SINH HOẠT ĐỘI TUẦN 8
I. Mục đích, yêu cầu
-Như sách giáo viên trang 34.
II. Đồ dùng dạy học:
-Bộ đồ dùng dạy cắt, khâu, thêu.
-Vải cắt may.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 học sinh đọc lại phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác gấp mép vải.
B. Bài mới 1.Giới thiệu bài.
2.Các hoạt động.
Hoạt động 3 : Gv nhận xét, củng cố cách khâu viền đường gấp mép vải theo các bước.
+ Bước 1: Gấp mép vải.
+ Bước 2: Khâu viền mép vải bằng mũi khâu đột .
- Kiểm tra vật liệu, dụng cụ thực hành của học sinh và nêu yêu cầu thời gian hoàn thành sản phẩm.
- Học sinh thực hành. Giáo viên quan sát uốn nắn, sửa chữa.
Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm thực hành.
- Giáo viên nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm.
+ Gấp được mép vải, tương đối phẳng.
+ Mũi khâu tương đối đều, thẳng, không bị dúm.
+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định.
- Học sinh dựa vào các tiêu chuẩn trên để tự đánh giá sản phẩm.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
IV. Nhận xét- đánh giá
- Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết qủa thực hành của học sinh.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị tiết học sau.
-Nhận xét giờ học.
_________________________________________
Ngày soạn:12/11/2008.
Ngày dạy:Thứ 6/14/11/2008.
Luyện Toán.
NHÂN CÁC SỐ TẬN CÙNG LÀ CHỮ SỐ 0.
ĐỔI ĐƠN VỊ ĐO m2, dm2,cm2.
I.Mục tiêu.
-Giúp HS thực hiện các phép tính nhân có tận cùng là chữ số 0 thành thạo; Đổi các đơn vị đo diện tích đã học nhanh, đúng.
-Rèn kĩ năng tính toán cho HS.
-Giáo dục HS tính cẩn thận.
II.Các hoạt động dạy học.
1.Giáo viên nêu yêu cầu, mục đích giờ học.
2.Luyện tập.
Bài 1.Gv nêu yêu cầu và ghi bài tập lên bảng.(Đặt tính rồi tính.) HS làm giấy nháp, 1HS lên bảng làm.
Nhận xét, ghi điểm HS lên bảng.
Bài 2. Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
GV và HS thao tác tương tự bài 1.
1 dm2 =...cm2 4dm2 = ...cm2 1000cm2 = ...dm2 508 dm2 = ...cm2 1 m2 = ...dm2 1 m2 = ...cm2 6 m2 =...dm2 2500dm2 =...m2 4800 cm2 =...dm2 500dm2=...m2 15dm2 2cm2 = ...cm2 11 m2 = ....cm2
270 30 x
8100
43 00 20 0 x
86 00 00
13 48 0 40 0 x
53 72 00 0
Bài 3. Học sinh làm vở.(HS giải 1 trong 2 cách)
Một đội xe có 7 ô-tô chở gạo. Mỗi ô-tô chở được 60 bao gạo, mỗi bao gạo cân nặng 50 kg.Hỏi đội xe đó chở được bao nhiêu tấn gạo?
Bài giải.
Số kg gạo mỗi xe chở được là:
50 x 60 = 3000 (kg) Số gạo 7 xe chở được là:
3000 x 7 = 21000 (kg) Đổi 21000 kg = 21 tấn
Đáp số: 21 tấn.
3.Củng cố, dặn dò.
-Nhận xét giờ học.
Luyện Tập làm văn.
LUYỆN BÀI TUẦN 11.
I.Mục tiêu.
-Giúp HS xác định được đề tài trao đổi, nội dung, hình thức trao đổi trong khi trao đổi ý kiến với người thân; biết đóng vai trao đổi tự nhiên, tự tin, thân ái, đạt mục đích đè ra.
-Rèn kĩ năng nói cho HS.
-Giáo dục HS tính trung thực, thật thà.
II. Các hoạt động dạy học.
1.GV nêu yêu cầu, mục đích giờ học.
2.Luyện tập.
GV nêu và ghi đề bài lên bảng:
Em và người thân trong gia đình cùng đọc một truyện nói về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên.Em trao đổi với người thân về tính cách đáng khâm phục của nhân vật đó.
Hãy cùng bạn đóng vai người thân để thực hiện cuộc trao đổi trên.
-Vài HS đọc đề bài, GV cùng HS phân tích đề.
-Hai học sinh cùng bàn thực hiện cuộc trao đổi.
-Vài cặp thể hiện trước lớp.
-Lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, khen những cặp HS thực hiện cuộc trao đổi đúng nội dung thái độ tự nhiên.
3.Nhận xét giờ học.
SINH HOẠT LỚP
I.Yêu cầu:
-Đánh giá hoạt động trong tuần 11.
-Đề ra kế hoạch hoạt động trong tuần 12.
-Giáo dục HS tinh thần phê và tự phê.
II.Lên lớp:
1.Văn nghệ.
2.Nhận xét, đánh giá.
a)Lớp trưởng nhận xét.
b)Giáo viên nhận xét tuần 11; phổ biến kế hoạch hoạt động tuần 12.
-GV căn cứ sổ chủ nhiệm, sổ ghi chép nêu những ưu, khuyết điểm trong tuần.
-Nêu những nội quy cần áp dụng để khắc phục những tồn tại.
-Phổ biến kế hoạch tuần 12.
c)Lớp trưởng điều khiển lớp bình bầu những bạn có nhiều thành tích trong tuần 5, khen dưới cờ.
3.Nhận xét giờ sinh hoạt.
TUẦN 12
(BUỔI CHIỀU)
Ngày soạn: 16/11/2008.
Ngày dạy: Thứ 3/18/11/2008.
Luyện Lịch sử.
LUYỆN CÁC BÀI TUẦN 10,11, 12.
I.Mục tiêu.
-Giúp học sinh củng cố kiến thức về cuộc kháng chiến chống Tống lần 1(năm 981),Lịch sử của nước Đại Việt thời Lí.(Từ năm 1009 đến năm 1226.)
-Giáo dục HS lòng tự hào dân tộc.
II.Các hoạt động dạy học.
1.Giáo viên nêu yêu cầu, mục đích giờ học.
2.Hướng dẫn HS ôn tập.
-HS mở sách giáo khoa các bài đã học:( Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần 1,Nhà Lí dời đô ra Thăng Long, Chùa thời Lí).
-GV nêu câu hỏi gọi hs trả lời.
+Quân Tống xâm lược nước ta vào năm nào? Hãy kể lại diễn biến cuộc kháng chiến chông quân Tống xâm lược.
+Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Tống đã đem lại kết quả gì cho nhân dân ta?
+Lý Công Uẩn (Lí Thái Tổ) quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La và đổi tên Đại La thành Thăng Long vào năm nào? Tinh đến nay đã được bao nhiêu năm?
+Thăng Long dưới thời Lí đã được xây dựng như thế nào? Hãy nêu những nét nổi bật của nhà Lí xây dựng được trong thời kì đó.
-Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét, giúp HS nắm chắc kiến thức của phần này.
-Hướng dẫn HS hoàn thành các bài tập trong vở bài tập.
3.Nhận xét giờ học.
-Cho HS xem một số tranh ảnh về kiến trúc chùa chiền được xây dựng trong thời Lí.( Chùa Một Cột, chùa Keo, tượng Phật A-di-đà...)
Luyện Toán.
NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG; NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT HIỆU;
GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN.
I.Mục tiêu.
-Giúp học sinh làm toán và tính toán thành thạo các bài tập dạng nhân một số với một tổng,nhân một số với một hiệu.Nhận dạng và giải toán có lời văn nhanh, đúng.
-Giáo dục HS tính cẩn thận, chăm chỉ.
II.Các hoạt động dạy học
1.Giáo viên nêu yêu cầu, mục đích giờ học.
2.Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Bài 1: Tính. HS làm bảng con.
a)235 x (30 + 5) = 235 x 30 + 235 x 5 b) 5327 x (80 + 6) = 5327 x 80 +5327 x 6
= 3050 + 1175 = 42616 + 3196
= 4225 = 45812
c) 645 x (30 - 6) = 645 x 30 - 645 x 6 d) 278 x (50 - 9) = 278 x 50 - 278 x 9 = 19350 -3870 = 13900 - 2502 = 15480 = 11398
Bài 2: GV nêu và ghi bài tập lên bảng, HS đọc bài toán, làm vở.(HS giải 1 trong 2 cách.)
GV chấm bài một số em, nhận xét. 1 HS lên bảng chữa bài.
Một trại chăn nuôi có 860 con vịt và 540 c0n gà.Mỗi ngày một con vịt hoặc một con gà ăn hết 80g thức ăn. Hỏi trại chăn nuôi đó phải chuẩn bị bao nhiêu ki-lô- gam thức ăn để đủ cho số gà, vịt đó ăn trong một ngày?
Bài giải.
Số gà và vịt trại đó có là:
860 + 540 = 1400 (con )
Số thức ăn trại đó phải chuẩn bị để ăn trong một ngày là:
1400 x 80 = 122000(g) Đổi 122000 g = 122 kg
Đáp số: 122 kg.
3.Củng cố dặn dò.
-HS nêu quy tắc khi nhân một số với một tổng;nhân một số với một hiệu.
-Nhận xét giờ học.
Hoạt động ngoài giờ lên lớp.
An toàn giao thông.
Bài 2.
VẠCH KẺ ĐƯỜNG, CỌC TIÊU VÀ RÀO CHẮN.
I.Mục tiêu.
-Như sách giáo viên trang 14.
II.Nội dung an toàn giao thông:
-Như sách giáo viên trang 14,15.
III.Chuẩn bị.
-GV 7 phong bì đựng 7 biển báo ở bài 1.
-HS: Quan sát vạch kẻ đường, tìm hiểu xem có những vạch kẻ đường nào.
IV.Các hoạt đông chính.
HĐ 1. Ôn bài cũ và giới thiệu bài mới,
-GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Hộp thư chạy”, “Đi tìm biển báo hiệu giao thông.”
HĐ 2. Tìm hiểu vạch kẻ đường.
-Yêu cầu những HS đã tìm hiểu vạch kẻ đường mô tả lại cho cả lớp nghe.(Nêu vị trí, hình dạng, màu sắc...)
HĐ 3. Tìm hiểu về cọc tiêu,hàng rào chắn.
1)Cọc tiêu.
-GV đưa tranh, ảnh cọc tiêu cho HS quan sát và giải thích: cọc tiêu thường cắm ở những mép đường nguy hiểm để người lái xe biết phạm vi an toàn của đường.
+Cọc tiêu có tác dụng gì? (...) 2)Rào chắn.
-GV: Rào chắn là ngăn không cho người và xe cộ qua lại. Có hai loại : rào chắn cố định và rào chắn di động.
-HS có thể nêu ví dụ.
HĐ 4. Kiểm tra hiểu biết.
-GV phát phiếu, nêu yêu cầu: Trả lời những câu hỏi sau:
+Vạch kẻ đường có tác dụng gì? ....
+Hàng rào chắn có mấy loại? ...
+Vẽ hai biển báo bất kì thuộc hai nhóm: Biển báo cấm và biển báo nguy hiểm.
Ghi tên hai biển báo đó.
-HS đổi chéo bài, kiểm tra lẫn nhau.
Hoạt động 5. Củng cố dặn dò.
-GV chốt lại nội dung bài.
-Thực hiện tốt an toàn giao thông.
-Nhận xét giờ học.
TUẦN 13 BUỔI CHIỀU.
Ngày soạn: 22/11/2008.
Ngày dạy:Thứ 3/25/11/2008.
Luyện Địa lí.
LUYỆN CÁC BÀI TUẦN 10, TUẦN 11, TUẦN 12.
I.Mục tiêu.
-Giúp HS hệ thống những đặc điểm chính về thiên nhiên con người và hoạt đông sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn, trung du BB và Tây Nguyên; HS chỉ được dãy HLS, các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt; đồng bằng BB
Trên bản đồ Địa lí TNVN.
-HS hoàn thành các bài tập trong vở bài tập.
-Giáo dục HS ý thức tự học, tự tìm hiểu.
II.Đồ dùng dạy học.
-Bản đồ Địa lí TNVN.
-Vở bài tập địa lí lớp 4.
III.Các hoạt động dạy học
1.GV nêu yêu cầu mục đích giờ học.
2.Các hoạt động.
Hoạt động 1. Làm việc cả lớp.
-GV treo bản đồ Địa lí TN lên bảng, gọi một số HS lên bảng chỉ :
+ Vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn, các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt.
+ Vùng trung du BB và nêu đặc điểm địa hình trung du BB.
+Vùng đồng bằng BB và trình bày đặc điểm của đồng bằng BB đồng thời nêu vai trò của hệ thống đê ven sông ở đồng bằng BB.
-HS lên bảng chỉ, nêu đặc điểm, cả lớp cùng giáo viên nhận xét điều chỉnh phần làm việc của HS cho đúng.
Hoạt động 2. Hoạt động cá nhân.
-GV hướng dẫn cách làm và yêu cầu HS hoàn thành bài tập 2,3 trang 22VBT.Hoàn thành các bài tập trang 23, 24 VBT Địa lí.
-Gọi HS chữa miệng.
-Nhận xét chốt ý đúng.
3.Củng cố dặn dò.
-Để phủ xanh đất trống, đồi trọc ngời dân ở vùng trung du BB đã làm gì? Việc làm đó có ích lợi gì?
-Nhận xét giờ học.
Hoạt động ngoài giờ lên lớp.