VẬT LÍ PHỔ THÔNG Ở NƯỚC
V. Tổng quát về chương trình vật lí phổ thông ở
5.2. Các quan điểm cơ bản để xây dựng chương trình vật lí phổ thông
5.2.1. Cũng như chương trình vật lí của các nước, nội dung chủ yếu của chương trình vật lí phổ thông ở nước ta là vật lí học cổ điển, vì nó là cái nền của toàn bộ vật lí học và là bộ phận hữu cơ của nền học vấn phổ thông. Không thể học vật lí lí thuyết hay vật lí kĩ thuật mà không biết gì về vật lí cổ điển.
Mặt khác, trong chương trình phổ thông, kiến thức vật lí rất cần thiết để học tốt các môn khác mà trước hết là hoá học, sinh học, toán học, địa lí ... Vật lí học cổ điển cũng là cơ sở khoa học của đại bộ phận các ngành sản xuất phổ biến ở nước ta hiện nay.
5.2.2. Chương trình vật lí hiện nay ở nước ta đã được hiện đại hoá một bước so với các chương trình trước đây. Tính hiện đại đã được thể hiện trước hết ở nội dung kiến thức được đưa vào sách giáo khoa. Tính hiện đại còn được thể hiện ở chỗ sử dụng các quan điểm nhận thức hiện đại về vật lí học trong việc trình bày giải thích các hiện tượng vật lí.
V. Tổng quát về chương trình vật lí phổ thông ở nước ta
V. Tổng quát về chương trình vật lí phổ thông ở nước ta
5.2. Các quan điểm cơ bản để xây dựng chương trình vật lí phổ thông
Quan điểm hiện tượng (hay còn gọi là quan điểm vĩ mô) dùng để mô tả các hiện tượng vật lí thông qua các thông số vĩ mô. Mối quan hệ giữa các thông số vĩ mô này được xác định chủ yếu bằng con đường thực nghiệm và phát biểu thành các định luật dùng để giải thích, tiên đoán hàng loạt các hiện tượng có liên quan và ứng dụng vào thực tế.
Theo quan điểm hiện tượng, trong Cơ học chất điểm, khi xét lực tác dụng lên vật xem như đó là tổng hợp các lực tác dụng lên các phần tử của vật và được đặt vào khối tâm của vật. Trong Nhiệt học, chất khí được mô tả bằng các thông số vĩ mô áp suất, thể tích, nhiệt độ và khối lượng. Mối quan hệ của các thông số này được xác định bằng các định luật thực nghiệm Bôilơ-Mariôt, Gay Luysăc , Saclơ và được khái quát băng phương trình Medêlêep-Clapêrông PV= kT. Các định luật và phương trình trên dùng để giải thích, tiên đoán các hiện tượng có liên quan đến chất khí và làm cơ sở cho nhiều ứng dụng trong thực tế đời sống và kĩ thuật.
V. Tổng quát về chương trình vật lí phổ thông ở nước ta
V. Tổng quát về chương trình vật lí phổ thông ở nước ta
5.2. Các quan điểm cơ bản để xây dựng chương trình vật lí phổ thông
Quan điểm cấu trúc (hay còn gọi là quan điểm cơ chế vi mô) là quan điểm đi sâu vào cấu trúc của vật chất để vạch ra cơ chế vi mô của hiện tượng. Để mô tả một hiện tượng vật lí, bên cạnh các thông số vĩ mô còn sử dụng các thông số vi mô đặc trưng cho hiện tượng. Mối quan hệ giữa các thông số này được xây dựng bằng con đường lí thuyết thành các định luật và phương trình giúp ta tiên đoán các hiện tượng về mặt lí thuyết. Quan điểm này xuất phát từ quan niệm vật chất được cấu tạo từ các hạt, các hiện tượng vật lí có liên quan đến sự chuyển động của các hạt và sự tác dụng giữa các hạt hay các phần tử vật chất với nhau xẩy ra bên trong đó
V. Tổng quát về chương trình vật lí phổ thông ở nước ta
V. Tổng quát về chương trình vật lí phổ thông ở nước ta
5.2. Các quan điểm cơ bản để xây dựng chương trình vật lí phổ thông
Quan điểm năng lượng dùng để nghiên cứu các hiện tượng, các quá trình nhờ các thông số đặc trưng cho năng lượng, trên cơ sở của định luật và bảo toàn năng lượng. Quan điểm năng lượng tỏ ra rất có hiệu quả trong việc trình bày các hiện tượng có nhiều ứng dụng trong đời sống và kĩ thuật. Nhiệt động lực học với hai nguyên lí của nó là một ví dụ điển hình về việc nghiên cứu các hiện tượng nhiệt theo quan điểm năng lượng.
5.2.3. Coi trọng các phương pháp vật lí tức là đưa một cách tường minh các phương pháp vật lí trong việc trình bày kiến thức ở sách giáo khoa. Trong các phương pháp vật lí, phương pháp được quan tâm nhiều nhất trong chương trình vật lí phổ thông là phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình.
V. Tổng quát về chương trình vật lí phổ thông ở nước ta
V. Tổng quát về chương trình vật lí phổ thông ở nước ta
5.2. Các quan điểm cơ bản để xây dựng chương trình vật lí phổ thông
5.2.4. Quan điểm thực tiễn được thể hiện rất đậm nét trong chương trình và sách giáo khoa vì vật lí học là một ngành khoa học gắn bó chặt chẽ với thực tế sản xuất và đời sống xã hội. Mặc dầu không đi sâu vào các chi tiết cấu tạo và vận hành, nhưng phải đề cập đến nguyên tắc hoạt động chung.