Những vấn đề tồn tại, định hướng và giải pháp

Một phần của tài liệu Tính toán cân bằng nước hệ thống lưu vực sông lam (Trang 95 - 101)

Chương 3 ÁP DỤNG MÔ HÌNH MIKE BASIN TÍNH TOÁN CÂN BẰNG NƯỚC HỆ THỐNG LƯU VỰC SÔNG LAM

3.8. Những vấn đề tồn tại, định hướng và giải pháp

Những vấn đề tồn tại:

- Lượng nước đến phân bố không đều theo không gian và thời gian

- Mâu thuẫn giữa nhu cầu dùng nước và lượng nước đến. Nhu cầu dùng nước ngày một tăng lên trong khi lượng nước đến không tăng mà còn có xu hướng suy giảm về chất và lượng do sự khai thác không đi cùng với việc bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên nước.

91

- Địa hình lưu vực sông Lam biến đổi từ địa hình đồi núi tới đồng bằng. Do đó, đặc điểm về nhu cầu nước dùng và lượng nước đến trên lưu vực cũng có những đặc điểm khác nhau theo từng vùng.

- Phương thức khai thác và sử dụng tài nguyên nước chưa hiệu quả.

- Các công trình khai thác thủy lợi trên lưu vực còn chưa đáp ứng được việc bổ sung nước vào các tháng mùa kiệt cho các vùng.

Định hướng:

- Thay đổi nhận thức cộng đồng trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước và tiếp cận những nhận thức mới. Đó là: Nước phải được sử dụng tổng hợp và có hiệu ích cao; Khai thác sử dụng phải đi đôi với bảo vệ tài nguyên nước; Sử dụng nước nhưng cần đảm bảo đủ nước cho dòng chảy môi trường.

- Tiếp cận và hướng tới kết hợp hài hòa quản lý tài nguyên nước theo lưu vực sông và theo địa giới hành chính nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tổng hợp và giải quyết tốt các mâu thuẫn xung đột trong sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước.

- Rà soát lại sơ đồ khai thác nhằm khắc phục những tồn tại, từng bước hoàn thiện sơ đồ khai thác theo hướng phát triển bền vững.

- Kiểm tra lại năng lực của hệ thống công trình thủy lợi hiện có và quy hoạch trong tương lai để có sự điều tiết liên hồ chứa hay khu chứa hiệu quả.

Giải pháp

Giải pháp phi công trình

Một số biện pháp quản lý nhu cầu sử dụng nước có thể áp dụng cho lưu vực sông Lam là:

- Giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng: xuất bản những tài liệu hướng dẫn cụ thể về các biện pháp tiết kiệm nước; đưa tin thường xuyên trên đài báo về

92

những về hậu quả của sự thiếu nước và các đề xuất tiết kiệm nước trong hiện tại và tương lai.

- Giảm nhu cầu sử dụng nước bằng giá sử dụng nước: áp dụng cơ chế tính giá nước theo mùa (tăng giá sử dụng nước vào mùa khô trong khi giảm giá nước vào thời gian còn lại trong năm).

- Tiết kiệm lượng nước sử dụng trong khu vực công nghiệp bằng cách sử dụng lại nước đã qua xử lý.

- Điều chỉnh hệ thống tổ chức quản lý lưu vực sông: đề xuất chuyển đổi từ phương thức quản lý đơn ngành sang đa ngành, đa mục tiêu.

- Trồng rừng đầu nguồn và ngăn chặn chặt phá rừng bừa bãi ở các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Thanh Chương để tăng khả năng giữ nước.

- Thay đổi cơ cấu cây trồng, từ những loại cây trồng cần nhiều nước chuyển sang những cây trồng cạn, cây công nghiệp cần ít nước như giảm diện tích trồng lúa, tăng diện tích trồng lạc, cao su... Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, từ 2 vụ sang 3 vụ, sử dụng những giống ngắn ngày để tận dụng nguồn nước và tránh được những tháng kiệt.

Giải pháp công trình

- Đối với các khu ở thượng nguồn như cần xây dựng các hồ chứa nhằm tích nước trong mùa lũ để sử dụng cho các tháng mùa kiệt, kết hợp với biện pháp trồng rừng đầu nguồn để giữ nước ở các tiểu vùng Nậm Mô, Thượng Bản Là (huyện Kỳ Sơn), tiểu vùng thượng sông Hiếu, tiểu vùng sông Giăng, tiểu vùng thượng Ngàn Sâu . Ở các khu trung và hạ lưu (tiểu vùng khu giữa sông Hiếu, tiểu vùng sông Dinh, Nghi Lộc, Anh Sơn) cần phải đánh giá năng lực của các công trình thủy lợi, từ đó đề xuất phương án tương hỗ cấp nước giữa các vùng vào các tháng mùa kiệt, kết hợp với biện pháp thay đổi cơ cấu và mùa vụ cây trồng, biện pháp tái sử dụng nước công nghiệp.

93

- Tạo, nâng cấp các hồ chứa hiện đang sử dụng. Tăng lượng nước trữ trên hệ thống kênh mương, sông nội đô, hồ ao trên các nhánh sông suối nhỏ. Xây dựng thêm các công trình cấp nước cho nông nghiệp để đáp ứng các nhu cầu tưới tiêu như hệ thống thủy nông, các trạm bơm tưới tiêu, các hệ thống kênh rạch.

- Thu lại nước mưa: một số vùng trong lưu vực sông Lam có lượng mưa tương đối dồi dào, tuy nhiên lượng mưa này lại đi thẳng vào hệ thống tiêu thoát nước rồi đổ vào hệ thống sông suối. Vì vậy cần thiết lập một hệ thống thu nước mưa chẳng hạn như những đập hoặc hồ chứa nhỏ để trữ nước mưa hoặc thu nước mưa ở các hộ gia đình thông qua hệ thống thu nước từ mái nhà. Lượng nước này có thể được sử dụng đa mục đích như dùng trong nhà vệ sinh, làm nước tưới và cứu hỏa. Thông qua việc áp dụng các biện pháp quản lý nước mưa có thể làm giảm bớt tình trạng thiếu nước và ngập úng.

94

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Với đề tài “Tính toán cân bằng nước hệ thống lưu vực sông Lam”, luận văn đã đạt được một số kết quả và rút ra một số kết luận như sau:

1. Tổng hợp và phân tích các điều kiện địa lý tự nhiên và kinh tế xã hội của lưu vực sông Lam để phân chia các tiểu khu tính toán cân bằng nước cũng như thống kê, đánh giá và xác định nhu cầu sử dụng nước cho các ngành dùng nước cho từng vùng.

2. Nghiên cứu cân bằng nước hệ thống, tổng quan các mô hình tính toán cân bằng nước, cụ thể là mô hình MIKE BASIN để tính toán cân bằng nước hệ thống lưu vực.

3. Vận dụng mô hình NAM để khôi phục số liệu dòng chảy từ số liệu mưa và mô hình CROPWAT tính toán nhu cầu dùng nước cho tưới của các tiểu khu cân bằng nước tạo số liệu đầu vào cho mô hình MIKE BASIN.

4. Áp dụng mô hình MIKE BASIN để tính toán cân bằng nước hệ thống cho lưu vực sông Lam đối với hiện trạng, năm đại biểu ít nước, quy hoạch đến năm 2020 và kịch bản đến năm 2050 có sự tham gia điều tiết của các hồ chứa và công trình chính trong lưu vực.

5. Kết quả tính toán cân bằng nước hiện trạng cho thấy: lượng nước đến phân bố không đều theo không gian và thời gian, gây ra sự thiếu nước và thừa nước trái nghịch nhau giữa các mùa và các vùng.

6. Sự thiếu hụt nước trên lưu vực sông Lam sẽ ngày càng tăng nếu không có biện pháp khắc phục, cụ thể: năm 2011 tổng lượng thiếu là 119,564 triệu m3; năm 2020 tổng lượng thiếu là 86,716 triệu m3 (do có quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đúng hướng và xây thêm các hồ chứa); năm 2050 tổng lượng thiếu là 194,534 triệu m3. Số lượng công trình hiện có và trong quy hoạch cũng không đủ khả năng điều tiết khắc phục tình trạng thiếu nước.

95

Để phản ánh chi tiết hơn vấn đề cần bằng nước trên lưu vực, hướng đến mục tiêu quản lý, khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên nước lưu vực sông, nghiên cứu đề xuất một số hướng phát triển tiếp theo như sau:

- Điều tra, khảo sát chi tiết về số lượng, chất lượng nước yêu cầu tại từng vùng trên lưu vực theo các tháng trong năm.

- Mô phỏng chất lượng nước, phân tích kinh tế tài nguyên nước trong bài toán cân bằng nước.

96

Một phần của tài liệu Tính toán cân bằng nước hệ thống lưu vực sông lam (Trang 95 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)