Theo như tiêu chí đánh giá điểm kiến thức đạt hay không đạt, qua kết quả của nghiên cứu ghi nhận được hiểu biết chung có liên quan đến hai yếu tố là trình độ học vấn và nghề nghiệp của thai phụ có HBV.
Tìm hiểu mối tương quan của trình độ học vấn với hiểu biết chung về phòng lây truyền vi rút VGB như sau, khi kiểm tra OR đơn biến, nghiên cứu cho thấy thai phụ có trình độ học vấn cao hơn sẽ có hiểu biết cao hơn so với thai phụ có trình độ thấp hơn, cụ thể odds hiểu biết về kiến thức chung của phụ nữ cố HBV ở nhóm trình độ học vấn từ Cấp 2 trở xuống sẽ kém hơn 1 nửa so với nhóm thai phụ có HBV có trình độ học vấn là Cấp 3, tỷ lệ này khi so sánh với nhóm thai phụ có HBV có trình độ từ Cao đẳng trở lên thì có odds hiểu biết kém hơn đến 81%. Nghĩa là cứ 100 thai phụ có HBV có trình độ từ Cao đẳng trở lên hiểu biết đạt về kiến thức thì có 19 thai phụ có HBV có trình độ từ Cấp 2 trở xuống hiểu biết đạt về kiến thức, tỷ lệ này ghi nhận tương đồng khi phân tích hồi quy đa biến, nghiên cứu ghi nhận chỉ có
trình độ học vấn từ Cao đẳng trở lên mới ảnh hưởng đến hiểu biết của thại phụ có HBV (p=0,042, ORhiệu chỉnh = 0,19, 95% CI 0,03-0,94), điều này hoàn toàn phản ánh đúng thực tế khi trình độ học vấn cao sẽ có kiến thức tốt. Nghiên cứu cũng ghi nhận mối tương quan giữa các nhóm nghề nghiệp của thai phụ có HBV có ý nghĩa thống kê (χ2= 9,26, P=0,026) cụ thể, odds hiểu biết về kiến thức chung của thai phụ có HBV trên nhóm Nội trợ gấp 2 lần so với nhóm Kinh doanh, và gấp 1,14 lần so với nhóm Làm Nông – Công nhân. Tuy nhiên odds hiểu biết này khi so sánh với nhóm Văn phòng thì lại kém 4 lần (ORNội trợ/Văn phòng = 0,25). Kết quả này chứng tỏ hiểu biết chung về phòng chống lây truyền vi rút VGB ở thai phụ có HBV đạt giảm dần theo các nhóm nghề nghiệp lần lượt là Văn phòng. Nội trợ, Làm nông – Công nhân cuối cùng là Kinh doanh,
Trên thực tế, thai phụ có HBV đạt điểm kiến thức tốt nhưng chưa chắc là đã đạt điểm thực hành tốt. Cũng một phần giải thích thai phụ có HBV không liên quan đến việc điều trị trước đó của họ. Có thể trên thực tế việc điều trị sẽ không phổ biến với cộng đồng dân cư có HBV và cụ thể trong nghiên cứu này là thai phụ có HBV. Nghiên cứu kỳ vòng các pháp đồ điều chị liên quan đến điều trị cho các thai phụ có HBV để phòng giảm nguy cơ lây truyền từ mẹ sang con, nhưng kết quả cho thấy có ít thai phụ lựa chọn điều này. Chính vì vậy dẫn đến các kết quả kiểm định không đáng tin cậy hoặc không có ý nghĩa thống kê, cần có nhiều nghiên cứu cụ thể hơn như là việc lựa chọn hình thức phòng chống lây truyền vi rút VGB từ mẹ sang con ở đối tượng là thai phụ có HBV hoặc là lấy cở mẫu đủ lớn.
Tuy nhiên, việc điều trị VGB trước đó của thai phụ có HBV lại liên quan đến việc chồng của thai phụ có HBV. Tuy là tỷ lệ có thấp nhưng nghiên cứu cũng ghi nhận mối tương quan luận yếu (r=0.244).
Cụ thể, odds thực hành đi xét nghiệm trước đó của người chồng có vợ là thai phụ có HBV đã điều trị trước đó cao hơn gần 6 lần so với odds thực hành đi xét nghiệm của người chồng có vợ là thai phụ có HBV đã không điều trị trước đó. Điều này chứng tỏ các gia đình có vợ đã
điều trị trước đó thì có ý thức phòng chống lây truyền vi rút VGB tốt hơn nhóm còn lại. Vì với chương trình tiêm chủng mở rộng, có thể kiểm soát lây truyền dọc từ mẹ sang con, nhưng lại không có biện pháp cụ thể khác đối với đường lây truyền ngang như lây qua đường máu hay lây qua đường tình dục, một trong những con đường vẫn tồn tại ở các nước có tỷ lệ HBV thấp như Mỹ hay Châu Âu.