CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Phân tích thực trạng quản lý chi thường xuyên tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Nam Định
3.2.3. Thực trạng quyết toán chi thường xuyên
Hàng năm, căn cứ quy định của Nhà nước; quy định, hướng dẫn của Bộ Tài chính về công tác tổng hợp báo cáo quyết toán NSNN, KBNN TW hướng dẫn cụ thể cho các đơn vị thuộc, trực thuộc hệ thống KBNN về các nội dung, nguyên tắc, biện pháp xử lý một số nội dung trong công tác khóa sổ, quyết toán chi NSNN hàng năm. Công tác lập, xét duyệt, tổng hợp báo cáo quyết toán hàng năm được thực hiện theo quy định hiện hành về chế độ kế toán các đơn vị Hành chính sự nghiệp; hướng dẫn trình tự quy trình xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán năm đối với các cơ quan HCSN (theo trình tự từ dưới lên trên), cụ thể như sau:
- Báo cáo quyết toán ngân sách năm được lập sau thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách. Số liệu báo cáo quyết toán phải phản ánh đầy đủ các nguồn kinh phí, nội dung thu, chi phát sinh tại đơn vị trong năm ngân sách, trong đó số thu, chi từ các nguồn kinh phí khác (hỗ trợ của địa phương, của đơn vị khác...) phải được hạch toán tăng nguồn kinh phí khác trên sổ sách kế toán, quyết toán theo đúng nguồn kinh phí và nội dung được hỗ trợ, không được sử dụng cho mục đích khác. Thủ trưởng các đơn vị dự toán và Kế toán trưởng đơn vị chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước đơn vị dự toán cấp trên nếu để ngoài sổ sách các nguồn kinh phí, nội dung thu, chi phát sinh tại đơn vị trong năm ngân sách.
- Báo cáo quyết toán ngân sách năm được lập theo mẫu biểu quy định tại Chế độ kế toán áp dụng cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định số 2345/QĐ-BTC ngày 11/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Khi lập báo cáo quyết toán ngân sách năm, các đơn vị phải lưu ý các
Luận văn quản lý Kinh tế
60 nội dung sau:
+ Số dư dự toán, kinh phí năm trước chuyển sang phải đảm bảo khớp đúng với số liệu tại Thông báo xét duyệt quyết toán ngân sách năm trước của KBNN cho đơn vị.
+ Số dự toán được giao trong năm phải khớp đúng với dự toán được Thủ trưởng đơn vị dự toán cấp trên giao cho đơn vị trong năm.
+ Số dự toán thực rút, thực nhận trong năm và số dự toán, kinh phí còn dư chưa sử dụng, quyết toán phải khớp đúng với số liệu đối chiếu với KBNN nơi giao dịch (tính đến hết thời gian chỉnh lý quyết toán), trong đó số dư kinh phí đã nhận chưa đủ chứng từ quyết toán tại đơn vị phải đảm bảo khớp đúng với số dư tạm ứng, chưa thanh toán với KBNN nơi giao dịch. Trường hợp số dư dự toán, số dư tạm ứng tại KBNN đã được cấp có thẩm quyền cho phép chuyển năm sau tiếp tục sử dụng, thanh toán thì số dư dự toán, kinh phí đã nhận trên báo cáo quyết toán năm phải đảm bảo khớp đúng với số dư dự toán, số dư tạm ứng đã được cấp có thẩm quyền cho phép chuyển năm sau tiếp tục sử dụng, thanh toán.
+ Số kinh phí đề nghị quyết toán phải khớp đúng với kinh phí đã được KBNN nơi giao dịch kiểm soát chi và theo đúng Loại, Khoản, Mục, Tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước.
+ Thuyết minh khái quát tình hình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị; Thuyết minh cụ thể tình hình quyết toán kinh phí so với dự toán được giao và tổng kinh phí được sử dụng trong năm, trong đó tập trung thuyết minh cụ thể đối với việc thực hiện từng nội dung, nhiệm vụ chi không thường xuyên, không giao tự chủ được cấp có thẩm quyền phê duyệt danh mục dự toán, nêu rõ nguyên nhân, lý do đối với các nội dung, nhiệm vụ triển khai giải ngân chậm, báo cáo những khó khăn vướng mắc và đề xuất kiến nghị (nếu
Luận văn quản lý Kinh tế
61 có).
+ Thuyết minh cụ thể số dư dự toán, số dư kinh phí đã nhận chưa quyết toán chuyển năm sau theo nội dung, danh mục dự toán hoặc nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền giao, phê duyệt.
+ Báo cáo tình hình chấp hành, thực hiện các kiến nghị và kết luận của các cơ quan kiểm toán, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nội bộ (chi tiết kết quả thực hiện trong năm).
Bảng 3.6 phía dưới cho thấy, tổng chi thường xuyên năm 2016 đạt 86,30% so với dự toán, số tiền tiết kiệm từ chi thường xuyên giao khoán là 13,656 tỷ đồng; năm 2017 đạt 86,65% so với dự toán, số tiền tiết kiệm từ chi thường xuyên giao khoán là 13,722 tỷ đồng; năm 2018 đạt 90,21% so với dự toán, số tiền tiết kiệm từ chi thường xuyên giao khoán là 9,961 tỷ đồng.
Với số liệu phân tích ở trên, tỷ lệ giải ngân qua các năm còn thấp do tỷ lệ giải ngân kinh phí thường xuyên quản lý kế hoạch thấp (tương ứng các năm là: năm 2016: 22,26%; năm 2017: 60,15% và năm 2018: 58,75%), dẫn đến số tiết kiệm từ chi thường xuyên còn cao và tỷ lệ giải ngân chung thấp. Cả 03 năm, các khoản kinh phí bố trí ở nguồn kinh phí thường xuyên quản lý kế hoạch, phần kinh phí không sử dụng hết trong năm phải chuyển trả về cấp trên, không được tính vào phần kinh phí tiết kiệm tại đơn vị.
Bảng 3.6: Chênh lệch giữa số thực thi và số dự toán chi thường xuyên tại KBNN tỉnh Nam Định giai đoạn 2016-2018
Đơn vị: %
STT Nội dung Chi tiết
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Tổng chi thường xuyên 86,32 86,70 90,31
1 Chi từ nguồn NSNN 95,10 95,67 89,43
Luận văn quản lý Kinh tế
62
Nhóm thanh toán cá nhân 95,10 95,67 89,43
2 Chi từ nguồn thu sự nghiệp 83,16 83,56 90,55 A Chi thường xuyên giao khoán 91,12 93,85 93,60
Nhóm thanh toán cá nhân 98,53 98,42 96,56
Nhóm quản lý hành chính 86,46 93,16 93,95
Nhóm chi nghiệp vụ chuyên môn 92,16 81,89 82,98
Nhóm chi khác 87,42 89,81 92,60
B Chi thường xuyên quản lý kế
hoạch 22,26 60,15 58,75
Nguồn: Bản dự toán và quyết toán chi của KBNN các năm từ 2016-2018 Theo số liệu tính toán Bảng 3.6 ở trên, xét về số tổng chi thường xuyên tại KBNN tỉnh Nam Định chưa thật sự tốt khi chênh lệch giữa thực chi và dự toán chi còn khá cao. Xét đến từng nhóm chi, mục chi có thể thấy những sự chênh lệch tương đối lớn giữa thực chi và dự toán chi. Có những mục chi có số thực chi rất nhỏ so với số dự toán (ví dụ: Nhóm thanh toán cá nhân từ nguồn thu sự nghiệp), nhưng cũng có những mục chi có sự chênh lệch lớn giữa thực chi và dự toán chi (ví dụ: Chi thường xuyên quản lý kế hoạch). Tuy nhiên, những sự chênh lệch này đã bù trừ với nhau, do đó, chênh lệch giữa tổng chi thường xuyên và tổng dự toán chi thường xuyên phần nào được thu hẹp.
Như vậy, qua phân tích thực trạng thì có thể khẳng định công tác quản lý chi thường xuyên tại KBNN tỉnh Nam Định giai đoạn 2016 - 2018 chưa thật sự tốt.