CHƯƠNG V. DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI Bài 28 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN NGƯỜI
Tiết 36: KIỂM TRA HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU:
Nhằm kiểm tra đánh giá mức độ nhận thức của các chương học kì I cần đạt được:
1.Cho học sinh nhận biết được cơ chế của quá trình giảm phân, bản chất của gen, quá trình sao chép ADN, ARN, tính đặc thù của ADN.
2. Hs hiểu được phương pháp lai 1 cặp tính trạng, mối quan hệ kiểu gen, kiểu hình, hiểu được nguyên tắc bổ sung của các nuclêôtíc trong quá trình nhân đôi ADN, tổng hợp mARN.
3. Vận dụng kiến thức về lai 1 cặp tính trạng của MenĐen để giải thích được một số hiện tượng di truyền cơ bản trong thực tế.
II. MA TRẬN:
Mức độ MạchKT
Biết Hiểu Vận dụng Tổng số điểm
TN TL TN TL TN TL
Chương I x x Số câu: 2 câu.
Số điểm: 2,5 điểm
Chương II x x x Số câu: 3 câu.
Số điểm: 1,5 điểm
Chương III x x x Số câu: 3 câu.
Số điểm: 2 điểm
Chương IV x Số câu: 1 câu.
Số điểm: 2 điểm
Chương V x Số câu: 1 câu
Số điểm: 2đ III.ĐỀ KIỂM TRA:
A. Trắc nghiệm:
I. Khoanh tròn câu đúng nhất (mỗi câu 0.5đ):
1. Trong phân tử ADN tỉ lệ: Sẽ bằng:
a. 1 b. 2 c. 3 d. 4
2. Ruồi giấm có 2n = 8 . Một tế bào ruồi giấm đang ở kì sau giàm phân II. Tế bào có NST đơn là:
a. 4 b. 6 c. 8 d. 16
3. Nếu ở đời con có tỉ lệ là 50% thân cao, 50% thân thấp thì bố mẹ có kiểu gen là:
a. P: AA x aa b. P: Aa x Aa c. P: Aa x aa d. P: aa x aa.
4. Tính đặc thù của ADN do yếu tố nào quyết đinh:
a. Số lượng Nuclêôtit
b. Thành phần các Nuclêôtit
c. Trình tự sắp xếp các loại Nuclêôtit.
d. Cả a, b và c.
5. Sự tự nhân đôi của nhiễm sắc thể diễn ra ở kỳ nào của chu kỳ tế bào?
a. Kỳ đầu b. Kỳ giữa c. Kỳ sau d. Kỳ trung gian 6. Có mấy loại tinh trùng được tạo ra qua giảm phân:
a. Một loại b. Hai loại c. Ba loại d. Bốn loại
II. Xác định trình tự các Nuclêôtic vào các đoạn mạch sau theo nguyên tắc bổ sung: (1đ) 1. Đoạn gen có cấu trúc:
A% + G%
T% + X%
Mạch 1: - A – T – T – X – G - A - G – G - Mạch 2:……….
2. Đoạn mạch Gen có cấu trúc:
Mạch 1: - G - X - A - A - T - G - G - X – Mach mARN: ……….
B. Tự luận :(6đ)
Câu 1:(2đ) Đột biến gen là gì? Nêu một số dạng đột biến gen? Vì sao đột biến gen thường có hại cho sinh vật?
Câu 2 :(2đ) Có thể nhận biết bệnh nhân Đao qua các đặc điểm nào ? Nêu các biện pháp hạn chế phát sinh các tật, bệnh di truyền ở người
Câu 3:(2đ) Ở giống Táo, gen A qui định màu quả đỏ, gen a qui định quả màu vàng. Xác định kết quả kiểu gen và kiểu hình ở F1 trong các trường hợp sau:
a. P: Cây quả vàng x cây quả vàng b. P: Cây quả đỏ x cây quả vàng ĐÁP ÁN - KIỂM TRA HỌC KÌ I A.Trắc nghiệm:
I. Câu đúng nghất (mỗi câu 0.5đ)
1. a 2. c 3. c 4. d 5. d 6. b II. Bổ sung vào đoạn mạch sau theo nguyên tắc bổ sung: (2đ) 1. Đoạn gen có cấu trúc:
Mạch 1: -A – T – T – X – G - A - G – G- Mạch 2:: -T – A – T – G – X - T - X – X-.(1đ) 2. Đoạn mạch có cấu trúc:
Mạch 1: -G- X - A - A - T - G - G - X – Mach mARN: … -X- G - U - U - A - X - X - G – (1đ).
Tự luận :(6đ) Câu 1:
-Đột biến gen là những biến đổi về mặt cấu trúc của gen có liên quan tới 1 hoặc một số cặp nuclêôtit.(1đ)
-Một số dạng đột biến gen là (1đ) + Mất một cặp nuclêôtit
+ Thêm một cặp nuclêôtit + Thay thế một cặp nuclêôtit.
-Đột biến gen thường có hại cho sinh vật vì nó phá vỡ mối quan hệ hài hoà giữa kiểu gen và môi trường đã được chon lọc tự nhiên và di truyền từ lâu đời.(1đ)
Câu 2 Nhận biết bệnh nhân đao qua các dấu hiệu:
- Bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, mắt hơi sâu và 1 mí, khoảng cách giữa 2 mắt xa nhau, ngón tay ngắn (0,5đ)
- Biện pháp hạn chế:
+ Hạn chế các hoạt động gây ô nhiễm môi trường (0,25đ) + Sử dụng hợp lí các thuốc bảo vệ thực vật (0,25đ)
+ Đấu tranh chống sản xuất, vũ khí hoá học, hạt nhân(0,5đ)
+ Hạn chế kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen gây bệnh di truyền (0,5đ).
Câu 3 :
a. Cây quả vàng x cây quả vàng:
P: aa x aa GP: a a F1: aa
Kiểu gen: aa
Kiểu hình: 100% quả vàng. (1đ) b. Cây quả đỏ x cây quả vàng:
- Trường hợp1: đỏ thuần chủng (AA) P: AA x aa
GP: A a F1: Aa
Kiểu gen: Aa
Kiểu hình: 100% quả vàng. (0,5đ)
- Trường hợp 2: đỏ không thuần chủng (Aa) P: Aa x aa
GP: A ; a a F1: Aa ; aa Kiểu gen: Aa ; aa
Kiểu hình: 50% quả đỏ, 50%quả vàng. (0,5đ)
* Rút kinh nghiệm bài học:
………
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số: