Những khó khăn, tồn tại trong công tác giải phóng mặt bằng dự án xây dựng thủy điện Trung Thu

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án thủy điện trung thu trên địa bàn huyện tủa chùa, tỉnh điện biên (Trang 61 - 64)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Kết quả đạt được, những khó khăn, tồn tại và kinh nghiệm rút ra được nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và ổn định của người dân sau thu hồi đất

3.4.2. Những khó khăn, tồn tại trong công tác giải phóng mặt bằng dự án xây dựng thủy điện Trung Thu

Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng vẫn còn kéo dài, làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai của các công trình, dự án; việc khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất vẫn còn xảy ra và khá phổ biến. Nguyên nhân do: Năng lực của một số cán bộ, công chức làm công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư còn hạn chế đặc biệt là công chức địa chính ở các xã vùng sâu vùng xa. Việc chuẩn bị phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chưa được các cấp chính quyền quan tâm đúng mức, nhất là phương án đào tạo, chuyển đổi nghề cho người có đất nông nghiệp bị thu hồi; Một đơn vị cấp xã chưa làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, giải thích cho nhân dân hiểu rõ quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, làm cho việc giải phóng mặt bằng bị kéo dài nhiều năm;

- Việc quản lý sử dụng đất trước đây còn lỏng lẻo và trong vùng dự án chưa được đo đạc lập bản đồ địa chính, do đó trong quá trình kê khai, kiểm đếm đất đai và tài sản trên đất, khó khăn trong việc xác định chủ sử dụng đất, nguồn gốc đất, dẫn đến phải điều chỉnh, bổ sung nhiều lần phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

- Nhận thức của người dân vùng xâu, vùng xa chấp hành chủ trương thu hồi đất và chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư còn rất nhiều hạn chế dẫn đến làm chậm tiến độ thực hiện dự án; tự ý xây dựng mới công trình trên đất, trồng mới các loại cây trên đất sau khi UBND huyện đã có thông báo thu hồi đất để thực hiện dự án nhằm lấy tiền đền bù, yêu sách, đòi hỏi bồi thường, hỗ trợ ngoài chế độ của Nhà nước quy địn, đồng thời gây khó khăn trong công tác kê khai, kiểm đếm, lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, Chính quyền UBND xã, huyện còn chưa quyết liệt, chậm đổi mới trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở địa phương; Công tác phối hợp giữa các phòng, ban, đơn vị chuyên môn cấp huyện còn thiếu chặt chẽ, dẫn đến xử lý công việc còn lúng túng, chậm chễ; Công tác quản lý đất đai ở các địa phương còn lỏng lẻo, tình trạng lấn chiếm đất công không được xử

lý ngăn chặn kịp thời vv...những hành vi đó đã tạo nên rất nhiều khó khăn trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

- Quy định về trình tự, thủ tục xác định, thẩm định và phê duyệt giá đất cụ thể do cấp tỉnh thực hiện còn bất cập, chưa hợp lý và chưa thuận lợi cho công tác thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (cấp huyện quyết định thu hồi đất, phê duyệt phương án bồi thường, cấp tỉnh phê duyệt giá đất cụ thể). Giá đất bồi thường về đất còn thấp so với giá thị trường dẫn đến người dân còn thắc mắc, chây ỳ, không chấp hành. Do quy định về đơn giá bồi thường, hỗ trợ của từng tỉnh khác nhau, đặc biệt là các khu vực giáp ranh giá bồi thường, hỗ trợ chênh lệch quá lớn nên các hộ dân bị thu hồi đất so bì, đòi hởi nhà nước bồi thường theo đơn giá tương đương với tỉnh giáp ranh.

- Cơ chế chính sách về bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng không ổn định, thường xuyên thay đổi. Chính sách hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp còn có điểm bất cập, phần lớn người bị thu hồi đất là những người trực tiếp sản xuất nông nghiệp và có thu nhập từ nông nghiệp, trình độ hạn chế nên khi được nhà nước chuyển đổi nghề, tạo việc làm thì khó thích nghi với nghề mới được đào tạo. Nguy cơ gia tăng thất nghiệp, phát sinh tệ nạn xã hội là rất lớn đối với những người có đất bị thu hồi, đây là vấn đề khó khăn, trở ngại nhất đối với công tác bồi thường, hỗ trợ trên địa bàn huyện Tủa Chùa.

- Công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật đất đai, chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư còn hạn chế, tình trạng nhiều hộ gia đình, cá nhân không hiểu, không nắm vững quy định về bồi thường dẫn đến đơn thư thắc mắc, vượt cấp gửi đến chính quyền địa phương để giải quyết, gây ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thi công các dự án trên địa bàn huyện.

Bên cạnh kết quả đạt được trong công tác công tác xây dựng ban hành chính sách, pháp luật và thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, giải quyết việc làm cho người dân có đất bị thu hồi còn tồn tại một số mặt sau đây:

- Về chính sách một số quy định khi áp dụng trong thực tế còn thiếu cơ sở, căn cứ để xác định mức bồi thường, hỗ trợ như: xác định đối tượng đủ điều kiện được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; các loại đất nông nghiệp, do đó, khi áp dụng

chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất gặp vướng mắc, các dự án ở các thời kỳ khác nhau thì được bồi thường khác nhau, từ đó phát sinh khiếu nại.

- Chính sách hỗ trợ cho người dân chưa thỏa đáng, nhất là chính sách hỗ trợ việc làm, đào tạo nghề khi người dân bị thu hồi đất chưa có quy định rõ ràng, thống nhất; các địa phương vận dụng khác nhau. Chính sách hỗ trợ chưa quy định các biện pháp có tính pháp lý cao, cụ thể (về định lượng) đối với việc bố trí tạo việc làm cho số lao động dôi dư khi bị thu hồi đất; nên trong thực tế, nhiều hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất sản xuất chưa được chuyển đổi nghề. Các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn chưa thực sự quan tâm đến việc tiếp nhận tuyển dụng số lao động ở địa phương.

- Thực hiện nguyên tắc dân chủ, công khai, công bằng, đúng pháp luật một số dự án còn thiếu nghiêm túc, còn mang tính hình thức tạo nên sự bức xúc đối với người bị thu hồi đất; cơ chế phân cấp trách nhiệm nhiều mặt còn chưa rõ và chồng chéo về vai trò, chức năng nhiệm vụ của các ngành, các cấp trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, thủ tục hành chính còn phức tạp. Ở nhiều dự án cơ quan có trách nhiệm chưa thực hiện đúng trình tự, thủ tục khi công khai quy hoạch, thông báo kế hoạch thu hồi đất, cưỡng chế. Ở một số dự án còn xảy ra vi phạm, sai sót như: bồi thường không đúng đối tượng, không đúng giá, sai loại đất, đo đạc diện tích đất và kiểm đếm tài sản không chính xác; giao đất tái định cư không đúng đối tượng.

- Công tác tổ chức thực hiện tại một số địa phương chưa được chuyên môn hóa và năng lực còn yếu kém trong tổ chức thực hiện; do cán bộ trực tiếp thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ đối với các dự án thu hồi đất tại các địa phương là cán bộ kiêm nhiệm trong Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thành lập khi có dự án phát sinh thu hồi đất trên địa bàn, chưa bảo đảm về trình độ chuyên môn và khả năng tổ chức thực hiện, chưa được đào tạo và bồi dưỡng chuyên sâu để thực hiện chính sách, ... do đó dẫn đến việc thực hiện sách bồi thường và giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất gặp khó khăn, hạn chế. Một bộ phận cán bộ phẩm chất đạo đức chưa tốt còn tư lợi khi thực hiện nhiệm vụ. Tình trạng khiếu kiện về đất đai chưa được cải thiện, có xu hướng gia tăng. Cơ chế giải quyết khiếu kiện còn bất cập, chưa hiệu quả.

- Công tác hậu kiểm đối với các dự án công trình sau khi được giao đất, cho thuê đất chưa được chú trọng. Việc kiểm tra, thanh tra và xử lý các sai phạm chưa được quan tâm đúng mức. Việc áp dụng chính sách, nghĩa vụ tài chính chưa chính xác, chưa kiểm tra chặt chẽ các căn cứ, tài liệu chứng minh nguồn gốc đất, đối tượng sử dụng đất, Hội đồng bồi thường hỗ trợ, tái định cư khi tiến hành xét duyệt phân loại hồ sơ không chặt chẽ không đầy đủ dẫn đến tình trạng thiếu hồ sơ, thiếu căn cứ để xác định.

- Theo quy định hiện hành thì trường hợp tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất đã ứng trước tiền để thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thì được trừ số tiền bồi thường về đất, hỗ trợ về đất vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp; mức được trừ không vượt quá số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp, nhưng trong thực tế thực hiện nhà đầu tư phải ứng tiền để chi trả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo phương án được duyệt còn có tài sản trên đất và các khoản hỗ trợ khác; nhưng chỉ được trừ tiền bồi thường, hỗ trợ về đất.

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án thủy điện trung thu trên địa bàn huyện tủa chùa, tỉnh điện biên (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)