Quy trình công nghệ

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ công tác quản lý lớp phủ rừng tỉnh quảng ninh (Trang 57 - 60)

Cơ sở dữ liệu lớp phủ rừng đƣợc xây dựng từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau.

Trên thực tế có những nguồn tƣ liệu cơ bản đảm bảo chất lƣợng để xây dựng cơ sở dữ liệu nhƣ: bản đồ chuyên đề lớp phủ rừng, bản đồ biến động rừng, các số liệu của các cơ quan có liên quan, ....

Sơ đồ quy trình công nghệ để xây dựng cơ sở dữ liệu lớp phủ rừng:

Hình 2.19 Quy trình công nghệ thiết kế cơ sở dữ liệu hệ thông tin địa lý a) Công tác chuẩn bị: Trong công tác chuẩn bị ở đây bao gồm việc thu thập các

số liệu nhƣ bản đồ địa hình khu vực, các bản đồ chuyên đề về rừng (bản đồ

58

lớp phủ, bản đồ biến động, ...) và các số liệu thống kê về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cũng nhƣ các số liệu liên quan khác.

Tùy thuộc vào mục đích xây dựng cơ sở dữ liệu nào ta sẽ tập trung khai thác, tìm tòi các loại dữ liệu sao cho phù nhất.

b) Công tác làm sạch và chuẩn hóa cơ sở dữ liệu:

- Làm sạch dữ liệu: Trước khi đưa dữ liệu vào Hệ thông tin địa lý cần phải được làm sạch tất cả các yếu tố như: đường cắt chưa tới, đoạn đường quá nhiều đỉnh, trùng lặp nhiều đường trên một vị trí, không đóng vùng đối tƣợng ....

- Chuẩn hóa cơ sở dữ liệu:

+ Xác định hệ tọa độ: đây được coi như là xương sống của cơ sở dữ liệu, do vậy các lớp thông tin đƣợc tạo lập hay thu thập, cập nhật phải đƣợc xác định ở một hệ tọa độ duy nhất. Tránh trường hợp cùng một mảnh bản đồ nhƣng các lớp thông tin ở hệ tọa độ khác nhau dẫn đến sai sót khi chồng khớp lớp thông tin.

+ Chuẩn hóa các lớp thông tin: việc chuẩn hóa ở đây có thể theo các phương thức: chuẩn mô hình dữ liệu, chuẩn nội dung dữ liệu, chuẩn về khuôn dạng dữ liệu cho lưu trữ và trao đổi thông tin giữa các hệ thống, chuẩn về siêu dữ liệu.

c) Xây dựng và hoàn thiện khung cơ sở dữ liệu: Trong bước này cần tập trung vào mục đích của việc xây dựng và hoàn thiện khung cơ sở dữ liệu, về mặt GIS phục vụ quản lý lớp phủ rừng có thể chia thành hai nhóm cơ sở dữ liệu nhƣ sau:

- Thiết kế cơ sở dữ liệu không gian: cơ sở dữ liệu không gian chính là đường biên khoanh định ranh giới các thửa đất, ranh giới hành chính, hệ thống thủy văn, hệ thống đường giao thông, phân bố rừng, ...

59

- Thiết kế cơ sở dữ liệu thuộc tính: cơ sở dữ liệu thuộc tính mô tả các đặc điểm của cơ sở dữ liệu nền địa lý và lớp phủ rừng ... bằng một nhãn nhằm liên kết tất cả thông tin của lớp chuyên đề, đƣợc thể hiện trong các bảng thuộc tính.

Sau khi phân chia ra hai nhóm cơ sở dữ liệu chính nhƣ ở trên chúng ta sẽ tiến hành hoàn thiện dữ liệu cả về mặt không gian cũng nhƣ thuộc tính của đối tƣợng để từ đó thiết lập mối quan hệ giữa các nhóm cơ sở dữ liệu này để chúng trở thành một nhóm cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý rừng hoàn chỉnh.

d) Xây dựng và giải các bài toán cụ thể

Trên cơ sở cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh đó, người thiết kế có thể tham mưu lập các bài toán trong thực tế hay gặp để từ đó tìm các biện pháp, phương hướng để giải quyết vấn đề. Các bước giải có thể thao tác trực tiếp hay cũng có thể in ấn, tạo báo cáo khi cần thiết. Một vấn đề cũng rất quan trọng trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu đó là tính sáng tạo, cập nhật thường xuyên của dữ liệu có nhƣ vậy mới phù hợp và có sức sống, tồn tại lâu dài, tiết kiệm thời gian và công sức.

60 CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ công tác quản lý lớp phủ rừng tỉnh quảng ninh (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)