CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng, mục tiêu và nội dung nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu
Với mục tiêu nghiên cứu đồng vị bền của các nguyên tố Carbon, Oxy, Nitơ cho các đối tượng là các trầm tích tướng hồ, đầm lầy tuổi Đệ Tam, học viên đã tiến hành nghiên cứu, khảo sát mặt cắt địa chất dọc theo suối Đồng Ho từ đầu nguồn nơi lộ các đá cuội kết rắn chắc của hệ tầng Hà Cối đến chân cầu Trới để tiến hành lựa chọn mẫu. Ngoài ra, việc nghiên cứu, khảo sát thực địa khu vực lộ các đá trầm tích sinh dầu ở khu vực Đồng Ho, Hoành Bồ, Quảng Ninh đƣợc triển khai nhằm xác định trình tự địa tầng, xác định mối quan hệ địa tầng giữa các lớp trầm tích hạt thô, hạt mịn, lớp chứa các thấu kính than, lớp giàu vật liệu hữu cơ và lớp chứa dầu.
Hình 2.1.Sơ đồ vị trí lấy mẫu thực địa và ký hiệu mẫu
Khoảng 40 mẫu đá chứa dầu được lấy do ̣c theo con suối Đồng Ho , tại các vị trí lộ ra của các tập khác nhau của hệ tầng Đồng Ho (hình 2.1). Các mẫu trầm tích
sau khi lấy tại các điểm lộ đươ ̣c bọc trong túi nilon , đánh số và bảo qu ản cẩn thận trước khi tiến hành các phương pháp thí nghiê ̣m nghiên cứu tiếp theo.
Các quan sát tại thực địa cho thấy đặc điểm phân bố các tập trầm tích của khu vực Đồng Ho đƣợc thể hiện nhƣ trên cột địa tầng (hình 2.2).
Hình 2.2.Cột địa tầng khu vực bể trầm tích Đồng Ho theo khảo sát mô tả thực địa tại các vị trí lấy mẫu.
Tập 1: cát kết yếu xen kẹp các vật chất hữu cơ dày 25cm.
Tập 2: Phần dưới cát sạn chuyển lên sét kết giàu vật chất hữu cơ dày 5cm.
Tập 3: phân lớp dày cỡ 5cm, lớp vật chất hữu cơ mỏng hơn khoảng 5 cm.
Tập 4: cát kết xen các vật chất hữu cơ, lớp vật chất hữu cơ dày khoảng 20cm ở trên.
Tập 5: cát kết mỏng chuyển lên thành sét bột kết màu sẫm, có chứa các mảnh vụn than, lớp bên trên cùng chứa vết in lá.
Tập 6: cát kết màu nâu chứa mảnh than lớn, lớp trên vẫn có sạn thô, độ dày khoảng 30m.
Tập 7: cát kết hạt thô chuyển sang cát kết hạt mịn đồng nhất hơn, dày khoảng 2m.
Tập 8: bột kết hạt mịn dày khoảng 5m.
Qua quan sát thực địa ta có thể thấy một số điểm đặc trưng của tướng trầm tích lục địa nhƣ chứa hóa thạch vết in lá. Độ dốc của các phân lớp thấp. Màu của trầm tích chuyển dần từ sáng sang tối, có sự xuất hiện của hiện tƣợng lầy hóa,môi trường chuyển từ oxy hóa sang môi trường khử. Trầm tích chuyển dần từ cát kết hạt thô sang bột kết hạt mịn.
Bảng 2.1.Thống kê thông tin các mẫu đƣợc lựa chọn để phân tích Stt Kí hiệu mẫu Đặc điểm mẫu Hình ảnh mẫu
1 DH 01-6
Dày 8 cm, trầm tích cát màu nhạt, có 1 lớp sét than mỏng nằm trên cùng
2 DH 01-6B
Trầm tích cát màu nhạt, có 1 lớp sét than mỏng nằm trên cùng
3 DH 01-7
Trầm tích cát màu nhạt, có lớp sét than mỏng
4 DH 01-8
Trầm tích sẫm màu, phân lớp mỏng, có lớp sét than mỏng
5 DH 01 – 9
Trầm tích sẫm màu, phân lớp mỏng
6 DH 01 - 14
Trầm tích cát sáng màu, phân lớp mỏng có chứa vụn than
7 DH01-38
Trầm tích sẫm màu, có phân lớp mỏng
8 DH01 - 41
Cát kết sẫm màu, chứa các hạt sạn thô và mảnh than lớn
2.1.2. Nội dung nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục tiêu đề ra, học viên đã tiến hành các nội dung nghiên cứu sau đây:
- Xây dựng quy trình chuẩn bị mẫu cho các loại phân tích.
- Nghiên cứu, lựa chọn các điều kiện tối ƣu vận hành thiết bị đồng vị bền IRMS (Isotope Ratio Mass Spectrometry).
- Đánh giá phương pháp phân tích
- Ứng dụng quy trình và phương pháp phân tích đồng vị C, O, N cho một số mẫu trầm tích chứa dầu hệ tầng Đồng Ho.
- Đánh giá kết quả phân tích mẫu thực