Đặc điểm kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất thành lập khu bảo tồn thiên nhiên khu vực hệ đầm phá Tam Giang Cầu Hai (Trang 22 - 25)

1.3. Tổng quan đầm phá Tam Giang - Cầu Hai

1.3.5. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Dân số trung bình tại các huyện quanh khu vực đầm phá Tam Giang (huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và thị xã Hương Trà) năm 2012 là khoảng 602 nghìn người, bằng 54% dân số của tỉnh Thừa Thiên Huế

(Niên giám thống kê năm 2012 tỉnh Thừa Thiên Huế) [1]. Năm 2012 còn khoảng 2.700 hộ dân vạn đò sống trên khu vực ven biển đầm phá. Tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, không đáp ứng yêu cầu tiếp cận công nghệ tiên tiến.

1.3.5.2. Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng ở các địa phương khu vực đầm phá, ven biển đang được đầu tư xây dựng và từng bước được cải thiện. Triển khai thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TU (khoá XI), một loạt các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng ở khu vực đầm phá, ven biển đã hoàn thành, một số trung tâm vùng như thị trấn Thuận An (Phú Vang), Điền Hải (Phong Điền), Viễn Trình (Phú Vang), Vinh Hưng (Phú Lộc) đã hình thành. Hệ thống giao thông du lịch kết hợp quốc phòng - an ninh đã và đang được xây dựng.

Các đường quốc lộ 49B, 68B, tỉnh lộ 4, tỉnh lộ 10, các tuyến đường liên huyện, liên xã đã được nâng cấp, nhựa hóa hoặc bê tông hóa. Việc xây dựng các đường ra bãi ngang sẽ là cơ sở để hình thành các làng cá, các khu nuôi tôm công nghiệp trên cát, các khu du lịch dọc theo bờ biển.

1.3.5.3. Các ngành nghề kinh tế cơ bản

Đối với nông nghiệp nếu xét trên các chỉ tiêu về diện tích canh tác và lao động, ở quy mô cấp tỉnh và cấp huyện thì nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo của các địa phương khu vực đầm phá, ven biển. Tuy nhiên do ảnh hưởng bởi thiên tai nên diện tích canh tác thường bị rét và ngập lụt, lúa vụ hè thường bị hạn và nhiễm mặn, giảm ngập lụt, bảo đảm cho nước sinh hoạt. Các hồ chứa thượng nguồn hiện có dung tích 25 triệu m3 chỉ đáp ứng một phần nhỏ cho nước nông nghiệp và sinh hoạt. Hệ thống đê ngăn mặn 162km ven đầm phá hạn chế được một phần xâm nhập mặn.

Đối với thuỷ sản nếu xét về tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất và tiềm năng phát triển thì thủy sản là ngành kinh tế có vị trí thứ dẫn đầu của khu vực. Lợi thế của các huyện thuộc vùng nghiên cứu về phát triển thuỷ sản là rất lớn. Nghề nuôi trồng thủy sản, đặc biệt phát triển mạnh là nuôi tôm.

1.3.5.4. Đời sống xã hội và văn hóa

Đời sống vật chất của hộ dân cư thuộc các xã ven đầm phá nói riêng, hộ dân cư thuộc các huyện ven đầm phá nói chung còn thấp. Qua tham khảo tài liệu gần đây về thu nhập bình quân năm của các hộ dân cư vùng ven biển chỉ ra rằng khu vực các tỉnh Bắc Trung bộ có thu nhập thấp nhất, khoảng 20,8 triệu đồng, trong khi con số này của các vùng ven biển Bắc bộ, Trung Trung bộ và Nam bộ là 40,3; 35,3 và 57,8 một cách tương ứng. Mặt khác cũng phải nhận thấy rằng, trong vòng 5 năm qua thu nhập của người dân đã được cải thiện một cách rơ rệt.

Về văn hóa: số dân cư ven đầm phá theo các tôn giáo khá đông, chủ yếu là Phật giáo và Thiên chúa giáo: Phú Vang có 35% dân số theo Phật giáo, 5% dân số theo Thiên chúa giáo; Phú Lộc là 11,9% và 6,35% một cách tương ứng. Vùng đầm phá hàng năm có nhiều lễ hội có tính nghề nghiệp đáng chú ý, như Thấm Đầm, Cầu Ngư, Hạ Sào...và một số lễ hội khác như vật, vơ, đua thuyền, đâm trâu. Các lễ hội Cầu Ngư ở Thuận An và Vật làng Sình được phục hồi và duy trì, trở thành nét đẹp văn hoá riêng vì thế đã thu hút được sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước. Ở các vùng ven khu vực đầm phá có nhiều di tích văn hóa, lịch sử và khảo cổ với khoảng 20 di tích đã được nhà nước xếp hạng. Trong đó, đáng chú ý có khu quần thể di tích Triều Nguyễn và văn hóa Chăm. Đặc biệt, gần đây một tháp Chàm cổ được phát hiện ở thôn Mỹ Khánh, xã Phú Diên, huyện Phú Vang nằm cách bờ biển 100m và dưới mặt nước biển 5m.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất thành lập khu bảo tồn thiên nhiên khu vực hệ đầm phá Tam Giang Cầu Hai (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)