ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN GIA BÌNH, TỈNH BẮC NINH

Một phần của tài liệu Ứng dụng viễn thám và hệ thống thông tin địa lý đánh giá biến động đất đai huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 52 - 57)

4.1.1. Điu kin t nhiên 4.1.1.1. V trí địa lý

Hình 4.1. Sơ đồ v trí huyn Gia Bình, tnh Bc Ninh

Gia Bình là một huyện thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, cách trung tâm thành phố Bắc Ninh 25 km về phía Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội 35 km về phía Tây Nam. Địa giới hành chính bao gồm:

- Phía Bắc giáp huyện Quế Võ, giới hạn bởi sông Đuống.

- Phía Nam giáp huyện Lương Tài.

- Phía Đông giáp huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, giới hạn bởi sông Thái Bình.

- Phía Tây giáp huyện Thuận Thành.

Tọa độ địa lý: 21001’14” đến 21006’51” vĩ độ Bắc 106007’43” đến 106018’22” kinh độ Đông

Huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh có 14 đơn vị hành chính bao gồm 1 thị trấn (thị trấn Gia Bình) và 13 xã: Vạn Ninh, Thái Bảo, Giang Sơn, Cao Đức, Đại Lai,

Song Giang, Bình Dương, Lãng Ngâm, Nhân Thắng, Xuân Lai, Đông Cứu, Đại Bái, Quỳnh Phú. Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 10.758,67 ha, chiếm 13,10 % diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

Với vị trí như trên, huyện Gia Bình có những thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu kinh tế, văn hoá và tiêu thụ sản phẩm.

4.1.1.2. Địa hình, địa cht a. Địa hình

Địa hình huyện Gia Bình thuộc vùng đồng bằng, khá bằng phẳng, có một vài núi nhỏ thuộc xã Lãng Ngâm, Giang Sơn và xã Đông Cứu. Huyện được bao bọc xung quanh bởi sông Đuống, sông Ngụ, trên địa bàn có nhiều sông nội địa, ao, hồ nhỏ, kênh mương.

b. Địa cht

Đặc điểm địa chất huyện Gia Bình mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất sụt trũng Sông Hồng. Bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng. Bề dầy các thành tạo đệ tứ biến đổi theo quy luật trầm tích từ Bắc xuống Nam, càng xuống phía nam cấu trúc địa chất càng dầy hơn phía Bắc, địa chất có tính ổn định cao.

4.1.1.3. Khí hu, thy văn a. Khí hu

Gia Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa: nóng ẩm, mưa nhiều, chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa. Thời tiết trong năm chia làm 4 mùa rõ rệt.

Có mùa đông lạnh và mùa hè nóng nực. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa trung bình từ 100 mm đến 312 mm. Nhiệt độ bình quân tháng 23,7-29,1oC.

Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình từ 16-21oC, lượng mưa/tháng biến động từ 20-56 mm.

Hàng năm có 2 mùa gió chính: Gió mùa đông bắc (từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau) và gió mùa đông nam (từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm mưa rào). Độ ẩm không khí trung bình khoảng 83%, cao nhất là tháng 3 và tháng 4 (86%-88%) thấp nhất là tháng 12 (77%).

Tổng số giờ nắng trong năm khoảng 1.671,9 giờ. Nhiệt độ trung bình tháng dao động từ 23,4oC - 29,9oC, phân bố theo mùa.

b. Thy văn

Huyện Gia Bình có 2 sông lớn chảy qua là sông Đuống chảy ở phía Bắc và phía Đông Nam là sông Ngụ, mật độ lưới sông cao, trung bình từ 1-1,2 km/km2.

Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có sông: Lai, Văn, Khoai, Móng, Bãi Hà và nhiều tuyến kênh mương, ao hồ lớn, nhỏ tạo thành mạng lưới thủy văn dày đặc.

4.1.2. Thc trng phát trin kinh tế - xã hi

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyn dch cơ cu kinh tế

Theo số liệu của UBND huyện Gia Bình (2015), tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện duy trì tương đối ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn (2010-2015) đạt 5,4%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, và tỷ trọng ngành dịch vụ, giảm dần tỉ trọng ngành nông nghiệp. Năm 2015, tỷ trọng ngành nông – lâm – thủy sản còn 33%, giảm 3,3% so với năm 2010; tỷ trọng công nghiệp, xây dựng đạt 32,1%, tăng 2,7% so với năm 2010; tỷ trọng thương mại, dịch vụ chiếm 34,9%, tăng 0,6% so với năm 2010.

33.0%

34.9%

32.1%

Công nghiệp, xây dựng Thương mại, dịch vụ Nông, lâm nghiệp, thủy sản

Hình 4.2. Biu đồ cơ cu kinh tế huyn Gia Bình năm 2015 4.1.2.2. Thc trng phát trin các ngành kinh tế

Giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu do Huyện quản lý tăng 5,4%/năm; trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 1,5%; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 6,9% và khu vực dịch vụ tăng 7,1%. GRDP bình quân đầu người năm 2015 đạt 31 triệu đồng, tăng 13,2 triệu đồng so với năm 2010 (Ủy ban nhân dân huyện Gia Bình, 2015).

a. Ngành nông, lâm, ngư nghip

Năm 2015, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản ước đạt 1.379 tỷ đồng (theo giá HH), gấp 1,36 lần so năm 2010, tăng bình quân 1,5%/năm, cao hơn bình quân chung của tỉnh là 1,2%/năm;

b. Ngành công nghip, tiu th công nghip

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện có bước phát triển khá. Từng bước thu hút lao động địa phương, tạo ra việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Góp phần tích cực vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2015 đạt 477 tỷ đồng, bình quân tăng 11,9%/năm. Công nghiệp của huyện chủ yếu tập trung vào 2 nhóm ngành chủ lực: Công nghiệp chế biến và công nghiệp khai thác.

c. Ngành thương mi, dch v

Các hoạt động thương mại dịch vụ tiếp tục phát triển đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho sản xuất và đời sống nhân dân. Mạng lưới chợ nông thôn tiếp tục được quy hoạch, xây dựng mở rộng. Năm 2015 trên toàn huyện có trên 8.641 cơ sở kinh doanh thương mại - dịch vụ, với 16.111 lao động. Tổng mức bán lẻ hàng hoá năm 2015 đạt 1.257 tỷ đồng, tăng 12,8% so với năm 2014. Khu vực dịch vụ chiếm trên 34,90% trong cơ cấu nền kinh tế.

4.1.2.3. Dân s lao động và vic làm a. Dân s

Theo số liệu thống kê, năm 2015, toàn huyện có 92.238 người, mật độ bình quân dân số là 855 người/km2, trong đó dân số thành thị (thị trấn Gia Bình) có 6.864 người chiếm 7,4% dân số toàn huyện. Cấu trúc dân số thuộc loại trẻ, nên tiềm năng lao động và khả năng sinh đẻ còn rất lớn. Là huyện có mật độ dân số thấp hơn mức trung bình của tỉnh, song dân số chủ yếu phân bố ở các vùng nông thôn với nền kinh tế thuần nông nên đời sống còn nhiều khó khăn.

b. Lao động và vic làm

Năm 2015, có 53.560 người trong độ tuổi lao động đang làm việc, chiếm 58,06% dân số. Số lao động tham gia trong nền kinh tế quốc dân có 61.230 người, chiếm 66,3%. Trong những năm gần đây, mỗi năm có hàng trăm người đến tuổi được bổ sung vào nguồn lao động và sẽ tăng lên do tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi hiện nay khá cao. Đây là nguồn tiềm năng sức lao động dồi dào, nhưng đồng thời cũng là áp lực lớn trong việc giải quyết việc làm của huyện.

4.1.3. Nhn xét chung v điu kin t nhiên – kinh tế xã hi 4.1.3.1. Nhng tim năng và thun li

Vị trí địa lý thuận lợi đã tạo cho huyện Gia Bình có lợi thế trong phát triển kinh tế xã hội, là vùng phát triển nhanh và năng động trong tương lai.

- Tốc độ phát triển kinh tế của huyện khá ổn định, cơ cấu kinh tế, cơ cấu trong nông nghiệp đã và đang chuyển dịch theo hướng tích cực. Đây là những thuận lợi và nguồn lực lớn cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá.

- Huyện có tiềm năng phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, có diện tích đất nông nghiệp màu mỡ, vấn đề thủy lợi, tưới tiêu tương đối chủ động, là địa phương có truyền thống thâm canh sản xuất… Tất cả những yếu tố trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp chất lượng cao, cung cấp lương thực, thực phẩm sạch cung cấp cho thị trường tiêu thụ lớn như Hà Nội.

4.1.3.2. Nhng khó khăn, thách thc

Bên cạnh những thuận lợi nhất định, trong quá trình phát triển kinh tế xã hội huyện Gia Bình cũng gặp không ít những khó khăn thách thức:

- Tài nguyên khoáng sản ít, các cơ sở công nghiệp chưa nhiều và nhỏ lẻ, đặc biệt là công nghiệp chế biến nông sản chưa phát triển nên hiện tại chủ yếu sản phẩm nông nghiệp vẫn ở dạng thô.

- Kết cấu hạ tầng kỹ thuật, giao thông chưa đồng bộ, ảnh hưởng đến lưu thông hàng hóa, sản xuất, sinh hoạt của người dân và thu hút đầu tư trên địa bàn.

- Lao động qua đào tạo, lao động có tay nghề cao hiện chiếm tỷ lệ chưa cao.

Phần lớn số hộ nông dân vẫn có thói quen sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, tự cung tự cấp.

- Áp lực đối với đất đai

+ Cơ cấu kinh tế của huyện trong những năm gần đây cho thấy tỷ lệ các ngành công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ ngày càng tăng. Do vậy, việc phân bổ quỹ đất hợp lý cho các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ… ngày càng tăng.

+ Trong thời kỳ tới, để thực hiện công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa cần dành đất cho cải tạo, mở rộng, nâng cấp và xây dựng mới cơ sở hạ tầng như phát triển đô thị, thương mại dịch vụ, giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục…

+ Nhu cầu cải thiện đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng cao, cần dành đất cho xây dựng các công trình công cộng, văn hóa, thể dục thể thao, vui chơi giải trí và nghỉ ngơi…

Một phần của tài liệu Ứng dụng viễn thám và hệ thống thông tin địa lý đánh giá biến động đất đai huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)