CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đánh giá kết quả thực hiện cấp nước nông thôn tại khu vực nghiên cứu
Trước năm 1990 chưa có bất kỳ hệ thống cung cấp nước sạch nào cho nhân dân trong khu vực, chưa có một dự án hay công trình xử lý nước sạch nào được xây dựng từ trước cho đến nay, các hộ dân trong khu vực đều sử dụng các loại nguồn nước chưa qua xử lý như sau:
Nước mưa: Hầu hết các hộ gia đình đều có bể chứa nước mưa để sử dụng làm nguồn nước ăn uống trong cả năm. Mỗi hộ dân đều xây dựng bể chứa nước mưa có dung tích từ 1 - 5m3, xây dựng ở phía trước sân nhà. Việc thu nước mưa thông qua hệ thống máng đón nước mưa từ mái nhà. Theo số liệu điều tra khảo sát, 90% số hộ dân sử dụng nước mưa làm nguồn nước chính trong gia đình.
Nước giếng đào: một số hộ ở đây có giếng đào với chiều sâu khoảng 3m.
Nước ngầm mạch nông thường bị ô nhiễm. Do đó chất lượng nước rất xấu. Hàm lƣợng sắt và mangan ở mức cao.
Nước giếng khơi chiều sâu khoảng 3- 5m. Hầu hết giếng khơi chất lượng nước không đảm bảo.
Nước giếng khoan đa số khoan sâu từ 30m. Chất lượng và trữ lượng nước không đảm bảo vì nguồn nước ngầm bị nhiễm sắt, nitơ, asen ở mức cao.
Nhận xét: nhân dân các xã hiện nay đang sử dụng nước không đảm bảo vệ sinh cho ăn uống và sinh hoạt. Do đó cần phải đầu tƣ xây dựng cho xã một hệ thống cấp nước sạch hoàn chỉnh.
3.1.2. Kết quả thực hiện chương trình cấp nước sinh hoạt của Chính phủ từ năm 1990 đến nay
- Trên địa bàn huyện có 07 công trình cấp nước tập trung đang hoạt động tính đến hết năm 2012, luỹ tích kết quả cung cấp nước sạch cho người dân từ các công trình:
+ Tổng số dân được cấp nước sạch: 75% (trong đó có khoảng 38% nước đạt QCVN 02:2009/BYT của Bộ Y tế).
+ Tỷ lệ trường học được cấp nước sạch và nhà vệ sinh: 85%.
+ Tỷ lệ trạm y tế được cấp nước sạch và nhà vệ sinh: 88%.
- Nguồn cung cấp nước cho các công trình được lấy từ sông Sắt, sông Châu Giang. Với lợi thế nguồn nước dồi dào đáp ứng nhu cầu cấp nước quanh năm cho người dân.
Đánh giá chung: Từ trước những năm 1990, người dân không được tiếp cận nguồn nước sạch, sử dụng nguồn nước tự nhiên, không qua xử lý, không đảm bảo vệ sinh và sức khoẻ. Tuy nhiên, từ những những năm 1990 đến nay, nhờ có sự đầu tƣ từ Chính phủ, các tổ chức quốc tế, sự ƣu tiên trong chính sách đầu tƣ của tỉnh, và ý thức sử dụng nước sạch của người dân nhờ đó các công trình cấp nước tập trung được xây dựng và mở rộng đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt hàng ngày và đảm bảo nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Nguồn nước cấp cho các công trình từ hệ thống các sông lớn của tỉnh và các hệ thống sông này đang bị đe doạ về mức độ ô nhiễm và lưu lượng không ổn định giữa các mùa. Vì vậy, cần có một chiến lƣợc ngắn hạn và dài hạn cho việc xây dựng, vận hành và quản lý công trình nhằm phát huy hiệu quả phát triển bền vững trong cấp nước nông thôn.
3.2. Đánh giá sự PTBV của công trình CNTTNT tại khu vực nghiên cứu Tiêu chí đánh giá sự PTBV của các công trình nhƣ sau: (i) Bền vững về nguồn nước; (ii) Bền vững về quản lý, vận hành; (iii) Bền vững về tài chính; (iv) Bền vững khi có sự tham gia của cộng đồng; (v) Bền vững về công nghệ; (vi) Bền vững tổ chức. Kết quả đƣợc đánh giá chi tiết, nhƣ sau:
3.2.1. Bền vững về nguồn nước
- Nguồn nước cấp đến các công trình từ sông Sắt và sông Châu Giang. Hai con sông này được bổ sung nước thường xuyênt từ sông Đáy. Tuy Trữ lượng nước được đánh giá có xu hướng giảm theo mạnh trong những năm gần đây nhưng vẫn có khả năng đáp ứng cho các công trình cấp nước sinh hoạt. Nguồn nước không ổn định giữa các mùa mƣa và mùa khô.
Formatted: Space After: 0 pt, Line spacing: 1,5 lines
Formatted: Indent: First line: 1,27 cm, Space Before: 0 pt, After: 0 pt, Line spacing: 1,5 lines
- Chất lượng nguồn nước cấp là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng nguồn nước đầu ra cho các công trình. Tuy nhiên, vấn đề bảo vệ chất lượng nước chưa được ưu tiên và quan tâm đúng mức. Hiện tượng chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi cá ở các cửa sông làm ảnh hưởng quá trình xử lý nước và chất lượng nước cấp.
- Chế độ quan trắc nước thô định kỳ: Hiện tại, các công trình trong khu vực nghiên cứu cho có chế độ quan trắc nước thô. Một số công trình công nhân quản lý theo dõi bằng cảm quan, nếu thấy có hiện tượng bất thường, người quản lý lấy mẫu và gửi Sở Khoa học và Công nghệ phân tích và có giải pháp phù hợp. Ví dụ: Công trình thị trấn Bình Mỹ làm tốt công tác này.
- Quy hoạch cấp nước của toàn tỉnh được lập trong giai đoạn nền kinh tế của tỉnh còn khó khăn nên việc quy hoạch chƣa thực hiện công tác dự báo nhu cầu Nước sạch và xử lý môi trường của ngành ở giai đoạn phát triển trong tương lai, chưa lập tính toán cân bằng nước dẫn đến tình trạng công suất thiết kế của các công trình cao hơn nhiều so với nhu cầu thực tế và gây lãng phí nguồn tài nguyên nước.
Theo thống kê cho thấy, các công trình tại khu vực nghiên cứu hiện nay đạt 70-85%
số hộ dân sử dụng so với kế quy hoạch thiết kế là 100% số hộ dân sử dụng.
- Các công trình cấp nước tập trung chưa có hệ thống xử lý nước thải sau quá trình xử lý. Nước thải được thải trực tiếp ra các lưu vực sông gây ô nhiễm nguồn nước sông và ô nhiễm trở lại với nguồn nước cấp cho công trình và dẫn đến không bền vững đối với nguồn nước.
- Chưa có cơ chế chia sẻ lợi ích giữa việc sử dụng nguồn nước cấp cho sinh hoạt và nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp.
Nhận xét 01: Tiêu chí đánh giá bền vững về nguồn nước trong việc xây dựng và quản lý, vận hành công trình CNTTNT là kém bền vững.
3.2.2. Bền vững về quản lý, vận hành
- Về chất lượng nước cấp cho người sử dụng: Phân tích chất lượng nước cập tại các công trình cấp nước và từ hộ dân sử dụng được trình bày theo kết quả tại bảng 06 dưới đây.
Bảng 06. Kết quả phân tích chất lượng nước tại các công trình CNTTNT khu vực nghiên cứu
TT Thông số Đơn vị tính
Phương pháp thử
Kết quả phân tích
QCVN 02/2009/
BYT (cột 1) Công
trình xã Hƣng Công
Công trình TT Bình Mỹ
Công trình xã An Ninh
Công trình xã Phú Phúc
Công trình xã Bối Cầu
Công trình xã Ngọc Lũ
Công trình xã Vũ Bản
1 Màu sắc TCU TCVN 6185-1996 8 10 6 8 11 7 11 15
2 Mùi vị - Cảm quan Không
mùi
Không mùi
Không mùi
Không mùi
Không mùi
Không mùi
Không mùi
Không mùi
3 Độ đục NTU TCVN6184-1996 1 2 2 3 5 7 4 5
4 Clo dƣ mg/l SMEWW 4500Cl 0.28 0.15 0.10 0.3 0.28 0.32 0.17 0.3-0.5
5 pH - TCVN6194-1196 7.2 7.1 7.0 7.3 7.5 7.3 7.8 6.0-8.5
6 Độ cứng mg/l TCVN 6221-1996 70 80 65 80 75 60 90 350
7 Chỉ số
Pecmanganat
mg/l TCVN 6186:1996 2 3 2.5 3.6 4.0 4.15 4.2 4
8 Amoni mg/l TCVN 5988-1995 2 1 3 3.5 6 5 5.5 3
9 Florua mg/l TCVN 6195-1996 0.09 0.013 0.12 0.15 0.02 0.10 0.01 1.5
10 Clorua mg/l TCVN 6194-1996 45 58 40 52 48 50 48 300
11 Asen mg/l TCVN 6182-1996 0.002 0.0021 0.01 0.0015 0.002 0.002 0.003 0.01
12 Sắt mg/l TCVN 6177-1996 0.1 0.05 0.2 0.1 0.21 0.3 0.1 0.5
13 Coliform VK/
100ml
TCVN 6187-1996 35 23 50 60 55 42 35 50
14 Ecoli VK/
100ml
TCVN 6187-1996 0 0 0 0 0 0 0 0
Ghi chú: VK: là vi khuẩn
- Kết quả trên cho thấy chất lượng nước cấp cho người dân tại một số công trình: công trình xã Hưng Công, công trình thị trấn Bình Mỹ chất lượng nước được kiểm soát tốt, đảm bảo chất lƣợng theo Quy chuẩn 02:2009/BYT. Tuy nhiên, các công trình còn lại vẫn còn một số chỉ tiêu vi sinh, độ đục, coliform cao so với Quy chuẩn. Điều này, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và niềm tin của người sử dụng dịch vụ cấp nước.
- Về vấn đề kiểm tra chất lượng nước định kỳ và thường xuyên khi có những phát hiện xấu về nguồn nước, chỉ có 02 công trinh ở Hưng Công và Bình Mỹ thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra chất lượng nước định kỳ theo tháng và mẫu nước đƣợc gửi về Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hà Nam phân tích. Kết quả phân tích được Ban quản lý công trình cấp nước tổng hợp vả lưu giữ trong hồ sơ cấp nước.
Trong trường hợp có những chỉ tiêu vượt Quy chuẩn cho phép được xử lý kịp thời.
- Vấn đề về thất thoát nước: Sổ nhật ký vận hành không được công nhân ghi chép đầy đủ. Không thường xuyên kiểm tra công trình, hệ thống van, đường ống bị hỏng một số khâu do đó gây thất thoát lớn. Tỷ lệ thất thoát tương đối cao trung bình 20-40%. Do vậy về tiêu chí này đƣợc đánh giá là không bền vững;
- Nhận thức của nhiều đối tượng hoạt động trong lĩnh vực cấp nước nông thôn vẫn chỉ coi trọng công tác đầu tư xây dựng các công trình cấp nước, chưa coi công tác quản lý vận hành, hệ thống chƣa đƣợc bảo dƣỡng và tu sửa kịp thời, đúng quy định;
- Số lƣợng công nhân tham qia quản lý vận hành ít, chƣa đƣợc đào tạo chuyên sâu và còn đảm nhiệm theo hình thức kiêm nhiệm. Mức thu nhập bình quân trên tháng thấp (400-600nghìn đồng/tháng). Dẫn đến không khuyến khích sự nhiệt tình trong công việc. Mức độ hiệu quả không cao.
- Yếu tố khách quan: Văn bản chính sách của cơ quan nhà nước quy định về quản lý vận hành chưa cụ thể, chưa có chế tài nào cho việc vi phạm chất lượng nước cấp theo Quy chuẩn Quốc gia; chưa có Thông tư nào hướng dẫn chi tiết thực hiện Quyết định 131/2009/QĐ-TTg ngày 02/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý sau đầu tư các công trình cấp nước tập trung nông thôn.
Formatted: Indent: First line: 1,27 cm, Space Before: 0 pt, After: 0 pt, Line spacing: 1,5 lines
Nhận xét 02: Đánh giá tiêu chí về quản lý vận hành, kết quả cho thấy có 02 công trình ở xã Hƣng Công và thị trấn Bình Mỹ bền vững, các công trình khác kém bền vững.
3.2.3. Bền vững khi có sự tham gia của cộng đồng
- Đối với những công trình có sự tham gia của dân hoặc công trình tƣ nhân, doanh nghiệp làm chủ dự án thì người dân được tham gia ngay từ khâu giải phóng mặt bằng, chuẩn bị dự án, xây dựng và quản lý vận hành.
- Công trình vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, của UBND tỉnh, của nhà tài trợ thì người dân được tham gia rất hạn chế. Việc tham gia chỉ xem là hình thức trong việc hoàn thiện hồ sơ thẩm định dự án, cam kết trong việc đấu nối sử dụng khi dự án hoàn thành.
Nhận xét 03: Về tiêu chí có sự tham gia của cộng đồng khi xây dựng và quản lý vận hành công trình CNTTNT đƣợc đánh giá từ kém bền vững đến bền vững.
3.2.4. Bền vững về tài chính
- Theo kết quả thu thập đƣợc từ các đơn vị quản lý công trình cho thấy kinh phí duy trì hoạt động của công trình thường bị lỗ hoặc lãi suất thấp. Một vài công trình bắt đầu có tích luỹ. Nguyên nhân thu phí sử dụng nước không đủ cho việc duy trì hoạt động, vận hành của công trình. Thực tế, tổng số hộ dân đấu nối sử dụng nước cấp trung bình lên tới 85% nhưng các hộ sử dụng mức nước thấp (4m3/hộ/tháng-20m3/hộ/tháng) với giá thành 4000-4500 đồng/m3. Mức giá này chƣa đáp ứng đủ các yếu tố tính đúng, tính đủ. Mặt khác, nếu giá thành cao người dân không sử dụng. Yêu cầu đặt ra giảm suất đầu tƣ trong quá trình sản xuất.
- Thêm vào đó, mức cấp bù hiện nay của Sở Tài chính tỉnh Hà Nam chƣa cao, hoặc chƣa có chính sách cấp bù đối với những doanh nghiệp, tƣ nhân tham gia quản lý.
Nhận xét 04: Tình trạng thu không đủ chi tại các công trình cấp nước tập trung diễn ra phổ biến. Điều này dẫn đến tình trạng duy tu, bảo dƣỡng công trình không đảm bảo và công trình hoạt động không bền vững. Tiêu chí này đƣợc đánh giá là kém bền vững đến bền vững.
3.2.5. Bền vững về công nghệ
- Công nghệ áp dụng với công trình cấp nước thường là công nghệ đơn giản, dễ thay thế thiết bị và phù hợp với nhiều loại hình quản lý, phù hợp với trình độ dịch vụ và truyền thống văn hoá của địa phương. Mô hình công nghệ tại huyện được áp dụng cho công trình nước mặt theo 02 dạng (Hình 05 và hình 06)
Hình 05. Mô hình công nghệ áp dụng trước năm 2005 (Nguồn: Trung tâm Nước sạch và VSMTNT tỉnh Hà Nam)
Hình 06. Mô hình công nghệ áp dụng trước năm 2005 (Nguồn: Trung tâm Nước sạch và VSMTNT tỉnh Hà Nam)
- Nhìn chung, các công trình có chất lƣợng xây dựng tốt. Tuy nhiên, một số công trình có chất lƣợng xây dựng kém, không đồng bộ, không phù hợp với điều kiện nguồn nước như công trình xã Ngọc Lũ. Một số công trình thiếu một số khâu xử lý quan trọng nhƣ công trình xã Vũ Bản, Ngọc Lũ chƣa có bể khử trùng.
- Việc tiêu tốn điện năng ở các công trình CNTTNT rất lớn. Nhất là bộ phận trạm bơm. Mặc dù đƣợc đầu tƣ ở các công trình đƣợc đầu tƣ hệ thống tiết kiệm điện năng nhƣng chƣa đƣa vào vận hành.
Nhận xét 05: Tiêu chí bền vững về công nghệ đƣợc đánh giá kém bền vững đến bền vững.
3.3.6. Bền vững về mặt tổ chức
- Các công trình xây dựng xong giao cho UBND xã, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp có thu, Hợp tác xã quản lý, vận hành. Đối với một số đơn vị quản lý, vận hành công trình chƣa hiệu quả và đúng trách nhiệm. Qui trình quản lý vận hành chưa tuân thủ theo hướng dẫn khi được bàn giao.
- Một số công trình giao cho doanh nghiệp, tƣ nhân hoạt động tốt. Đội ngũ công nhân, chủ quản lý có trách nhiệm, công trình hoạt động hiệu quả.
Bảng 07. Mô hình quản lý, vận hành các công trình CNTTNT tại khu vực nghiên cứu
TT Tên công trình Mô hình quản lý, vận hành Ghi chú 1 Công trình cấp nước xã Hưng
Công Doanh nghiệp quản lý, vận
hành Hoạt động hiệu quả
2 Công trình cấp nước thị trấn Bình Mỹ
Doanh nghiệp quản lý, vận hành
Hoạt động hiệu quả 3 Công trình cấp nước xã An
Ninh
Hợp tác xã quản lý, vận hành Hoạt động ban đầu kém hiệu quả nhƣng những năm gần đây có xu hướng tốt
4 Công trình cấp nước xã Phú
Phúc Hợp tác xã quản lý, vận hành Hoạt động hiệu quả 5 Công trình cấp nước xã Bối
Cầu UBND xã quản lý, vận hành Hoạt động kém hiệu
quả 6 Công trình cấp nước xã Ngọc
Lũ
UBND xã quản lý, vận hành Hoạt động không hiệu quả
7 Công trình cấp nước xã Vũ Bản Trung tâm Nước sạch và VSMTNT tỉnh Hà Nam quản lý, vận hành
Hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm, kém hiệu quả
Nhận xét 06: Đánh giá tiêu chí bền vững về mặt tổ chức đƣợc đánh giá từ không bền vững đến bền vững.
3.2.7. Đánh giá chung sự PTBV của các công trình CNTTNT theo phương pháp trọng số
- Theo kết quả đánh giá PTBV của công trình CNTNT theo phương pháp trọng số, các công trình cấp nước tại khu vực nghiên cứu có 02/7 công trình hoạt động tốt hơn, mặc dù chƣa đạt hiệu quả bền vững bao gồm công trình xã Hƣng Công và công trình thị trấn Bình Mỹ. Các công trình còn lại đƣợc đầu tƣ kinh phí rất lớn từ chính phủ, nhà tài trợ, sự ưu tiên trong ngân sách của địa phương nhưng hoạt động kém bền vững. Đặc biệt, công trình xã Ngọc Lũ hoạt động không bền vững (chi tiết theo dõi bảng 08 dưới đây).
Bảng 08: Bảng tổng hợp kết quả đánh giá PTBV công trình theo phương pháp trọng số
TT Tên công trình Tiêu chí 01 (Hệ số 2)
Tiêu chí 02 (Hệ số 2)
Tiêu chí 03 (Hệ số 2)
Tiêu chí 04 (Hệ số 2)
Tiêu chí 05 (Hệ số 1)
Tiêu chí 06 (Hệ số 1)
Tổng điểm
Đánh giá mức độ bền
vững 1
Công trình cấp nước xã Hưng Công
6 6 6 8 3 4 33 Kém bền
vững 2
Công trình cấp nước thị trấn Bình Mỹ
6 6 8 6 3 4 33 Kém bền
vững 3 Công trình cấp
nước xã An Ninh 6 6 4 4 3 3 26 Kém bền
vững 4 Công trình cấp
nước xã Phú Phúc 6 6 4 4 3 3 26 Kém bền
vững 5 Công trình cấp
nước xã Bối Cầu 6 4 4 4 3 3 26 Kém bền
vững 6 Công trình cấp
nước xã Ngọc Lũ 4 2 2 4 2 3 17 Không bền
vững 7 Công trình cấp
nước xã Vũ Bản 6 4 4 4 2 4 25 Kém bền
vững
Ghi chú:
Tiêu chí 01: Tiêu chí đánh giá bền vững về nguồn nước.
Tiêu chí 02: Tiêu chí đánh giá bền vững về quản lý vận hành.
Tiêu chí 03: Tiêu chí đánh giá bền vững về kinh tế, tài chính.
Tiêu chí 04: Tiêu chí đánh giá có sự tham gia của cộng đồng.
Tiêu chí 05: Tiêu chí đánh giá bền vững về công nghệ.
3.2.8. Đánh giá tồn tại trong công tác quản lý, vận hành các công trình CNTTNT huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam
Công tác quản lý và vận hành các trạm cấp nước tập trung nông thôn tỉnh Hà Nam đến nay vẫn còn nhiều bất cập và chƣa đƣợc thực hiện tốt, thể hiện ở những mặt sau:
a. Công tác quy hoạch
(i) Công tác khảo sát phục vụ cho quy hoạch thiếu chi tiết, nhất là khảo sát địa hình, địa chất tuyến ống; (ii) Phương pháp điều tra thu thập số liệu phục vụ quy hoạch chưa chú ý đến sự tham gia của người dân vùng hưởng lợi, nếu có tham khảo thì cũng chỉ là hình thức hoặc lấy ý kiến của cán bộ xã. Có nhiều công trình chuẩn bị thi công thì dân mới phát hiện một số vấn đề chƣa hợp lý; (iii) Trong quy hoạch việc đƣa ra các tiêu chí làm căn cứ sắp xếp thứ tự mức độ thuận lợi, khó khăn của vùng thiếu tính thuyết phục, thiếu quy hoạch cho cấp huyện, xã để làm căn cứ xây dựng kế hoạch.
b. Công tác kế hoạch
(i) Kế hoạch chƣa hoàn toàn tuân thủ theo các quy hoạch đƣợc phê duyệt, việc xây dựng kế hoạch dựa vào nguồn vốn ngân sách Nhà nước và sự hỗ trợ từ bên ngoài là chính nên việc cân đối kế hoạch gặp nhiều khó khăn. Khi sự hỗ trợ không đáp ứng thì mục tiêu luôn bị phá vỡ, kèm theo cả quy trình lập dự án, thiết kế, lựa chọn công nghệ, triển khai xây dựng, việc ƣu tiên đầu tƣ đều phải cân đối lại; (ii) Phương pháp xây dựng kế hoạch chưa dựa trên nhu cầu, có sự tham gia của người dân và cộng đồng; (iii) Nhân viên trạm cấp nước chưa nắm vững thực tế dẫn đến nhiều hạn chế trong công tác xây dựng kế hoạch.
c. Công tác lập dự án và hồ sơ thiết kế
(i) Không có (hoặc không đầy đủ) sự tham gia của người dân trong việc lập dự án và báo cáo đầu tƣ (có công trình khởi công dân mới biết, có công trình dân không nhất trí về chọn nguồn nước, về loại hình và công nghệ đã thiết kế, về phương thức đóng góp của người tham gia xây dựng); (ii) Hồ sơ thiết kế công trình cấp nước sạch nông thôn thường được lập sơ sài, chưa đảm bảo chất lượng, khi
Formatted: Left: 3,5 cm, Top: 3 cm, Bottom: 3,5 cm, Width: 21 cm, Height: 29,7 cm