1.2.1.1. Tài chính doanh nghiệp
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh doanh nhằm mục đích sinh lời được pháp luật thừa nhận, được phép kinh doanh trên một số lĩnh vực nhất định, có từ một chủ sở hữu trở lên và chủ sở hữu phải đảm bảo trước pháp luật bằng toàn bộ tài sản của mình, có tên riêng, có trụ sở giao dịch ổn định.(Trần Ái Kết, 2007. Giáo trình lý thuyết tài chính - tiền tệ. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.)
Công ty cổ phầnlà doanh nghiệp, trong đó: Vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần; Cổ đông phải chịu trách nhiệm về nợ và nghĩa vụ trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 3, tối đa không hạn chế; Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần cho người khác, trừ cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác; Có quyền huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán ra công chúng; Là đối tượng chịu thuế 2 lần; Thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập của người có thu nhập cao của các cổ đông tùy thuộc vào mức thu nhập của họ khi được chia lợi tức cổ phần;
Việc chi trả cổ tức cho cổ đông: Công ty cổ phần chỉ chi trả cổ tức cho cổ đông khi công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác; trích lập các quỹ và bù đắp đủ lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và
LVTS Quản lý kinh tế
13
điều lệ công ty; Sau khi trả hết số cổ tức đã định, công ty vẫn phải đảm bảo thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đã đến hạn; Việc trả thù lao, tiền lương cho những người quản lý của công ty theo kết quả và hiệu quả kinh doanh (Ủy viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Giám đốc, người quản lý khác); Các lợi ích liên quan của những người quản lý công ty phải được công khai hóa.(Bộ Tài chính, Vụ chế độ kế toán và kiểm toán, 2010. Tài liệu bồi dưỡng kế toán trưởng doanh nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bảnTài chính.)
Tài chính doanh nghiệplà sự hình thành, tạo lập, là các quan hệ kinh tế gắn liền với việcphân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm góp phần đạt tới các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
Tài chính doanh nghiệp là một bộ phận trong hệ thống tài chính, tại đây nguồn tài chính xuất hiện và đồng thời đây cũng là nơi thu húttrở lại phần quan trọng các nguồn tài chính doanh nghiệp.Tài chính doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội, đến sự phát triển hay suy thoái của nền sản xuất kinh doanh.
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, theo mỗi cách tiếp cận khác nhau thì việc phân loại doanh nghiệp lại khác nhau. Nhưng dù là loại hình doanhnghiệp nào thì trong hoạt động kinh doanh đều phải sử dụng tài chính doanh nghiệp để thực hiện các mục tiêu kinh doanh. Tức là luôn gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ. Bên trong quá trình này là những quan hệ giá trị giữa doanh nghiệp và các chủ thể trong nền kinh tế, các quan hệ này được gọi là các quan hệ tài chính, Vì thế, tài chính doanh nghiệp được hiểu là các quan hệ tài chính. Bao gồm:
LVTS Quản lý kinh tế
14
Thứ nhất, quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với Nhà nước. Quan hệ này phát sinh khi doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước và khi Nhà nước góp vốn kinh doanh doanh vào doanh nghiệp.
Thứ hai, quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính.
Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần có vốn để tiến hành hoạt động kinh doanh, nó là yếu tố quyết định đối với sự thành lập, quy mô và sự hoạt động của doanh nghiệp. Nguồn vốn này có thể là tự có hoặc huy động từ các nhà tài trợ bên ngoài, song phần huy động từ các nhà tài trợ bên ngoài rất quan trọng. Trên thị trường tài chính, doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn của mình từ các nguồn vốn vay ngắn hạn hoặc cũng có thể phát hành cổ phiếu, trí phiếu để đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn. Ngược lại, để sử dụng các nguồn vốn này thì doanh nghiệp cũng phải trả lãi vay hoặc cổ phần cho các nhà tài trợ. Trong trường hợp doanh nghiệp có những khoản tiền nhàn rỗi, tạm thời chưa sử dụng có thể đem đầu tư hoặc gửi ngân hàng. Khi đó doanh nghiệp lại trở thành những nhà tài trợ vốn trên thị trường.
Thứ ba, quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp vớicác thị trường khác. Bên cạnh việc huy động các nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh tài chính thì việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đó là một vấn đề không kém phần quan trọng. Trong quá trình sử dụng các nguồn vốn này, doanh nghiệp phải có quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp khác trên thị trường hàng hóa, dịch vụ, thị trường sức lao động nhằm đảm bảo các đầu vào và đầu ra cho quá trình doanh nghiệp của mình. Chẳng hạn như tiến hành đầu tư cho cơ sở hạ tầng, nguyên liệu sản xuất, hàng hóa, sức lao động…đồng thời xác định nhu cầu của thị trường để từ đó hoạch định ngân sách đầu tư, kế hoạch sản xuất, marketting.
Thứ tư, quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp. Các quan hệ này tồn tại trong nội tại của doanh nghiệp, như quan hệ giữa người sở hữu vốn và ng ười có quyền sử dụng vốn, quan hệ giwuax các bộ phận trong doanh nghiệp,
LVTS Quản lý kinh tế
15
quan hệ giữa doanh nghiệp và người lao động…Việc đảm bảo tính ổn định và vững chắc của các doanh nghiệp này rất quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp.
*Đặc điểm của tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp là một khâu của hệ thống tài chính và là khâu cơ sở, nó có những đặc điểm sau:
Thứ nhất,gắn liền vớiquá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, có các quan hệ tài chính doanh nghiệp đa dạng phát sinh như quan hệ nộp, cấp giữa doanh nghiệp với Nhà nước, quan hệ thanh toán với các chủ thể khác trong xã hội, với người lao động trong doanh nghiệp.
Thứ hai,sự vận động của quỹ tiền tệ, vốn kinh doanh có những nét riêng biệt đó là: sự vận động của vốn kinh doanh luôn gắn liền với các yếu tố vật tư là lao động, ngoài phần tạo lập ban đầu chúng còn được bổ sung từ kết quả kinh doanh; sự vận động của vốn kinh doanh vì mục tiêu doanh lợi.
*Vai trò của tài chính doanh nghiệp
Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì hoạt động tài chính là một trong những hoạt động trọng yếu, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc duy trì và mở rộng hoạt động kinh doanh về cả chiều rộng và chiều sâu.
Đây là một số vai trò chính không thể không nói tới của tài chính doanh nghiệp.
Huy động, đảm bảo đầy đủ và kịp thời vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh là một yếu tố không thể nào thiếu đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Nhiệm vụ tài chính của doanh nghiệp trước hết thể hiện ở việc xác định đúng lượng vốn mà doanh nghiệp cần để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trong từng giai đoạn. Tiếp theo đó mới đến việc tiến hành các hoạt động huy động vốn từ thị trường tài chính đảm bảo lượng vốn cần thiết cho hoạt động kinh
LVTS Quản lý kinh tế
16
doanh của doanh nghiệp một cách đầy đủ, liên tục và kịp thời xong cũng phải đảm bảo chi phí vốn là thấp nhất.
Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả: Khi đã đảm bảo được nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh thì việc tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp.
Nhiệm vụ của tài chính doanh nghiệp lúc này phải lựa chọn cho được những dự án đầu tư tối ưu, huy động tối đa các nguồn vốn vào hoạt động kinh doanh, tránh tình trạng đẻ quá nhiều vốn nhàn rỗi tại doanh nghiệp, phân bổ các nguồn vốn một cách hợp lý, tăng vòng quay và khả năng sinh lời của vốn.
Đòn bẩy kích thích và điều tiết kinh doanh: Vai trò này của tài chính doanh nghiệp được thể hiện thông qua việc tạo ra sức mua hợp lý để thu hút vốn đầu tư, lao động, vật tư, dịch vụ, đồng thời xác định giá bán hợp lý khi phát hành cổ phiếu, hàng hóa bán, dịch vụ và thông qua hoạt động phân phối thu nhập của doanh nghiệp, phân phối quỹ tiền lương, tiền thưởng, thực hiện các hợp đồng kinh tế.
Giám sát kiểm tra chặt chẽ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện một cách đầy đủ và trung thực thông qua các chi tiêu tài chính trong các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, Vì thế, thông qua tình hình tài chính của doanh nghiệp, nhà quản lý có thể dễ dàng nhận thấy những gì đang diễn ra trong doanh nghiệp mình. Từ đó có những đánh giá từ tổng quan cho tới chi tiết, kiểm soát được các mặt hoạt động của doanh nghiệp, phát hiện các điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình sản xuất kinh doanh, từ đó có những biện pháp khắc phục những điểm yếu và phát huy thế mạnh của mình. Như vậy thì tài chính doanh nghiệp chính là công cụ giám sát, kiểm tra hoạt đông kinh doanh của doanh nghiệp chặt chẽ và chính xác nhất của các nhà quản lý
Tài chính doanh nghiệp được ví như những tế bào có khả năng tái tạo, là “cái gốc của nền tài chính”. Sự phát triển hay suy thoái của hoạt động sản
LVTS Quản lý kinh tế
17
xuất kinh doanh gắn liền với sự mở rộng hay thu hẹp nguồn lực tài chính. Vì vậy vai trò của tài chính doanh nghiệp sẽ trở nên tích cực hay thụ động, thậm chí có thể là tiêu cực đối với kinh doanh trước hết phụ thuộc vàokhả năng, trình độ của người đó nó còn phụ thuộc vào môitrường kinh doanh, phụ thuộc vàocơ chế quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước.
1.2.1.2. Quản lý tài chính doanh nghiệp
Nếu như tài chính doanh nghiệp là những quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tạo lập và phân phối các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp (quan hệ tài chính) mang tính khách quan thì quản lý tài chính doanh nghiệp lại là một quá trình mang tính chủ quan của con người, cụ thể ở đây là các người làm công tác quản lý trong doanh nghiệp.
Theo học thuyết về quản lý của các nhà quản trị học hiện đại như:
Taylor, Hery Fayol, Harold Koontz,…có thể khái quát: Quản lý là tác động có ý thức, bằng quyền lực, theo yêu cầu của chủ thể quản lý tới đối tượng của quản lý để phối hợp các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức trong môi trường biến đổi.
Theo học thuyết quản lý tài chính của mình, Ezara Solomon cho rằng:“Quản lý tài chínhlà việc sử dụng các thông tin phản ánh chính xác tình trạng tài chính của một doanh nghiệp để phân tích điểm mạnh, điểm yếu của nó và lập các kế hoạch hành động, kế hoạch sử dụng nguồn tài chính, tài sản cố định và nhu cầu nhân công trong tương lai nhằm đạt được mục tiêu cụ thể tăng giá trị cho đơn vị đó” (Ezara Solomon, The theory finacial management”, New York and London Columbia University Press,1963).
Quản lý tài chính doanh nghiệplà việc quản lý các nghiệp vụ tài chính phát sinh trong quá trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể nói rằng
LVTS Quản lý kinh tế
18
quản lý tài chính giúp tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp từ việc quản trị nguồn vốn có hiệu quả.
Quản lý tài chính doanh nghiệplà việc lựa chọn các quyết định tài chính, tổ chức thực hiện những quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.
Quản lý tài chính doanh nghiệp là việc sử dụng các thông tin phản ánh chính xác tình trạng tài chính của mộtdoanh nghiệp,gồm từ việc xác định mục tiêu quản lý, lập các kế hoạch kinh doanh, kế hoạch sử dụng nguồn tài chính, tài sản cố định và nhu cầu nhân công trong tương lai, phân tích điểm mạnh, điểm yếu của nó và đưa ra các quyết định tài chính khả thi, phù hợp với tình hình doanh nghiệp, đảm bảo cho các quyết định đó được thực hiện nhằm tăng lợi cho doanh nghiệp,tối đa hóa giá trị tài sản cho các chủ sở hữu.
Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng nhìn chung các nhà chuyên môn thừa nhận những nội dung cơ bản và tính chất đa dạng của hoạt động quản lý tài chính trong doanh nghiệp như sau:
Quản lý tài chính doanh nghiệp là việc sử dụng các thông tin phản ánh chính xác tình trạng tài chính của một doanh nghiệp để phân tích điểm mạnh, điểm yếu của nó và lập các kế hoạch kinh doanh, kế hoạch sử dụng nguồn tài chính, tài sản cố định và nhu cầu nhân công trong tương lai nhằm tăng lãi cổ tức của cổ đông.
*Vai trò của quản lý tài chính doanh nghiệp
Quảnlý tài chính là một hoạt động mang tính trọng yếu của doanh nghiệp. Nó quyết định sự thành bại, sự phát triển của doanh nghiệp về cả chiều rộng và chiều sâu. Đặc biệt, trong điều kiện hội nhập, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay thì vai trò của quản lý tài chính lại càng được khẳng định. Nó có liên quan chặt chẽ tới mọi hoạt động khác trong doanh nghiệp. Quản lý tài chính tốt có thể khắc phục được điểm yếu ở những
LVTS Quản lý kinh tế
19
hoạt động khác của doanh nghiệp. Một quyết định tài chính thiếu cân nhắc có thể gây ra tổn thất không chỉ cho riêng doanh nghiệp mà còn cho nền kinh tế nói chung, vì thực tế doanh nghiệp không tồn tại riêng biệt mà là một mắt xích của nền kinh tế.
*Mục tiêu của quản lý tài chính doanh nghiệp
Mục tiêu quản lý tài chính doanh nghiệp nói chung và trong công ty cổ phần nói riêng đều nhằm cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận cho các chủ sở hữu;
tối đa hóa doanh thu của doanh nghiệp; tối đa hóa giá trị thị trường của vốn cổ phần doanh nghiệp, không ngừng làm tăng giá trị doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường; tối thiểu hóa chi phí của doanh nghiệp.
Mục tiêu quản lý tài chính ngắn hạn: Đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh, đảm bảo chi tiêu, thực thi quyền và nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp, an toàn, tiết kiệm, hiệu quả trong chi tiêu tài chính.
Mục tiêu quản lý tài chính dài hạn: Đảm bảo các yêu cầu về tài chính cho các hoạt động của doanh nghiệp; thực thi các quyền và nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp đối với các chủ thể có liên quan, phù hợp với các quy định của pháp luật, quy mô và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
*Nguyên tắc của quản lý tài chính doanh nghiệp
Các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ thì hoạt động tài chính về căn bản là giống nhau nên nguyên tắc quản lý tài chính được áp dụng chung cho các loại hình doanh nghiệp. Song mỗi doanh nghiệp là một thực thể khác nhau nên doanh nghiệp nào cũng có những đặc điểm riêng biệt, vì thế khi áp dụng các nguyên tắc không nên quá máy móc và cần phải gắn liền với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng doanh nghiệp.
Nguyên tắc tôn trọng pháp luật, chính sách, quy định của Nhà nước Đây là nguyên tắc đầu tiên và cơ bản nhất mà mọi tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế đều phải tuân thủ. Theo đó, mọi hoạt động tài
LVTS Quản lý kinh tế