Các bào quan khác

Một phần của tài liệu Chuyen de Te bao hoc (Trang 23 - 29)

1. Phức hệ golgi.

1.1. Đặc điểm hình thái và cấu trúc siêu hiển vi của phức hệ golgi.

a. Hình thái:

Cấu trúc của phức hệ glogi rất thay đổi. Đầu tiên chúng đợc mô tả ở dạng mạng lới phức tạp xếp xung quanh nhân tế bào. Nhng về sau nhiều nhà nghiên cú

đã quan sát thấy golgi có thể có dạng hình cầu, dạng hình liềm, dạng hình que đứng riêng lẻ.

Hình dạng golgi không những khác nhao ở các loại tế bào khác nhau, mà còn thay đổi tuỳ theo hoạt tính chức năng của tế bào.

b. Cấu trúc siêu hiển vi:

* Phức hệ golgi là bào quan có cấu tạo màng lipoproteit điển hình, giới hạn các xoang, khe, bể chứa thuộc ba dạng sau đây.

- Hệ thống các bể chứa dẹp đợc giới hạn bởi các màng trơn:

Các bể chứa dẹp này thờng xếp thành bó 5-8 bể kề sát nhau. Số lợng bể chứa,

độ dẹp và khoảng cách giữa các bể thay đổi tuỳ theo loại tế bào.

- Những không bào bé:

Nằm ở phần cuối các bể chứa, chúng có kích thớc không quá 30-50nm.

- Những không bào lớn:

Cũng có màng bao bọc nh bể chứa, chúng có kích thớc khá lớn(0,2-0,3 micromet) và thờng nằm cạnh các bó bể chứa hoặc nằm xen kẽ giữa các bể trong bã.

* Các cấu thành của phức hệ golgi đều có liên hệ với nhau và có nguồn gốc liên quan với nhau. Các không bào bé có thể đợc tạo thành do sự tách các đầu cuối của bể chứa, các không bào lớn có thể đợc tạo thành do sự phình rộng các bể chứa, và đến lợt chúng khi dẹp lại chúng lại biến thành bể chứa.

* Mức độ phát triển các cấu thành của hệ golgi ở các loại tế bào khác nhau là khác nhau. ở tế bào thực vật đợc cấu tạo gồm một số ít các bể chứa dẹp, ngắn và một số ít các không bào bé.

* Trong tế bào phức hệ golgi có thể định khu ở cạnh nhân, cạnh trung thể hoặc gần không bào co rút. Thờng phức hệ golgi nằm ở phía trên nhân, đôi khi có thể nằm ở phần nền tế bào. Tuy nhiên sự định khu này có thể thay đổi tuỳ theo hoạt tính chức năng của tế bào.

1.2. Thành phần hoá học:

Gồm có photpholipit và protein với hàm lợng bằng nhau. Trong đó có thể chứa các enzim nh photphatase kiềm, photphatase axit, nucleozitdiphophatase…

trong phức hệ golgi còn tìm thấy các polisaccarit.

1.3. Chức nămg của phức hệ golgi:

- Là phân xởng tập trung và đóng gói các sản phẩm tiết. Sản phẩm tiết protein đợc tổng hợp trên RBX ở lới nội chất có hạt ở dạng proprotein đợc chuyển tới phức hệ, ở đây proprotein đợc xử lý thành protein.

- Tham gia vào quá trình tổng hợp glicoproteit theo kiểu protein đợc tổng hợp ở RDX ở dạng proprotein, còn gluxit đợc tổng hợp ở lới nội chất trơn và đợc chuyển tới phức hệ golgi ở đây glicoproteit đợc hình thành và đóng gói.

- Trong phức hệ golgi các polisaccarit đợc tổng hợp tại chỗ.

- Các sản phẩm đóng gói trong phức hệ golgi không chỉ cung cấp các chất tiết, mà còn cung cấp các cấu thành protein và glicoproteit để tái tạo lại màng sinh chất, cung cấp hệ enzim cho lizoxom.

1.4. Nguồn gốc của phức hệ golgi.

Khi phân bào các cấu thành của phức hệ golgi đợc phân bố đều cho các tế bào con. Các cấu thành của phức hệ golgi có nguồn gốc từ mạng lới nội chất trơn.

2. Lizoxom.

Lizoxom đợc De Duve mô tả lần đầu tiên vào năm 1959 là bào quan dạng túi, bóng đợc giới hạn bởi màng lipoproteit và chứa các enzim thuỷ phân.

Kích thớc và hình dạng của lizoxom có thể thay đổi tuỳ trạng thái hoạt động chức năng. Vì vậy ngời ta phân biệt hai dạng.

* Lizoxom cÊp 1:

Có dạng túi, bóng đợc bao quang bởi màng lipoproteit và chứa các enzim thuỷ phân cha tham gia hoạt động phân huỷ.

Các lizoxom cấp 1 thờng phân bố gần nhân, gần phức hệ golgi. Chúng có số lợng lớn trong các tế bào có khả năng thực bào nh đại thực bào, bạch cầu trung tÝnh…

Các enzim lizoxom đều đợc tổng hợp trong lới nội chất có hạt sau đó đợc chuyển tới phức hệ golgi.

Lizoxom cấp 1 đợc tạo thành từ sự nảy chồi của các bể chứa của phức hệ golgi và các enzim chứa trong đó.

* Lizoxom cÊp 2:

Là các lizoxom đang hoạt động tiêu hoá nội bào, có các chức năng sau

- Tiêu hóa nội bào, phân giải các chất dinh dỡng rắn lỏng thành các sản phẩm hữu cơ bé và đợc sử dụng nh là nguyên hoặc nhiên liệu.

- Bảo vệ chống lại các tác nhân gây bệnh nh các vi khuẩn, virut đợc thực bào và bị tiêu diệt bởi các enzim của lizoxom.. Các độc tố và các dợc phẩm cũng bị phân giải và khử độc bởi lizoxom.

- Là các bóng tự tiêu trong đó bản thân các cấu trúc của tế bào bị tiêu huỷ nhờ các enzim của lizoxom.. Sự tự tiêu là phơng thức giải độc của tế bào. Nó còn là phơng thức để tế bào dọn sạch các tế bào chết phân huỷ các sản phẩm d thừa không cần thiết trong tế bào. Sự tự tiêu là phơng thức tế bào sử dụng các chất cần thiết bằng cách tự phân huỷ các cấu trúc của bản thân trong điều kiện bất lợi nh đói, thiÕu chÊt dinh dìng…

3. Peroxyxom.

a. Cấu trúc siêu hiển vi:

Peroxyxom là các bóng gần với lizoxom đợc bao quanh bởi màng lipoproteit cã kÝch thíc 0,15-1,7 micromet.

- Màng của peroxyxom có cấu tạo gần giống với màng sinh chất, rất giống với màng của lới nội chất trơn và chắc chắn chúng có nguồn gốc từ loại màng đó.

- Bên trong màng là chất nền, là chất đồng nhất hoặc chứa các hạt nhỏ, hoặc các sợi phân nhánh. Trong peroxyxom có chứa các enzim oxy hoá đặc trng nh catalase… Các enzim của peroxyxom đợc tổng hợp trên các RBX tự do trong tế bào chất và đợc vận chuyển vào peroxyxom.

b. Chức năng của peroxyxom:

- Tham gia vào quá trình chuyển hoá các axit nucleic ở khâu oxy hoá axit uric(là sản phẩm chuyển hoá của purin).

- Tham gia điều chỉnh sự chuyển hoá gluco và phân giải H2O2 là sản phẩm

độc hại thành H2O và O2 nhờ enzim catalase.

4. Bộ xơng tế bào: Vi sợi và vi ống.

Trong tế bào chất ngoài các bào quan, các chất ẩn nhập còn tồn tại hệ thống các vi sợi và vi ống tạo nên khung xơng của tế bào. Hệ thống vi sợi và vi ống không chỉ có vai trò nâng đỡ mà còn có vai trò vận động.

a. Các vi sợi:

Hình dáng nh cái que xoắn, cấu tạo gồm các protein hình cầu(actin), mỗi vi sợi gồm có hai chuỗi sợi nhiều phân tử actin xoắn nhau.

Thờng có ba loại vi sợi là vi sợi là vi sợi actin, vi sợi myozin và vi sợi trung gian.

* Vi sợi actin:

Là vi sợi đợc cấu tạo từ protein actin. Các vi sợi actin thờng phân bố rộng khắp khối tế bào chất, nhng ở đa số tế bào động vật chúng xếp thành bó song song hoặc hình thành mạng lới nằm trong lớp ngoại sinh chất sát ngay dới màng sinh chất. Nhiều khi có các bó, mạng vi sợi actin liên kết với màng sinh chất trực tiếp hoặc thông qua các protein liên kết, có vai trò nâng đỡ và cố định màng. Các vi sợi trong bó hoặc trong mạng liên kết với nhau thành mạng lới.

* Vi sợi myozin:

Là các vi sợi đợc cấu tạo từ protein myozin. Các vi sợi myozin liên kết với các vi sợi actin đảm bảo cho hoạt tính vận động của tế bào

* Vi sợi trung gian:

Là loại vi sợi phổ biến trong các tế bào nhân thực. Chúng đợc cấu tạo từ nhiều loại protein khác nhau. Các vi sợi trung gian có cấu tạo phức tạp gồm nhiều sợi(có đến 9 sợi) xếp xoắn với nhau.

Vi sợi trung gian có vai trò cơ học, giữ cho tế bào có độ vững chắc nhất định, vì vậy chúng phát triển rất mạnh ở tế bào động vật nhất là ở những tế bào đảm nhiệm vai trò cơ học.

b. Các vi ống:

Các vi ống là những cấu trúc hình trụ dài, có đờng kính trung bình 25nm, có thành bên và rỗng ở giữa.

Vi ống và vi sợi tạo nên khung xơng tế bào, đồng thời chúng tham gia vào sự vận động, sự biệt hoá tế bào, vận chuyển chất nội bào.

Các vi ống có thể ở dạng phân bố tự do trong tế bào chất tạo nên sao và thoi phân bào, tạo nên các vi ống thần kinh của axon. Các vi ống có thể tập hợp lại thành cấu trúc ổn định nh trung tử, hạt nền, lông và roi… Vi ống đợc cấu tạo từ protein-tubulin A và B.

Vai trò của vi ống:

- Làm chuyển động các NST về hai cực tế bào, nhờ các vi ống của thoi phân bào kết hợp với sao phân bào.

- Vận tải nội bào, các bào quan nh ty thể, các bóng nội bào…đợc vận chuyển từ phần này đến phần kia của tế bào chất là nhờ hoạt động của vi ống.

- Duy trì hình dạng của tế bào

- Tham gia vào sự hình thành, vận chuyển các bóng nhập bào, xuất bào, duy trì tính ổn định của màng sinh chất, cũng nh tạo tính phân cực cho tế bào.

5. Trung thÓ.

Trung thể là bào quan đợc hertwig phát hiện năm 1875. Trung thể có ở tất cả

các tế bào động vật đa bào cũng nh đơn bào. Tế bào thờng có một trung thể nằm cạnh nhân tế bào.

Trung thể đợc cấu tạo gồm trung tử và chất quanh trung tử. Tế bào thực vật không có trung tử và trung thể của chúng chỉ là chất quang trung tử.

a. Trung tử:

Trung thể có một hoặc hai trung tử xếp thẳng góc(đợc gọi là thể đôi). Trung tử có cấu tạo hình trụ có đờng kính 0,15-0,25 micromet và chiều dài 0,7 micromet.

Thành trụ chứa 9 nhóm 3 vi ống.

b. Chất quanh trung tử:

Trong chất quanh trung tử là phần tế bào chất bao quanh trung tử gọi là trung cÇu cã cÊu tróc:

- Các thể kèm quanh trung tử là các cấu trúc hình cầu có kích thớc 40-70nm, có cuống đính với các vi ống của trung tử.

- Hệ thống gồm các vi ống tự do xếp phóng xạ quang trung tử.

c. Thành phần sinh hoá:

Trong trung tử cũng nh thể nền có protein chủ yếu là tubulin A và B, ARN(2%) và gluxit(2%).

d. Vai trò của trung thể:

- Trong tế bào động vật, trung thể đóng vai trò quan trọng trong sự phân bào(tạo thành bộ máy phân bào), trong sự tạo thành các vi ống và định hớng cho các vi ống.

- Trung tử đóng vai trò tạo thành các tiền trung tử và từ đây phân hoá thành trung tử mới, trung tử còn tạo nên thể nền là cấu trúc nằm ở gốc lông và roi, có vai trò tái tạo lại cấu trúc lông và roi.

6. Lông và roi.

Lông hay là tiêm mao và roi hay là tiên mao là những phần lồi tế bào chất đ- ợc bao bởi màng, có chứa hệ vi ống, có chức năng vận động. Ngời ta phân biệt lông và roi ở chiều dài của chúng và số lợng của chúng trong tế bào.

* Cấu trúc của lông và roi:

Lông và roi có diện cấu trúc siêu hiển vi giống nhau. Chúng có dạng hình trụ với đờng kính 0,2 micromet đợc bao bởi lớp màng lipoproteit dày 9 nm, tiếp xúc với màng sinh chất ở phần nền. Chúng chứa hệ thống vi ống thẳng xếp dọc song song gồm hai nhóm theo kiểu(9+1)

- Một đôi vi ống trung tâm với đờng kính 20nm, có thành ống dày 5-7 nm.

- 9 đôi ống ngoại vi xếp xung quang đôi ống trung tâm. Vi ống ngoại vi có đ- êng kÝnh 18-22 nm.

* ThÓ nÒn:

Có cấu tạo hình trụ ngắn kích thớc 500 nm và đờng kính 120-150 nm, định khu trong tế bào chất ngay dới gốc lông hoặc roi. Thể nền có cấu tạo giống trung tử và đợc tạo thành từ trung tử , có vai trò tái sinh lông và roi.

* Vai trò của lông và roi:

Lông và roi có vai trò vận động. Nhờ lông và roi mà các động vật đơn bào chuyển động đợc trong nớc, hoặc tinh trùng chuyển động ngợc trong đờng sinh dục cái.

7. Không bào.

Không bào là các túi màng, liên quan với hệ thống mạng lới nội chất.

Lizoxom có mặt trong tế bào động vật, còn không bào có phổ biến ở tế bào thực vật trởng thành.

Màng không bào điều hoà và thu nhận các ion và các sản phẩm trao đổi chất, không bào chứa đựng các chất hoá học hay là các chất cặn bã của trao đổi chất.

ở cánh hoa, các tế bào có không bào chứa sắc tố hấp dẫn côn trùng đến thụ phấn. Cũng có loại không bào trong tế bào cánh hoa chứa chất độc ngăn cản các

động vật ăn thực vật. Ngoài ra nhờ có không bào chứa nớc mà tạo đợc sức trơng n- ớc, chính nhờ sức trơng nớc tạo ra lực làm cho hình dạng của tế bào trở nên bình th- ờng ở tế bào thực vật.

Một phần của tài liệu Chuyen de Te bao hoc (Trang 23 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w