
- Giáo viên yêu cầu lớp trưởng báo cáo
- Giáo viên nhắc lại nội quy và cho học sinh sửa lại trang phục.
- GV phổ biến nội dung bài học: biên chế lớp tổ chức tập luyện, chọn cán sự bộ môn. Chơi trò chơi: “Diệt các con vật có hại”
2. Phần cơ bản:
a. Biên chế tổ tập luyện, chọn cán sự bộ môn.
- Lớp trưởng là cán sự bộ môn TD, có nhiệm vụ quản lý chung.
- Tổ trưởng có nhiệm vụ tổ chức tổ mình tập luyện.
*Nhận xét.
b. Phổ biến nội quy học tập:
- Cán sự bộ môn tổ chức tập trung lớp ngoài sân.
- Trang phục trong giờ học phải đảm bảo - Bắt đầu giờ học và kết thúc giờ học ai muốn ra vào lớp phải xin phép.
Được ra vào lớp khi nào giáo viên cho phép.
- Học sinh xếp hàng và dàn hàng.
ĐỘI HÌNH:
- Các tổ trưởng kiểm tra sĩ số và trang phục của tổ mình và báo cáo cho lớp trưởng, lớp tưởng tổng hợp báo cáo với GV
- Học sinh lắng nghe và làm theo yêu cầu của giáo viên.
- Học sinh lắng nghe.
-Đội hình cơ bản.
GV
-Đội hình chia tổ tập luyện.
GV