CHƯƠNG 1. LỊCH SỬ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.3. Quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu
a) Phương pháp kế thừa tổng hợp tài liệu
Các tài liệu thu thập được tổng hợp, phân tích, lựa chọn các dữ liệu đầu vào đề đánh giá tác động của BĐKH đến HGĐ gồm:
- Các dữ liệu về các bộ chỉ số thích ứng với BĐKH đã có trong và ngoài nước.
- Các dữ liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên môi trường, sinh thái của huyện Hòa Vang và quận Sơn Trà để nghiên cứu, đánh giá KNTƯ của hệ thống/
hợp phần tự nhiên.
- Các dữ liệu về CSHT, kinh tế - xã hội, an ninh trật tự, chiến lược, kế hoạch, quy hoạch phòng chống thiên tai, thích ứng BĐKH của huyện Hòa Vang và quận Sơn Trà phục vụ xây dựng bộ chỉ số đánh giá KNTƯ, tính bền vững của hệ thống xã hội.
Các dữ liệu này được tổng hợp, xử lý kết hợp cùng các dữ liệu từ quá trình điều tra, khảo sát và phỏng vấn HGĐ để đánh giá chi tiết tác động của thiên tai và KNTƯ của người dân.
15 b) Phương pháp khảo sát thực địa
Khảo sát thực địa trên địa bàn huyện Hòa Vang và quận Sơn Trà nhằm làm rõ các đặc điểm tự nhiên, hiện trạng CSHT, sinh kế của hộ gia đình, biểu hiện và tác động của BĐKH, các tai biến liên quan đến BĐKH,… làm cơ sở cho việc đánh giá tác động của BĐKH phục vụ đánh giá KNTƯ của HGĐ. Các hoạt động thực địa đã được học viên tham gia thực hiện vào năm 2014 và năm 2015.
c) Phương pháp điều tra phỏng vấn hộ gia đình
Đánh giá KNTƯ với BĐKH của HGĐ ở huyện Hòa Vang và quận Sơn Trà dựa trên kết quả điều tra phỏng vấn các HGĐ. Đây là một trong những phương pháp được áp dụng nhằm thu thập những thông tin cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu tác động trực tiếp của thiên tai và BĐKH tới người dân; các hoạt động thích ứng, kinh nghiệm của người dân. Qua đó hiểu được nguyên nhân tổn thương của người dân, điều kiện cơ sở vật chất và năng lực ứng phó của người dân, cộng đồng, bằng kinh nghiệm và phương pháp truyền thống để tìm ra các biện pháp thích ứng, ứng phó phù hợp để giảm những tổn thương trong tương lai. Nội dung của phiếu điều tra phỏng vấn gồm:
- Các thông tin về hiện trạng tai biến và BĐKH; các tác động của tai biến và BĐKH đến các hộ gia đình; mức độ thiệt hại (CSHT, cơ cấu sử dụng đất, sức khỏe người dân,…).
- Các thông tin chung về HGĐ (số người, nghề nghiệp, độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn,…), các thông tin về KT – XH (sinh kế, thu nhập, tình trạng nhà cửa, các loại đồ dùng trong gia đình, sự tham gia các loại bảo hiểm,…).
- Các thông tin đánh giá chất lượng cuộc sống (mức độ ổn định an ninh trật tự, mức độ quan tâm của cấp chính quyền địa phương, cơ sở hạ tầng y tế, giáo dục, các vấn đề liên quan đến cuộc sống hộ gia đình,…).
- Mức độ nhận thức của HGĐ về BĐKH; kinh nghiệm và KNTƯ với BĐKH (kinh nghiệm đang áp dụng, chia sẻ với cộng đồng, tham gia tập huấn phòng
16
chống thiên tai, thích ứng BĐKH,…); khả năng tận dụng cơ hội từ BĐKH để phát triển KT – XH (chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi,...).
Hình 2. Phỏng vấn HGĐ tại xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang
HGĐ được phỏng vấn là những hộ được bốc thăm một cách ngẫu nhiên trong danh sách HGĐ của các xã/phường, quận/huyện. Việc phỏng vấn được thực hiện trực tiếp, diễn ra trong thời gian khoảng 1 tiếng đối với mỗi hộ gia đình. Tổng số phiếu điều tra tại khu vực nghiên cứu là 450 phiếu (trong đó, huyện Hòa Vang 275 phiếu/11 xã, quận Sơn Trà 175 phiếu/7 phường).
d) Phương pháp chuyên gia
Để thực hiện luận văn, học viên tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn và các chuyên gia trong lĩnh vực đánh giá KNTƯ với BĐKH, những người có nhiều kiến thức trong vấn đề này và những người có am hiểu về vấn đề nghiên cứu để xây dựng bộ chỉ số đánh giá KNTƯ với BĐKH của HGĐ và tiến hành đánh giá các chỉ số cần sự đánh giá từ các chuyên gia. Ngoài ra, các chuyên gia tư vấn còn là những cán bộ hiện đang làm việc tại các ban ngành của quận/huyện, phường/xã tại khu vực nghiên cứu. Do vậy, các kết quả tham vấn thu đươ ̣c sẽ phản ánh KNTƯ và tính hiệu quả trong công tác ứng phó với BĐKH và tai biến tại địa phương. Phương pháp chuyên gia còn được sử dụng để phân tích và đánh giá độ tin cậy của những thông tin thu thập được từ các hộ gia đình.
17
e, Phương pháp xây dựng bộ chỉ số đánh giá khả năng thích ứng với BĐKH cấp hộ gia đình
Để đánh giá KNTƯ với tai biến và BĐKH cấp hộ gia đình, trước hết cần xây dựng bộ chỉ số KNTƯ. Các chỉ số thích ứng này được xác định tùy thuô ̣c vào t ừng loại tai biến, và cho mỗi h ợp phần khác nhau như hợp phần kinh tế, xã hội, CSHT, môi trường sinh thái... Trong mỗi hợp phần lại có những tiêu chí khác nhau để đánh giá KNTƯ với tai biến.
Định lượng KNTƯ của HGĐ là một công việc rất khó khăn, bởi nó phụ thuộc vào nhiều tham số của các hợp phần đô thị và quá trình thích ứng. Để đánh giá KNTƯ của các HGĐ, rất cần thiết phải xác định, xây dựng các tiêu chí và chỉ số để định lượng KNTƯ. Các hợp phần của đô thị được mô tả và đánh giá thông qua các tiêu chí, tương tự các tiêu chí được định lượng thông qua các chỉ số và các hàm toán học liên quan. Phương pháp sử dụng các tiêu chí và chỉ số để đánh giá KNTƯ của hệ thống đô thị là một phương pháp hữu hiệu vì nó có thể chuyển đổi các thông tin phức tạp thành dạng số, hoặc sang các dạng đơn giản mà các nhà quản lý, người dân, hoặc những người không phải là chuyên gia có thể dễ dàng hiểu được KNTƯ của hệ thống đô thị mà họ đang sống. Các tiêu chí này sẽ cung cấp cho những nhà quản lý, những người ra quyết định dễ dàng hơn trong việc lựa chọn và định hướng phát triển xã hội để nâng cao KNTƯ của đô thị với BĐKH và thiên tai. Các tiêu chí về KNTƯ của đô thị với BĐKH còn cung cấp phương pháp để đánh giá và so sánh mức độ ứng phó và phục hồi giữa các đô thị khác nhau.
Bộ chỉ số đánh giá KNTƯ của HGĐ tại huyện Hòa Vang và quận Sơn Trà được đề xuất gồm 31 chỉ số của 06 hợp phần (con người; kinh tế hộ gia đình; sinh kế; khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng; xã hội; quản trị đô thị) (Bảng 1). Cơ sở dữ liệu đầu vào để tính các chỉ tiêu KNTƯ của HGĐ huyện Hòa Vang và quận Sơn Trà là thông tin từ bộ phiếu điều tra phỏng vấn hộ gia đình. Bộ chỉ số được phân chia chi tiết như sau:
- Hợp phần con người (6 chỉ số) được đánh giá thông qua các chỉ tiêu về giới tính, trình độ học vấn, nhận thức về BĐKH, của cá nhân và cộng đồng. Các
18
tiêu chí này lần lượt được đánh giá thông qua các chỉ số tỉ lệ người hoàn thành PTTH trở lên; mức độ hiểu biết về BĐKH, kỹ năng và kinh nghiệm thích ứng với BĐKH của người dân; mức độ tham gia các hoạt động thích ứng với BĐKH; tuổi thọ trung bình, tỉ lệ người tàn tật, nhận thức về mức độ biến đổi khí hậu.
- Hợp phần kinh tế HGĐ (4 chỉ số) được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: mức thu nhập, tài sản lâu bền, nhà ở và việc làm. Có công ăn việc làm thì người dân mới có nguồn thu nhập. HGĐ có thu nhập và mức sống càng cao sẽ có điều kiện xây nhà ở kiên cố, vững chắc và sử dụng các thiết bị, vật dụng có giá trị sử dụng lâu dài như phương tiện đi lại, phương tiện liên lạc và phương tiện sản xuất như máy móc thiết bị.
- Hợp phần sinh kế HGĐ (3 chỉ số) được đánh giá thông qua vai trò sinh kế của HGĐ, bao gồm các chỉ tiêu: Số lượng các loại sinh kế mà các thành viên trong HGĐ tham gia; Tỉ lệ người làm nông, lâm, ngư nghiệp; Mức độ quan trọng của sinh kế đối với thích ứng BĐKH.
- Hợp phần xã hội (6 chỉ số): được đánh giá thông qua các chỉ tiêu dân số, nhà ở, giáo dục, y tế, lao động, bất bình đẳng xã hội, mạng lưới xã hội và liên kết đô thị nông thôn. Các tiêu chí này lần lượt được đánh giá bằng các chỉ số mật độ dân số; tỉ lệ người phụ thuộc; diện tích nhà ở/người; tỉ lệ giáo viên; tỉ lệ người tham gia các loại bảo hiểm, mức độ hài lòng về dịch vụ y tế; tỉ lệ thất nghiệp, thu nhập; hệ số bất bình đẳng, tỉ lệ giới tính của trẻ em mới sinh;
mức độ tham gia các đoàn thể xã hội, tỉ lệ tham gia quỹ cộng đồng, mức độ hỗ trợ của cộng đồng, mức độ chia sẻ, trao đổi thông tin, kinh nghiệm về BĐKH và thiên tai và mức độ hỗ trợ vốn từ các tổ chức xã hội; mức độ đầu tư từ đô thị về nông thôn và mức độ bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống.
- Khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội (8 chỉ số) có vai trò quan trọng trong giảm thiểu, ứng phó với tai biến và giảm mức độ tổn thương của đô thị với BĐKH. Trong đó, chỉ tiêu về hệ thống cơ sở y tế được đánh giá thông qua mức độ dễ dàng tiếp cận các cơ sở y tế đối với người dân đô thị (trước, trong và sau thiên tai) và chất lượng các cơ sở y tế. Do vậy, tiêu chí về hệ thống cơ
19
sở y tế có quan hệ chặt chẽ với nâng cao sức khỏe cho người dân và ứng cứu trong các tình trạng khẩn cấp trong thiên tai. Tiêu chí về hệ thống giáo dục được tính toán dựa trên mức độ dễ dàng di chuyển đến trường học. Đây là các CSHT quan trọng có thể sử dụng để sơ tán và ứng cứu người dân khi có thiên tai xảy ra. Tiêu chí về hệ thống cấp, thoát nước được phản ánh qua chỉ số tỉ lệ dân số được sử dụng nước sạch và số lượng nguồn nước có thể sử dụng trong thời gian thiên tai. Tiêu chí hệ thống xử lý rác và chất thải được đánh giá qua các chỉ số tỉ lệ thu chất thải rắn, tỉ lệ HGĐ có nhà vệ sinh tự hoại, và mức độ hài lòng của người dân hài lòng về dịch vụ thu gom rác.
Tiêu chí này phản ánh mức độ vệ sinh môi trường của đô thị và HGĐ để BVMT và nâng cao sức khỏe của cộng đồng.
- Hợp phần quản trị đô thị (4 chỉ số): được đánh giá bằng các tiêu chí về thực trạng công tác QTĐT. Các tiêu chí cho vốn quản trị gồm: mức độ ổn định an ninh trật tự, Sự tham gia, đóng góp của HGĐ trong xây dựng quy hoạch đô thị, phổ biến quy hoạch, kế hoạch, hiệu quả hoạt động của chính quyền.
Bảng 1. Bộ chỉ số đánh giá KNTƢ cấp hộ gia đình Hợp
phần Chỉ thị Chỉ số Kí
hiệu Phương pháp tính Con
người
Số nữ Tỉ lệ nữ trong hộ gia đình AC1 Phương trình (2) Giáo dục - đào
tạo
Tỉ lệ người hoàn thành trung học phổ thông (THPT) trở lên
AC2 Phương trình (1) Số người phụ
thuộc
Tỉ lệ người phụ thuộc (<5 và >75 tuổi)
AC3 Phương trình (2) Nhận thức, kỹ
năng và kinh nghiệm về BĐKH
Số lượng các biện pháp phòng chống, khắc phục, giảm nhẹ thiên tai và thích ứng BĐKH
AC4 Phương trình (1)
Số lượng các vật dụng mà HGĐ chuẩn bị để phòng chống, thích ứng với BĐKH và tai biến
AC5 Phương trình (1)
Nhận thức về xu thế biến đổi của thiên tai
AC6 0: Tăng lên ẵ: Ổn định 1: Giảm đi Kinh tế
HGĐ
Mức thu nhập Mức thu nhập bình quân của HGĐ theo điều tra mức sống dân cư
AC7 0: Hộ nghèo 1/3:Hộ cận nghèo 2/3: Hộ trung bình
20 Hợp
phần Chỉ thị Chỉ số Kí
hiệu Phương pháp tính 1: Hộ khá giả Nhà ở Kiểu nhà cửa HGĐ đang sinh
sống
AC8 0: Nhà tạm
1/3: Nhà bán kiên cố 2/3: Nhà kiên cố 1 tầng
1: Nhà kiên cố nhiều tầng
Tài sản Số lượng tài sản lâu bền của HGĐ (phương tiện liên lạc, đi lại và phương tiện sản xuất)
AC9 Phương trình (1)
Việc làm Tỉ lệ người có việc làm trong HGĐ
AC10 Phương trình (1) Sinh kế
HGĐ
Vai trò sinh kế HGĐ
Số lượng các loại sinh kế mà các thành viên trong HGĐ tham gia
AC11 Phương trình (1) Tỉ lệ người làm nông, lâm, ngư
nghiệp
AC12 Phương trình (2) Mức độ quan trọng của sinh kế
đối với thích ứng BĐKH
AC13 0: Không quan trọng
ẵ: Quan trọng vừa 1: Rất quan trọng Xã hội Tham gia các tổ
chức xã hội
Số lượng các tổ chức xã hội mà các thành viên trong HGĐ tham gia
AC14 Phương trình (1)
Sự hỗ trợ của người thân, họ hàng, cộng đồng
Số lượng sự hỗ trợ của người thân, họ hàng, cộng đồng
AC15 Phương trình (1)
Tham gia tập huấn phòng tránh thiên tai, thích ứng BĐKH
Số lượng các lớp tập huấn, đào tào phòng chống thiên tai, thích ứng BĐKH mà HGĐ tham gia
AC16 Phương trình (1)
Chia sẻ nhận thức
Tần xuất chia sẻ các thông tin, kinh nghiệm phòng chống thiên tai, thích ứng BĐKH
AC17 0: Không 1/3: Hiếm khi 2/3: Thỉnh thoảng 1: Thường xuyên Vốn xã hội cho
phòng chống thiên tai, thích ứng BĐKH
HGĐ vay vốn từ các tổ chức xã hội, chính quyền, người thân
AC18 0: Không 1: Có
21 Hợp
phần Chỉ thị Chỉ số Kí
hiệu Phương pháp tính Phòng tránh rủi
ro
Số lượng các loại bảo hiểm mà HGĐ tham gia
AC19 Phương trình (1) Khả
năng tiếp cận
các dịch vụ
xã hội
Cơ sở y tế Mức độ hiệu quả của các dịch vụ khám chữa bệnh
AC20 0: Không
1/3: Kém hiệu quả 2/3: Tương đối hiệu quả
1: Hiệu quả Mức độ dễ dàng di chuyển đến
nơi khám chữa bệnh
AC21 0: Không đến 1/3: Không dễ dàng 2/3: Tương đối dễ dàng
1: Dễ dàng Trường học Mức độ thuận lợi đến trường
học
AC22 0: Không thuận lợi
ẵ: Tương đối thuận lợi
1: Thuận lợi Chất lượng hệ
thống điện
Tần xuất mất điện trong khu vực
AC23 0: Thường xuyên mất
ẵ: Thỉnh thoảng mất 1: Hiếm khi mất Cấp nước Loại nguồn nước HGĐ tiếp cận
sử dụng trong thiên tai
AC24 1/3: Nước giếng khoan, nước giếng đào
2/3: Nước mưa 1: Nước máy Mức độ đáp ứng nhu cầu về
nguồn nước
AC25 0: Thường xuyên thiếu
ẵ: Thỉnh thoảng thiếu
1: Đủ dùng Mức độ hài lòng về chất lượng
nguồn nước đang sử dụng của hộ gia đình
AC26 0: Không hài lòng
ẵ: Bỡnh thường 1: Hài lòng Thu gom, xử lý
rác thải
Mức độ hài lòng của gia đình về dịch vụ thu gom, xử lý rác thải.
AC27 0: Không hài lòng
ẵ: Bỡnh thường 1: Hài lòng Quản
trị đô
An ninh trật tự Mức độ ổn định về an ninh trật tự trong khu vực
AC28 0: Mất ổn định
ẵ: Ổn định
22 Hợp
phần Chỉ thị Chỉ số Kí
hiệu Phương pháp tính
thị 1: Rất ổn định
Sự tham gia, đóng góp của HGĐ trong xây dựng quy hoạch đô thị
HGĐ có tham gia đóng góp ý kiến trong xây dựng quy hoạch đô thị
AC29 0: Không 1: Có
Phổ biến quy hoạch, kế hoạch
HGĐ được biết về các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, phòng chống thiên tai và thích ứng với BĐKH
AC30 0: Không 1: Có
Hiệu quả hoạt động của chính quyền
Mức độ hài lòng về sự chăm lo, hỗ trợ của nhà nước, chính quyền
AC31 0: Không 1: Có
f) Phương pháp thống kê
Phương pháp này được áp dụng để tính KNTƯ trên cơ sở dữ liệu đầu vào của từng chỉ số đã lựa chọn.
+ Với nguồn dữ liệu thô thu được từ phỏng vấn HGĐ, cần tiến hành mã hóa chúng để dễ dàng cho việc xử lý
+ Xử lý số liệu thống kê bằng cách chuẩn hóa định dạng thống nhất.
Chỉ số KNTƯ với BĐKH của KNTƯ được tính toán dựa trên các kết quả điều tra và phỏng vấn HGĐ. Do các chỉ tiêu thích ứng với BĐKH của HGĐ gồm các chỉ tiêu định tính và định lượng, có các đơn vị khác nhau nên để tính toán được chỉ số thích ứng với BĐKH thì các chỉ tiêu này cần được xử lý và chuẩn hóa về giá trị phi đơn vị trong khoảng giá trị 0 đến 1. Các chỉ tiêu được tính toán theo ba phương pháp sau: (1) được chuẩn hóa theo lý thuyết chuẩn hóa dữ liệu min-max đối với các chỉ số có giá trị định lượng (phương trình 1 và 2) (Han J. và nnk, 2012;
UNDP, 2006), (2) được quy đổi theo thang điểm từ 0 -1 đối với các chỉ số có giá trị bán định lượng và (3) được tính theo tỉ lệ đối với các chỉ số định tính (câu hỏi có/không) (Nhuan M.T., 2015).