Theo dõi diến biến của đống ủ

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng xử lý phế thải chế biến tinh bột sắn dạng rắn làm phân bón của một số chủng vi sinh vật (Trang 52 - 55)

PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3. Đánh giá khả năng sử dụng bộ chủng vi sinh vật vào xử lý phế thải sau chế biến tinh bột sắn

3.1. Theo dõi diến biến của đống ủ

Trong quá trình ủ đề tài đã tiến hành theo dõi diễn biến quá trình hoạt động của vi sinh vật 5 ngày/1lần.

Bảng 4.12. Mật độ vi sinh vật trong quá trình ủ theo các tỉ lệ phối trộn các chủng vi sinh vật

Ngày lấy mẫu Công thức thí nghiệm

VSV tổng số (CFU/g)

SHX 02 (CFU/g)

SHV 18 (CFU/g)

SHV 73 (CFU/g) ĐC 7,56 x 104 8,45 x 102 6,8 x 102 1,8 x 101 Ngày thứ 5

CTTN 10,45 x 106 1,04 x 103 9,50 x 103 26,1 x 102 ĐC 8,91 x 104 1,02 x 102 7,25 x 102 2,3 x 101 Ngày thứ 10

CTTN 1,78 x 108 9,7 x 106 1,83 x 104 1,01 x 104 ĐC 2,19 x 105 1,90 x 103 9,83 x 102 3,7 x 101 Ngày thứ 15

CTTN 1,25 x 109 7,62 x 108 8,09 x 108 4,03 x 108 ĐC 5,58 x 105 6,01 x 103 1,79 x 104 3,98 x 101 Ngày thứ 20

CTTN 9,67 x 108 1,98 x 107 7,09 x 107 7,95 x 106 ĐC 5,58 x 105 6,47 x 103 1,27 x 105 4,21 x 101 Ngày thứ 25

CTTN 5,49 x 107 6,47 x 106 9,54 x 105 7,62 x 105 ĐC 1,07 x 106 7,51 x 104 3,49 x 104 7,62 x 101 Ngày thứ 30

CTTN 2,26 x 106 4,01 x 104 7,98 x 104 7,30 x 103

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy là trong khoảng 10 ngày đầu mật độ vi sinh vật của tất cả các công thức đều tăng, tuy nhiên công thức đối chứng tăng nhẹ so với các công thức thí nghiệm khác do các công thức thực nghiệm được bổ sung vi sinh vật ban đầu.

Vào giai đoạn ngày thứ 15 của đống ủ thì lượng vi sinh vật tăng rất mạnh, do khi này sinh vật thích nghi với điều kiện của đống ủ.

Từ sau ngày 15 lượng vi sinh vật giảm xuống và xu hướng ổn định do khi này nguồn thức ăn bổ sung ban đầu đã hết, mật độ quá cao trong khi nguồn thức

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 45 ăn của cơ chất không đáp ứng đủ vì thế có sự cạnh tranh nguồn thức ăn, khiến VSV bị chết.

Riêng với công thức đối chứng lại có xu hướng mật độ vi sinh vẫn tiếp tục tăng do chưa đạt tới trạng thái ổn định.

3.1.2. Nhiệt độ

Nhiệt độ đống ủ thể hiện mức độ hoạt động của VSV trong các công thức ủ. Đồng thời nó phản ánh đặc điểm của các giai đoạn của quá trình ủ, cho biết khi nào quá trình ủ ổn định và có thể kết thúc.

Đồ thị biểu diễn diễn biến nhiệt độ qua các ngày ủ

0 10 20 30 40 50 60

1 4 7 10 13 16 19 22 25 28 30

Ngày ủ

Nhiệt đ môi trường

đối chứng CTTN

Hình 4.1. Diễn biến nhiệt độ qua các ngày ủ

Qua đồ thị có thị có thể thấy nhiệt độ môi trường và nhiệt độ của công thức đối chứng không có sự khác biệt nhiều.

Đối với các công thức thí nghiệm nhiệt độ ở những ngày đầu ủ tăng nhẹ, do vi sinh vật đang trong thời gian thích nghi, hoạt động chưa mạnh. Từ ngày thứ 6 trở đi nhiệt độ bắt đầu tăng mạnh dần và đến khoảng ngày thứ 16 đến ngày thứ 19 thì nhiệt độ đạt mức cực đại là 520C. Điều này là do trong giai đoạn này vi sinh vật hoạt động mạnh nên sinh nhiệt lớn, tuy nhiên theo lý thuyết nhiệt độ

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 46 cực đại thường là 68 – 700C nhưng do trong thí nghiệm này ở quy mô nhỏ và dụng cụ không chuyên dụng nên dễ bị thất thoát nhiệt. Những ngày tiếp theo nhiệt độ có xu hướng giảm dần tới khoảng 25 – 260C.

3.1.3. pH và độ ẩm

Để tạo điều kiện tốt cho sự sinh trưởng và phát triển của các vi sinh vật có ích, bã thải trước khi ủ được điều chỉnh bằng vôi bột sao cho pH nằm trong khoảng 6 – 8. Trong quá trình ủ pH sẽ thay đổi do hoạt động của vi sinh vật. Dưới đây là kết quả theo dõi pH và độ ẩm trong quá trình ủ.

Hình 4.2. Diễn biến pH và độ ẩm qua các ngày ủ

Qua hình trên ta thấy, pH của bã thải sau khi trộn vôi bột là khoảng pH = 6,4 - 6,5. Sau 30 ngày ủ nhìn chung pH không có biến động nhiều giữa pH ban đầu và pH qua các ngày ủ, giữa công thức ủ với công thức đối chứng. Ở các công thức thí nghiệm thì pH đều có xu hướng tăng nhẹ, điều này là do các VSV hiếu khí hoạt động mạnh sử dựng cơ chất làm thức ăn tạo ra CO2 và nước mà không tạo ra axit như các quá trình phân hủy yếm khí, khí CO2 có thể bị bay hơi.

Đồng thời nhiệt độ tăng cao làm cho một số axit yếu dễ bay hơi thoát ra khỏi

Đồ thị diễn biến pH và độ ẩm qua các ngày ủ

0 10 20 30 40 50 60 70

Ngày thứ 1

Ngày thứ 5

Ngày thứ 10

Ngày thứ 15

Ngày thứ 20

Ngày thứ 25

Ngày thứ 30 Ngày

Đm

5,8 6 6,2 6,4 6,6 6,8 7 7,2 7,4 7,6

pH

Độ ẩm CTĐC Độ ẩm CTTN pH CTĐC pH CTTN

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 47 đống ủ. Với công thức đối chứng pH cũng tăng nhưng tăng nhẹ do hoạt động phân giải các chất của vi sinh vật chậm.

* Độ ẩm

Độ ẩm là một yếu tố trong những yếu tố có ảnh hưởng mạnh tới quá trình ủ. Khi độ ẩm quá cao các quá trình yếm khí sẽ diễn ra chiếm ưu thế và ngược lại nếu độ ẩm quá thấp lại ảnh hưởng không tốt tới hoạt động sống của vi sinh vật.

Trong quá trình ủ cần theo dõi thường xuyên để có sự điều chỉnh phù hợp.

Ở công thức đối chứng, quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ sẽ sinh ra nước, trong khi nhiệt độ lại không tăng cao khiến cho nước sinh ra không được thoát ra ngoài làm cho độ ẩm có xu hướng tăng so với ban đầu.

Công thức thí nghiệm độ ẩm có xu hướng giảm, do hoạt động mạnh của vi sinh vật hiếu khí làm nhiệt độ tăng cao hơi nước sinh ra từ hoạt động phân hủy bị bay hơi. Tới ngày 30 thì độ ẩm đạt khoảng 30% bã thải trở nên tơi xốp.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng xử lý phế thải chế biến tinh bột sắn dạng rắn làm phân bón của một số chủng vi sinh vật (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)