Ứng dụng tạo màng bao bảo vệ đậu phộng

Một phần của tài liệu Khảo sát khả năng kháng nấm của hợp chất thứ cấp vi khuẩn lactic và ứng dụng trong bảo quản hạt đâu phộng (Trang 68 - 78)

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN

3.5 Khảo sát khả năng đối kháng của hợp chất thứ cấp chủng vi khuẩn

3.6.1 Ứng dụng tạo màng bao bảo vệ đậu phộng

Chitosan là chất có khả năng kháng vi sinh vật, chúng có khả năng tạo màng bao thuận lợi với các phân tử nhỏ, khả năng này giảm với các phân tử >100 kDa.

Thí nghiệm này được thực hiện nhằm thăm dò khả năng phối hợp của Chitosan với hoạt chất thứ cấp của Lactobacillus sp. L5 để tạo màng bao kháng nấm CĐP1 được cảm nhiễm 1 bào tử/g đậu phộng.

Kết quả được trình bày trong bảng 3.9, 3.10 và 3.11

60

 Thí nghiệm 1: Dịch nuôi cấy.

Bảng 3.9 Khả năng kháng nấm của dịch nuôi cấy khi tạo màng bao ứng dụng trên đậu phộng

Ngày 1 3 5 7 10 14 21 30

ĐC 1 - Nước cất - - + ++ +++ ++++ ++++ ++++

ĐC 2 - Chitosan

0,4% - - + ++ +++ +++ ++++ ++++

ĐC 3 - Chitosan

0,4 + Nystatin - - - - - - - -

NT 1 - Dịch nuôi

cấy - - - - - - - -

NT 2 - Dịch nuôi cấy+ Chitosan 0,4%

- - - - - - - -

NT 4 - ẵ Dịch nuôi cấy+

Chitosan 0,4% + NaCl 0,85%

- - - + ++ +++ ++++ ++++

Đối chứng 1 (Nước cất): Bắt đầu mọc nấm vào ngày 5.

Đối chứng 2 (Chitosan 0,4%): Nấm bắt đầu mọc vào ngày 5

Đối chứng 3 (Chitosan 0,4% kết hợp Nystatin): Không có sự nhiễm nấm mốc trong 30 ngày.

Nghiệm thức 1 (Canh trường nuôi cấy): Không nhiễm nấm trong suốt 30 ngày.

61

Nghiệm thức 2 (Dịch nuôi cấy kết hợp Chitosan 0,4%): Không nhiễm nấm trong suốt 30 ngày.

Nghiệm thức 4 (ẵ dịch nuụi cấy pha loóng bằng NaCl 0,85% kết hợp Chitosan 0,4%): Nhiễm nấm vào ngày 7.

Nhìn chung, dịch nuôi cấy và dịch nuôi cấy kết hợp với Chitosan 0,4% bảo quản hạt đậu phộng được hơn 30 ngày, kết quả mang lại tương đương với việc sự dụng hợp chất hoá học Nystatin. Tuy nhiên, khi pha loãng dịch nuôi cấy bằng nước muối NaCl 0,85% thì khả năng này giảm rõ rệt khi chỉ có thể bảo quản hạt đậu phộng được 7 ngày.

62

Hình 3.24 Sự phát triển của nấm mốc qua các ngày của dịch nuôi cấy (Từ trái qua:

Ngày 1, ngày 3, ngày 5, ngày 7, ngày 10, ngày 14, ngày 21, ngày 30. Từ trên xuống:

ĐC 1 – Đối chứng nước cất, ĐC 2 – Đối chứng Chitosan 0,4%, ĐC 3 – Đối chứng Chitosan 0,4% và Nystatin, NT1 – Dịch nuôi cấy, NT2 – Dịch nuôi cấy và Chitosan

0,4%, NT4 – ẵ Dịch nuụi cấy, Chitosan 0,4% và NaCl 0,85%)

63

 Thí nghiệm 2: Dịch nuôi cấy gia nhiệt 100°C trong 15 phút.

Bảng 3.10 Khả năng kháng nấm của dịch nuôi cấy gia nhiệt 100°C khi tạo màng bao ứng dụng trên đậu phộng

Ngày 1 3 5 7 10 14 21 30

ĐC 1 - Nước cất - - + ++ +++ ++++ ++++ ++++

ĐC 2 - Chitosan

0,4% - - + ++ +++ +++ ++++ ++++

ĐC 3 - Chitosan

0,4 + Nystatin - - - - - - - -

NT 1 - Dịch nuôi cấygia nhiệt 100°C

- - - - - - - -

NT 2 - Dịch nuôi cấygia nhiệt 100°C +

Chitosan 0,4%

- - - - - - - -

NT 4 - ẵ Dịch nuôi cấygia nhiệt 100°C + Chitosan 0,4%

+ NaCl 0,85%

- - - + ++ +++ ++++ ++++

64

Đối chứng 1 (Nước cất): Bắt đầu mọc nấm vào ngày 5.

Đối chứng 2 (Chitosan 0,4%): Nấm bắt đầu mọc vào ngày 5

Đối chứng 3 (Chitosan 0,4% kết hợp Nystatin) Không có sự nhiễm nấm mốc trong 30 ngày.

Nghiệm thức 1 (Dịch nuôi cấy gia nhiệt 100°C): Không nhiễm nấm trong suốt 30 ngày.

Nghiệm thức 2 (Dịch nuôi cấy gia nhiệt 100°C kết hợp Chitosan 0,4%):

Không nhiễm nấm trong suốt 30 ngày.

Nghiệm thức 4 (ẵ Dịch nuụi cấy gia nhiệt 100°C pha loóng bằng NaCl 0,85%

kết hợp Chitosan 0,4%): Nhiễm nấm vào ngày 7.

Nhìn chung, dịch nuôi cấy sau khi được gia nhiệt 100°C vẫn có thể bảo quản hạt đậu phộng được 30 ngày và kết quả tương tự đối với dịch nuôi cấy gia nhiệt 100°C kết hợp với Chitosan 0,4%. Điều này chứng tỏ hợp chất thứ cấp của vi khuẩn Lactobacillus sp. L5 bền với nhiệt. Nhưng khi pha loãng dịch nuôi cấy sau khi được gia nhiệt 100°C bằng NaCl, khả năng bảo vệ giảm khi chỉ có thể bảo quản hạt đậu phộng được từ 5-7 ngày.

65

Hình 3.25 Sự phát triển của nấm mốc qua các ngày của dịch nuôi cấy gia nhiệt 100°C (Từ trái qua: Ngày 1, ngày 3, ngày 5, ngày 7, ngày 10, ngày 14, ngày 21, ngày 30. Từ trên xuống: ĐC 1 – Đối chứng nước cất, ĐC 2 – Đối chứng Chitosan 0,4%, ĐC 3 – Đối chứng Chitosan 0,4% và Nystatin, NT1 – dịch nuôi cấy gia nhiệt

66

100°C, NT2 – Dịch nuụi cấy gia nhiệt 100°C và Chitosan 0,4%, NT4 – ẵ Dịch nuụi cấy gia nhiệt 100°C, Chhitosan 0,4% và NaCl 0,85%)

 Thí nghiệm 3: Cao Ethyl acetate.

Bảng 3.11 Khả năng kháng nấm của cao Ethyl acetate khi tạo màng bao ứng dụng trên đậu phộng

Ngày 1 3 5 7 10 14 21 30

ĐC 1 - Nước cất - - + ++ +++ ++++ ++++ ++++

ĐC 2 - Chitosan

0,4% - - + ++ +++ +++ ++++ ++++

ĐC 3 - Chitosan

0,4 + Nystatin - - - - - - - -

ĐC 4 - DMSO

5% - - + + ++ +++ +++ +++

NT 1 - Cao EA - - - - - - - +

NT 2 - Cao EA+

Chitosan 0,4% - - - - + + ++ +++

NT 4 - ẵ Cao EA + Chitosan 0,4% + NaCl 0,85%

- - + ++ +++ ++++ ++++ ++++

67

Đối chứng 1 (Nước cất): Bắt đầu mọc nấm vào ngày 5.

Đối chứng 2 (Chitosan 0,4%): Nấm bắt đầu mọc vào ngày 5

Đối chứng 3 (Chitosan 0,4% kết hợp Nystatin): Không có sự nhiễm nấm mốc trong 30 ngày.

Đối chứng 4 (DMSO 5%): Nhiễm nấm vào ngày 5. Ngoài những bào tử nấm CĐP1, còn xuất hiện những bào tử nấm màu cam. Trong 5 ngày đầu, nấm phát triển tương đối chậm.

Nghiệm thức 1 (Cao Ethyl acetate) Không nhiễm nấm trong 21 ngày.

Nghiệm thức 2 (Cao Ethyl acetate kết hợp Chitosan 0,4%): Bắt đầu lên nấm ở ngày thứ 10.

Nghiệm thức 4 (ẵ Cao Ethyl acetate pha loóng bằng NaCl 0,85% kết hợp Chitosan 0,4%): Nhiễm nấm vào ngày 5.

Tóm lại, cao Ethyl acetate bảo vệ hạt đậu phộng được hơn 21 ngày và dung môi hoà tan cao là DMSO 5% hoàn toàn không phải là tác nhân gây ức chế nấm mốc. Cao ethyl acetate kết hợp với Chitosan bảo quản trung bình được 7-9 ngày.

Khả năng bảo vệ giảm khi Cao ethyl acetate được pha loãng với DMSO 5% xuống còn 5-7 ngày.

68

Hình 3.26 Sự phát triển của nấm mốc qua các ngày của Cao Ethyl Acetate (Từ trái qua: Ngày 1, ngày 3, ngày 5, ngày 7, ngày 10, ngày 14, ngày 21, ngày 30. Từ trên xuống: ĐC 1 – Đối chứng nước cất, ĐC 2 – Đối chứng Chitosan 0,4%, ĐC 3 – Đối

chứng Chitosan 0,4% và Nystatin, ĐC 4 – Đối chứng DMSO 5%, NT1 – Cao EA,

69

NT2 – Cao EA và Chitosan 0,4%, NT4 – ẵ Cao EA, Chhitosan 0,4% và NaCl 0,85%)

Một phần của tài liệu Khảo sát khả năng kháng nấm của hợp chất thứ cấp vi khuẩn lactic và ứng dụng trong bảo quản hạt đâu phộng (Trang 68 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)