III.1.1. Các loại hình di sản văn hóa đô thị
Hiện nay, thành phố Mỹ Tho được công nhận là đô thị loại II đang lưu giữ rất nhiều loại hình di sản trong khung cảnh đô thị như: Di sản lịch sử, di sản kiến trúc, di sản khảo cổ, di sản văn học, di sản tôn giáo, di sản văn hóa giáo dục, di sản đô thị,…
III.1.2. Các giá trị di sản văn hóa đô thị
Thành phố Mỹ Tho là một trong những vùng đất được khai phá sớm và là một trong hai đại phố hình thành đầu tiên của các tỉnh Nam Bộ, với lịch sử hơn 330 năm hình thành và phát triển.
Từ năm 1623, một bộ phận người Việt từ Miền Bắc và Miền Trung vào lập nghiệp ở vùng tả ngạn sông Bảo Định (Phường 2, 3, 8 và xã Mỹ Phong, Đạo Thạnh, Tân Mỹ Chánh, hiện nay còn di tích lưu lại), chủ yếu sống bằng nghề nông và buôn bán. Vào cuối thế kỷ 17, Nam Bộ có hai trung tâm mua bán lớn là Mỹ Tho và Biên Hòa. Thế mạnh của phố chợ Mỹ Tho là mua bán, đặc biệt là hàng nông thủy sản rất dồi dào, chiếm ưu thế cả vùng. Từ đó đến nay, Mỹ Tho đã không ngừng phát triển, mặc dù đã trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, nhất là đối với ngành thương mại, đã hơn 300 năm giữ vai trò chợ đầu mối điều phối
hàng hóa cho các nơi trong tỉnh cũng như khu vực đồng bằng sông Cửu Long với thành phố Hồ Chí Minh.
Mỹ Tho có những công trình kiến trúc tôn giáo như: chùa Bửu Lâm, chùa Thiên Phước, chùa Vĩnh Tràng, nhà thờ Chánh Tòa…. Vùng đất này còn được xem là một trong nhũng nơi nghệ thuật cải lương ra đời sớm nhất như: ban nhạc Ca ro bô của ông Nguyễn Tổng Triều (Tư Triều), gánh hát thầy Năm Tú, gánh hát Nam Đồng Ban, gánh hát Tái Đồng Ban… là nơi sản sinh ra nhiều danh tài cải lương tiêu biểu như: NSND Năm Châu (Nguyễn Thành Châu), Năm Phỉ (Lê Thị Phỉ), Bảy Nam (Lê Thị Nam), Phùng Há (Trương Phụng Hảo),… đồng thời Mỹ tho cũng là quê hương của họa sĩ tài danh Nguyễn Sáng…
Ở vị trí chiến lược quan trọng, thành phố Mỹ Tho là nơi tập hợp nhiều anh hùng hào kiệt kháng chiến chống phong kiến, chống thực dân pháp ngay khi chúng vừa đặt chân lên đất Nam kỳ. Qua các giai đoạn lịch sử, bao giờ thành phố Mỹ Tho cũng là nơi đụng đầu ác liệt gồm lực lượng cách mạng chính nghĩa với các thế lực thực dân, đế quốc và phản động. Nhân dân thành phố Mỹ Tho mang trong mình truyền thống yêu nước, truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc trong xây dựng và bảo vệ đất nước, đã xây dựng trên quê hương Mỹ Tho nếp sinh hoạt văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc và nêu cao tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất hơn 3 thế kỷ qua.
III.1.3. Chính sách di sản văn hóa
Gần đây, do tín hiệu xanh “giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc”
trong nhân dân dậy lên “cơn sốt” khôi phục các giá trị truyền thống, lễ hội; Các lễ hội. Cúng đình, cúng Miếu, Dinh Cô, đền Nam Hải ... Tới các sinh họat: Hầu Bà, Chặp Địa – Nàng, Hát bóng rỗi trở lại với dân gian sau nhiều năm vắng
bóng. Như vậy, tâm linh của dân gian vẫn luôn thôi thúc và đang đi tìm chỗ đứng.
Tiền Giang nói chung và Mỹ Tho nói riêng đang bước nhanh trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa là vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Hơn lúc nào và ở đâu hết, vốn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đang cọ sát với nhịp sống công nghiệp, với xu hướng tin học hóa, quốc tế hóa và đang bật lên tiếng kêu đòi hỏi có sự chú trọng thích đáng. Sự chú trọng thích đáng cần nhất cho hiện nay là một chính sách khẩn trương trân trọng trong việc kiểm kê, đánh giá phân lọai bảo tồn và làm phát triển vốn di sản văn hóa phi vật thể ở địa phương như các nước trong khu vực từng làm. Hiện nay, chính quyền tỉnh Tiền Giang cũng đang làm như vậy, nếu không, thời gian không đợi ai cả, tiền của không mua được những giá trị văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể đã mất.
III.2. Các chính sách văn hóa đô thị III.2.1. Chính sách giải trung ương hóa
Với hệ thống thiết chế văn hóa thuộc lĩnh vực quản lý chuyên môn của Ngành văn hóa Thể thao và Du lịch, đảm bảo nhu cầu thưởng thức văn hóa nghệ thuật của người dân. Cụ thể, hoạt động văn hóa mang tính chuyên nghiệp được đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nâng cao chất lượng chuyên môn; hiện nay các Đoàn Ca múa nhạc Tiền Giang, Đoàn Nghệ thuật cải lương Tiền Giang đã có nhiều tiến bộ trong hoạt động biểu diễn nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu thưởng thức văn hóa văn nghệ của nhân dân thành phố cũng như các địa phương trong tỉnh. Hàng năm, các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp được giao chỉ tiêu, nhiệm vụ phục vụ không bán vé cho khán giả thành phố Mỹ Tho, khán giả các địa phương thuộc vùng sâu, vùng xa trong tỉnh, nhằm mang văn hóa nghệ thuật đến
các vùng sâu, vùng xa, vùng có đồng bào dân tộc thiểu số, vùng kháng chiến cũ…
Thực hiện Quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) ngày 3/8/2010 về xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia về nghệ thuật đờn ca tài tử đề nghị UNESCO xét đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại, có 21 tỉnh, thành phía Nam thực hiện việc lập hồ sơ nghệ thuật đờn ca tài tử.
Ở tỉnh Tiền Giang, từ đầu tháng 9/2010, Sở VHTT&DL tiến hành lập hồ sơ đờn ca tài tử và đã gửi về Viện Âm nhạc (Bộ VHTT&DL) đúng thời gian quy định. Và trong khuôn khổ chương trình lập hồ sơ đờn ca tài tử, Sở VHTT&DL của tỉnh cũng đã thực hiện tốt một số hoạt động như: Tổ chức tọa đàm "Nghệ thuật đờn ca tài tử" cấp tỉnh; Xây dựng 2 chương trình đờn ca tài tử của huyện Cái Bè và TP. Mỹ Tho để đoàn làm phim của Bộ VHTT&DL thu hình; Tham dự hội thảo quốc tế về "Nghệ thuật đờn ca tài tử và những lối hòa đàn ngẫu hứng" do Bộ VHTT&DL tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh. Tỉnh Tiền Giang là 1 trong 14 tỉnh trong tổng số 21 tỉnh, thành được Viện Âm nhạc mời viết và đọc tham luận tại hội thảo. Theo thống kê của Viện Âm nhạc, ở 21 tỉnh, thành hiện có 2.258 CLB, đội, nhóm đờn ca tài tử với 18.800 người tham gia hoạt động đờn ca tài tử.
III.2.2. Chính sách dân chủ hóa văn hóa
Cũng như nhũng đô thị khác trong tỉnh Tiền Giang, thành phố Biên Hòa luôn là khu vực đi đầu trong phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, theo sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo tỉnh Tiền Giang. Đây là phong trào nhằm phát huy vai trò hoạt động dân chủ của người dân ở địa phương mình sinh
sống, Hàng năm, Ban chỉ đạo phong trào thực hiện chương trình hành động, tổng kết phong trào, rút ra những bài học kinh nghiệm từ hoạt động thực tiễn, tổng kết khen thưởng, nêu gương những điển hình để động viên kịp thời. Phong trào góp phần xây dựng đồi sống văn hóa ở từng khu phố, tổ dân phố, xã, ấpm.
III.3. Môi trường văn hóa đô thị III.3.1. Môi trường tự nhiên
Song song với quá trình đô thị hóa thì môi trường tự nhiên ở thành phố Mỹ Tho cũng đang gánh chịu những hậu quả do con người xâm hại. Đứng đầu trong danh sách ô nhiễm là các con kênh, con sông thuộc các xã phường đông dân cư, có nhiều khu công nghiệp như kênh Bảo Định, Giếng nước trung tâm…
Nước tại các kênh bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Trên song Tiền, nguồn nước tại những vị trí ở vùng thượng nguồn có chất lượng tốt, hầu hết các thông số quan trắc đạt tiêu chuẩn cho phép, nước sử dụng tốt cho mục đích sinh hoạt. Tuy nhiên, chất lượng nước trên sông Tiền đoạn qua thành phố Mỹ Tho và xã Trung An lại bị ô nhiễm do các chất hữu cơ, Fe và vi khuẩn gây bệnh từ các khu công nghiệp.
Bên cạnh đó, tình trạng dân nhập cư càng ngày càng đông, điều này dẫn đến sự xây cất nhà trái phép, xâm phạm môi trường tự nhiên rất nẵng nề. Bên cạnh khu dân cư do nhà nước quy hoạch thì bao giờ cũng có khu dân cư tự phát do dân nhập cư quá nhiều.
III.3.2. Môi trường xã hội
Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa ở thành phố Mỹ Tho diễn ra tương đối nhanh, nên đã dẫn đến những hiện tượng bất cập: Tình trạng thiếu
nguồn nhân lực lao động từ các khu công nghiệp đã thu hút rất nhiều dân nhập cư trong và ngoài tỉnh, tình trạng nhà xây trái phép trên đất đã công bố quy hoạch cũng diễn ra phổ biến. Không chỉ làm nhà, nhiều hộ dân còn xây dựng thêm các công trình phụ để mở rộng diện tích. Đứng dưới góc độ quản lí, hiện tượng nêu trên là vi phạm pháp luật cần được chấn chỉnh; nhưng dưới góc độ phát triển xã hội, phản ánh nhu cầu về nhà ở rất cao của người dân.
Một trong những hệ quả dân số quá tải đã ảnh hưởng kéo theo trong công tác chăm sóc y tế - Các bệnh viện trong thành phố luôn quá tải, chất lượng thăm khám không đảm bảo, các tình trạng khác cũng xảy ra – Tình trạng kẹt xe, kẹt cầu, ngắt điện, dịch vụ bưu điện, viễn thông cũng không phụ vụ nổi… tất cả dẫn đến một môi trường sống không chất lượng.
III.3.3. Môi trường nhân văn
Nói đến môi trường đô thị trước hết là nói đến hệ thống cây xanh được trồng ở hai ven đường, ở công viên, có tác dụng trong việc cải thiện môi sinh, tổ chức sự nghỉ ngơi cho dân cư và làm đẹp bộ mặt thành phố.
Từ những năm đầu quy hoạch phát triển thành phố Mỹ Tho, nhiều biện pháp để bảo vệ môi trường đã được đưa ra như xây mới công viên dọc sông Tiền và các công viên nhỏ ở trong các khu dân cư; cải tạo công viên Thủ Khoa Huân, công viên Giếng nước phường 4, Trung tâm văn hóa thiếu nhi trồng và sửa sang cây xanh dọc một số tuyến đường như đường Hùng Vương, đường dọc sông Tiền. Đây là những “mảng xanh” trong lòng thành phố, không chỉ có tác dụng góp phần điều hòa môi trường không khí mà còn giúp người dân thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng, từ đó tái tạo sức lao động.
Hiện nay, toàn thành phố có 3 bệnh viện và 19 trung tâm y tế có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn.