Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường túp 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện nội tiết Trung ương năm 2019. (Trang 21 - 27)

1.2. Một số nghiên cứu về sự tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường

1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Tư vấn dinh dưỡng là một quá trình liên tục, thường xuyên, sẽ tạo mối quan hệ thân thiện giữa nhân viên y tế và NB.

Phạm Văn Khôi (2011) nghiên cứu về tư vấn dinh dưỡng tại Bệnh viện Bạch Mai cho người bệnh ĐTĐ, nghiên cứu đã cho thấy tư vấn dinh dưỡng là một quá trình liên tục, thường xuyên, sẽ tạo mối quan hệ thân thiện giữa nhân viên y tế và người bệnh. Hình thức tư vấn đa phần là tư vấn theo nhóm 89 người bệnh chiếm tỷ lệ 84,0% và có đến 97,2% người bệnh cho rằng các bác sỹ tư vấn rất kỹ và người bệnh rất hiểu [22].

Nghiên cứu của Đỗ QuangTuyển (2012) chỉ raNB tuân thủ đúng theo khuyến cáo về chế độ dinh dưỡng, chế độ dùng thuốc chiếm tỷ lệ khá cao

(78,8% và 71,2%). Tỷ lệ người bệnh tuân thủ tập luyện thể lực và tuân thủ kiểm soát đường huyết là 62,1% và 26,4%. Có mối liên quan giữa tuân thủ chế độ dinh dưỡng, hoạt động thể lực với nhóm tuổi và thời gian mắc bệnh:NB có thời gian mắc bệnh dưới 5 năm không tuân thủ hoạt động thể lực cao gấp 2,1 lần so với nhóm NB mắc ĐTĐ từ 5 năm trở lên. Những NB hoàn toàn không nhận được thông tin từ NVYT vềkiểm soát đường huyết và khám sức khỏe định kỳthì có tỷ lệ ĐTĐ cao gấp 6,2 lần so với nhóm NB đã từng nhận được thông tin.

Điều này cho thấy vai trò quan trọng của việc giáo dục nâng cao sức khỏe cho NB của NVYT[33]

Lê Thị Hương Giang năm 2013 tiến hành nghiên cứu trên 210 NBđái tháo đường type 2 đang điều trị ngoại trú tại phòng khám nội tiết - bệnh viện 198 từ tháng 3 đến hết tháng 5 năm 2013cho thấy tỷ lệ người bệnh tuân thủ chế độ ăn là 79%; rèn luyện thể lực: 63,3%; thuốc: 78,1%; hạn chế bia/ rượu, không hút thuốc: 63%; tự theo dõi glucose máu tại nhà: 48,6%; tái khám đúng lịch hẹn:

81,0%. Tuân thủ điều trị đầy đủ 6 tiêu chí là 10%. Một số yếu tố liên quan với tuân thủ chế độ ăn là: giới tính; trình độ học vấn; được hướng dẫn chế độ điều trị, hài lòng về thái độ trình độ của CBYT; liên quan đến không tuân thủ thuốc điều trị là: không tự theo dõi glucose máu tại nhà và NB ở xa bệnh viện [9].

Nguyễn Phương Thuỷ (2013) nghiên cứu trên 228 NB đái tháo đường type 2 điều trị ngoại tại Bệnh viện Thanh Trì-Hà Nội cho thấy 30,7% NB tuân thủ chế độ dùng thuốc ĐTĐ; 75,4% NB sử dụng các loại thực phẩm có lợi cho sức khoẻ; 97,4% NB không sử dụng các loại đồ uống có ga, đường; 63,6% NB tuân thủ chế độ luyện tập, 40,5% đối tượng kiểm soát đường huyết. Tỷ lệ đối tượng tuân thủ điều trị chung trong nghiên cứu là 30,7%. Một số yếu tố liên quan đối với việc tuân thủ điều trị là: nam giới có nguy cơ không tuân thủ cao gấp 1,94 lần so với nữ giới (p<0,05); NB dưới 60 tuổi có nguy cơ không tuân thủ điều trị cao gấp 2,13 lần so với những người trên 60 tuổi (p<0,05); NB nghỉ hưu tuân thủ điều trị cao gấp 3,83 lần so với những người khác (p<0,01). Các

yếu tố tăng cường tuân thủ điều trị tốt bao gồm: có người hỗ trợ (OR=2,5, p<0,05), thường xuyên nhận được sự tư vấn của NVYT (OR=2,37, p<0,05), có kiến thức đạt về tuân thủ điều trị (OR=2,81, p<0,01) [31].

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Anh Đào thấy 52% BN có máy thử đường huyết và tựtheo dõi đường huyết tại nhà. 31,2% BN không vận động thể lực thường xuyên, 76,2% chưa được giáodục và tư vấn về chế độ dinh dưỡng hợp lý. Tuy nhiên có đến 72% BN cho rằng họ tuân thủ chế độ dinhdưỡng cho bệnh nhân ĐTĐ và 80% BN cho rằng họ tuân thủ chế độ dùng thuốc[8].

Nguyễn Thị Kim Thoa (2015) nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa Nguyễn Đình Chiểu, tỉnh Bến Tre cho thấy tỷ lệ đối tượng tuân thủ chế độ tái khám định kỳ là 97,4%; tuân thủ dùng thuốc (58,9%); hoạt động thể lực (54,7%). Chỉ có 24,2% và 16,8% đối tượng nghiên cứu tuân thủ chế độ dinh dưỡng và kiểm soát đường huyết tại nhà. 20,0% đối tượng tuân thủ điều trị chung. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị của ĐTNC bao gồm: Tuân thủ chế độ dinh dưỡng:

trình độ học vấn, mức độ hài lòng với thông tin nhận được từ nhân viên y tế, kiến thức của người bệnh về dinh dưỡng, mức độ tuân thủ hoạt động thể lực, kiểm soát đường huyết, tuân thủ dùng thuốc (p<0,05). Tuân thủ dùng thuốc:

Trình độ học vấn, mức thu nhập, kiến thức của người bệnh về hoạt động thể lực, sự hài lòng của NB về mức độ hướng dẫn, nhắc nhở điều trị của nhân viên y tế (p<0,05). Tuân thủ kiểm soát đường huyết: nơi ở, trình độ học vấn, điều kiện kinh tế, kiến thức của NB về kiểm soát đường huyết (p<0,05). Tuân thủ tái khám định kỳ: sự đánh giá chi phí điều trị của NB (p<0,05), Tuân thủ chế độ chung:

Trình độ học vấn, điều kiện kinh tế, kiến thức đạt của NB và sự hài của NB về sự hướng dẫn, nhắc nhở điều trị của NVYT (p<0,05)[29].

Năm 2015, Nguyễn Thị Hảiđã nghiên cứu thực trạng tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan ở NB ĐTĐ týp 2 điều trị ngoại trú tại Phòng khám Nội tiết – Bệnh viện Quảng Ninh. Kết quả cho thấy: tỷ lệ NB tuân thủ đúng theo khuyến cáo về chế độ dinh dưỡng, chế độ hoạt động thể lực và chế độ dùng

thuốc chiếm tỷ lệ cao (97,3%; 87,3% và 75,7%). Tỷ lệ NB tuân thủ chế độ kiểm soát đường huyết và khám định kỳ thấp nhất (18,5%). Nghiên cứu cho thấycó 13,4% NB tuân thủ 4 chế độ; 57,2% NB tuân thủ 3 chế độ; 23,6% NB tuân thủ 2 chế độ; 5,1% NB tuân thủ 1 chế độ; 0,3% NB không tuân thủ chế độ nào. Kết quả nghiên cứu cũng xác định được một số yếu tố liên quan : những NB có kiến thức về bệnh đạt thì tuân thủ chế độ dinh dưỡng tốt hơn 14 lần so với NB có kiến thức về bệnh không đạt, những NB có thời gian mắc bệnh dưới 5 năm tuân thủ chế độ dinh dưỡng tốt hơn 2,5 lần NB có thời gian mắc bệnh trên 5 năm.

Những NB có thời gian điều trị dưới 5 năm tuân thủ chế độ dinh dưỡng tốt hơn 2,2 lần NB có thời gian điều trị trên 5 năm [10].

Nghiên cứu của Trịnh Quang Chung năm 2016 trên BN đái tháo đường týp 2 đang theo dõi ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp cho thấy tỷ lệ BN tuân thủ các chế độ điều trị: chế độ dinh dưỡng 27%, hoạt động thể lực là 63,7%, chế độ dùng thuốc là 97,2%, kiểm soát đường huyết là 3,6% và tái định kỳ kiểm tra là 99,2%. Tỷ lệ BN tuân thủ 1,2,3,4 chế độ điều trị lần lượt là 1,2%;

25,8%; 54% và 19%. Nghiên cứu cũng xác định được một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị của người bệnh bao gồm: Tuân thủ chế độ dinh dưỡng: kiến thức về bệnh ĐTĐ (OR=14, p<0,01); thời gian mắc bệnh (OR=2,2, p<0,05); thời gian điều trị (OR=2,2, p<0,05). Tuân thủ điều trị chung:kiến thức về bệnh (OR=11, p<0,05) [7].

Nghiên cứu của Đỗ Trung Quân tại Bệnh viện Bạch Mai (2016) cho thấy các chỉ số được kiểm soát đạt ở mức độ khác nhau, trong đó kiểm soát glucose và HbA1c ở mức kém chiếm tỷ lệ cao 69,2%, 63%, các chỉ số lipid máu, BMI, HA có mức kiểm soát tốt hơn so với glucose và HbA1c [23].

Đặng Văn Bình (2016) tiến hành nghiên cứu tại Trạm y tế An Bình, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp cho thấy: kết quả tuân thủ chung ĐTĐ týp 2 của ĐTNC là 61,1%. Trong đó, tỷ lệ tuân thủ chế độ ăn là 54,8%; rèn luyện thể lực là 20,9%; thuốc 28,2%; hạn chế rượu bia, thuốc lá 8,5%; theo dõi đường

máu 39%; tái khám đúng lịch hẹn 31,1%. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị bao gồm: yếu tố giới tính có liên quan đến rèn luyện thể lực. Yếu tố giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp có liên quan đến chế độ rượu bia (p<0,05). Các chế độ tuân thủ như chế độ dinh dưỡng, kiểm soát glucose máu, chế độ dùng thuốc chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê với các yếu tố nhân khẩu học, sự hỗ trợ từ tổ chức xã hội và hỗ trợ từ gia đình (p>0,05) [1].

Vũ Văn Tiến (2017) nghiên cứu tại Bệnh viện đa khoa Đồng Nai về thực trạng tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan ở NB ĐTĐ type 2 cho thấy thay đổi thói quen rượu bia thuốc lá chiếm tỷ lệ cao nhất (87,1%); thấp nhất là theo dõi glucose máu (16,1%) tuân thủ 3 chế độ có tỷ lệ là 33,2%, 6 chế độ 3,5%

và 0,3% không tuân thủ điều trị. NB có học vấn càng cao thì dễ dàng tuân thủ chế độ ăn. Tương tự, NB được nhắc nhở và hỗ trợ thì việc tuân thủ tốt hơn (p<0,05). Tuân thủ luyện tập liên quan đến hầu hết các yếu tố nhân khẩu học.

Tuân thủ lối sống không rượu bia, thuốc lá liên quan đến tuổi, giới, nghề nghiệp.

Theo dõi glucose máu liên quan đến giới tính, trình độ học vấn và sự hài lòng chung. Tuân thủ sử dụng thuốc, tái khám đúng hẹn và theo dõi glucose có liên quan đến việc kiểm soát được glucose. Các mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p<0,05[32].

Bùi Thị Hương (2017) nghiên cứu NB đái tháo đường týp 2 ngoại trú tại Khoa Nội tiết BV Nhân dân 115, Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy, tỷ lệ NB tuân thủ chế độ bữa ăn là 59,1%. Các yếu tố tuổi, nghề nghiệp, tình trạng mắc các biến chứng có liên quan đến tuân thủ chế độ bữa ăn của NB ĐTĐ týp 2 (p<0,05). Chưa thấy mối liên quan giữa các yếu tố tư vấn, hướng dẫn của NVYT tới tuân thủ chế độ bữa ăn (p>0,05). Thực trạng NVYT không đủ thời gian tư vấn, và một số khó khăn trong quá trình tư vấn được chỉ ra để giải thích kết quả này [17].

Đỗ Duy Phương (2017) nghiên cứu ở 200 NB điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp cho thấy, tỷ lệ NB có kiến

thức chung về bệnh ĐTĐ lần lượt là 38% và 31,5%. Có mối liên quan giữa kiến thức chung về phòng biến chứng với nhóm tuổi, nhóm nghề, nhóm trình độ học vấn và nhóm mắc biến chứng [21].

Đỗ Hồng Thanh (2018), nghiên cứu trên 822 NB ĐTĐ týp 2 được quản lý tại Phòng khám Nội tiết, Bệnh viện Thanh Nhàn cho thấy: tỷ lệ đối tượng quên thuốc chiếm 12,9%, trong đó tỷ lệ quên thuốc viên chiếm 55,7%, quên thuốc tiêm là 44,3%. Tỷ lệ bỏ thuốc chỉ chiếm 0,5%. Theo thang điểm đánh giá, tỷ lệ tuân thủ điều trị thuốc của NB đạt 91,9%. Vì vậy, cần sự can thiệp hơn trong hướng dẫn và nhắc nhở người bệnh thực hiện tuân thủ chế độ dùng thuốc [26].

Nghiên cứu của Huỳnh Thị Ngọc Hiền chỉ raNB tuân thủ thực hành chế độ dinh dưỡng chiếm 58,3%, trong đó lựa chọn các loại thực phẩm nên dùng, hạn chế, thực phẩm cần tránh đạt 58,3% tỷ lệ thực hành đúng về số lượng của một số loại thực phẩm đạt 76,2%. Các yếu tố trình độ học vấn, thu nhập cá nhân, thời gian điều trị bệnh, có mắc biến chứng kèm theo, kiến thức có liên quan đến thực hành dinh dưỡng điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 2. Nhóm NB được người thân nhắc nhở điều trị, cán bộ y tế hướng dẫn ăn uống, điều trị bệnh, có tìm hiểu thêm về bệnh từ các kênh truyền thông có liên quan đến thực hành dinh dưỡng trong điều trị bệnh. [12].

Nghiên cứu của Lê Thị Ngọc Lan năm 2018 cho thấy 24,5% số NB tuân thủ đầy đủ 4 chế độ điều trị, 35% tuân thủ 3 chế độ điều trị, số còn lại chỉ tuân thủ 1-2 chế độ quy định cho điều trị đái tháo đường. Vẫn còn 3,2% không tuân thủ chế độ nào. Trong 4 chế độ, số tuân thủ chế độ điều trị thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất (79%), tiếp theo là nhóm tuân thủ chế độ kiểm soát đường huyết (71%); số tuân thủ chế độ luyện tập và chế độ dinh dưỡng chỉ chiếm 49-49,8%. Nghiên cứu xác định được mối liên quan giữa các yếu tố thường xuyên được NVYT giải thích/nhắc nhở chế độ tuân thủ điều trị [OR=2,3 (1,54-3,44)] và biến chứng của bệnh [OR=1,77 (1,11-2,84)] với tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh (p<0,05); giữa yếu tố thường xuyên được NVYT giải thích và nhắc nhở

[OR=1,98 (1,33-2,95)] và nghề nghiệp [OR=2,25 (1,19-4,22)] với việc tuân thủ chế độ luyện tập; giữa yếu tố tuổi (OR=1,75 (1,03-2,97)], giới tính (OR=1,73;

95%CI: 1,06-2,82) và nghề nghiệp [OR= 2,68 (1,42-5,05)] với việc tuân thủ điều trị thuốc; giữa yếu tố thường xuyên được NVYT giải thích và nhắc nhở với việc tuân thủ tuân thủ chế độ kiểm soát đường huyết [OR=3,7 (1,68-8,12)][20].

Dương Chí Hồng năm 2019 nghiên cứu trên 250 BN ĐTĐ type 2 từ 18 tuổi trở lên, sử dụng thuốc ĐTĐ đường uống ≥ 6 tháng và có giá trị HbA1c trong vòng 6 tháng gần nhất. Tuân thủ dùng thuốc được đánh giá dựa trên bộ câu hỏi MMAS-8. Kết quả cho thấy có 67,6% người bệnh tuân thủ dùng thuốc (19,6% tuân thủ tốt và 48,0% tuân thủ trung bình). Các yếu tố ảnh hưởng tuân thủ gồm tuổi (p=0,002), số lần dùng thuốc trong ngày (p<0,001) và chế độ điều trị phức tạp (p=0,002). Nghiên cứu ghi nhận mối tương quan yếu (rho = -0,285;

p<0,001) giữa tuân thủ dùng thuốc và giá trị HbA1c của NB[15].

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường túp 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện nội tiết Trung ương năm 2019. (Trang 21 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)