Nghiên cứu một số bài học kinh nghiệm để quản lý tốt tài sản công tại một số đơn vị sự nghiệp công lập

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế quản lý tài sản công đối với đơn vị sự nghiệp công lập trường hợp viện sốt rét ký sinh trùng côn trùng trung ương (Trang 31 - 37)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP

1.4. Nghiên cứu một số bài học kinh nghiệm để quản lý tốt tài sản công tại một số đơn vị sự nghiệp công lập

1.4.1. Quản lý tài sản công ở Nhật Bản

Trên cơ sở Hiến pháp được ban hành từ năm 1947, đối với lĩnh vực quản lý TSC: thể chế tự chủ địa phương cho phép các địa phương tự chủ trong việc quyết định các chính sách quản lý TSC và mua sắm công độc lập với Chính phủ. Vì vậy chính sách quản lý và việc thực hiện mua sắm của các Bộ, ngành Trung ương có thể khác với các tỉnh và giữa các tỉnh có thể khác nhau. Tuy nhiên tại Nhật Bản cả chính quyền Trung ương và địa phương đều có xu hướng giảm chế độ mua sắm, trang bị tài sản cho các cơ quan nhà nước mà chuyển sang hình thức thuê tài sản. Thành phố Osaka (Nhật Bản), một tỉnh điển hình trong việc thực hiện hiệu quả mô hình quản lý mua sắm, trang bị tài sản theo mô hình tập trung. Năm 2000 chính quyền tỉnh Osaka đã có cải cách rất cơ bản trong việc mua sắm công với việc thành lập Cục mua sắm công với nhiệm vụ quản lý về mua sắm công mà chủ yếu là đấu thầu mua sắm công đối

LVTS Quản lý kinh tế

26

với tất cả tài sản, hàng hóa, dịch vụ liên quan đến chi tiêu công (bao gồm cả lựa chọn nhà đầu tư, xây dựng) cho toàn tỉnh và không thu phí dịch vụ, đồng thời Cục cũng thực hiện một số chức năng kiểm soát như một cơ quan quản lý TSC. Việc thực hiện mua sắm, trang bị tài sản cho các cơ quan nhà nước tại cơ quan thuộc Trung ương được tổ chức theo hai hình thức (mua sắm tập trung và mua sắm phân tán), chưa có quy định bắt buộc mua sắm công tập trung, còn tại tỉnh Osaka tất cả hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho cơ quan nhà nước đầu bắt buộc mua sắm công tập trung và do Cục mua sắm công thực hiện.

1.4.2. Một số bài học đối với quản lý tài sản công ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Việc quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng cho từng loại TSC là yêu cầu cần thiết đầu tiên và đƣợc cụ thể hóa bằng văn bản quy phạm pháp luật ở cấp độ Luật và các quy định, quy chế, tạo thành hệ thống pháp luật về quản lý TSNN nói chung và quản lý TSC tại từng địa phương, cơ quan, đơn vị nói riêng để đảm bảo cho việc quản lý và sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả, phân định rõ trách nhiệm, tránh trùng lắp nhiệm vụ giữa các cơ quan làm chức năng quản lý TSC. Các quy định, chính sách quản lý TSC càng đầy đủ, cụ thể, thì việc quản lý tài sản vừa chặt chẽ, vừa thuận lợi, hạn chế được những sai phạm trong cả quản lý và sử dụng; đồng thời cho phép các cơ quan quản lý TSC nắm được thực trạng tài sản cả về số lượng và chất lượng để quyết định được phương thức, mức độ đầu tư, mua sắm tài sản, quy trình quản lý và thực hiện điều tiết tài sản từ nơi thừa sang nơi thiếu một cách hợp lý.

1.4.3. Kinh nghiệm tổ chức mua sắm tài sản công của Bộ Tài chính Thực hiện Quyết định số179/2007/QĐ-TTg ngày 26/11/2007 Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức mua sắm tài sản, hàng hóa từ ngân sách nhà nước theo phương thức tập trung, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 22/2008/TT-BTC ngày 10/3/2008 hướng dẫn thực hiện Quyết định trên của

LVTS Quản lý kinh tế

27

Thủ tướng Chính phủ, đồng thời xác định 13 Bộ, ngành, địa phương áp dụng thí điểm việc mua sắm TSC theo phương thức mua sắm tập trung, trong đó có Bộ Tài chính. Với trách nhiệm vừa là cơ quan quản lý nhà nước tham mưu cho Chính phủ về cơ chế, chính sách, vừa đi đầu trong việc thực hiện mua sắm công tập trung đối với TSC của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trực thuộc nên việc tổ chức thực hiện mua sắm TSC tại Bộ Tài chính đã được thực hiện hết sức bài bản và hiệu quả, có thể tham khảo, áp dụng rất tốt đối với các cơ quan, đơn vị khác

- Về tổ chức thực hiện mua sắm tập trung: Hàng năm, cùng với việc lập dự toán ngân sách, các đơn vị, hệ thống ngành dọc thuộc Bộ Tài chính căn cứ các quy định có liên quan về tiêu chuẩn, định mức và nhu cầu về mua sắm tài sản, hàng hóa thuộc đối tượng mua sắm tập trung để lập dự toán mua sắm

gửi Cục Kế hoạch - Tài chính để thẩm định và tổng hợp chung với dự toán thu, chi ngân sách năm.

Việc triển khai mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ theo phương thức tập trung tại Bộ Tài chính đã góp phần đảm bảo việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước chặt chẽ, đúng pháp luật, hạn chế tình trạng trang bị tài sản vượt tiêu chuẩn, định mức hoặc trang bị tài sản, không hiệu quả, đảm bảo tính công khai, minh bạch trong mua sắm TSC; các tài sản đƣợc mua sắm tập trung sẽ được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng, tính tương đồng về mặt kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu trang bị đồng bộ, hiện đại, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của các cơ quan, đơn vị trực thuộc.

1.4.4. Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Quản lý và sử dụng TSC là một vấn đề phức tạp, thực tiễn cho thấy có rất nhiều khiếm khuyết. Tuy nhiên, với cách thức quản lý ưu việt của một số nước trên thế giới là những bài học quý báu cho Việt Nam cũng như các ĐVSN công lập trong việc quản lý và sử dụng TSC.

LVTS Quản lý kinh tế

28

Việc hoàn thiện cơ chế quản lý TSC bằng văn bản quy phạm pháp luật ở cấp độ luật và các văn bản dưới luật tạo thành hệ thống pháp luật về quản lý TSC là rất cần thiết ở tất cả các nước. Nhờ có hệ thống pháp luật, đã tạo ra cơ sở pháp lý để cơ quan quản lý tài sản giám sát, kiểm tra các cơ quan sử dụng tài sản, đồng thời nâng cao trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, đơn vị trong việc quản lý tài sản. Chính quyền Trung ương cần xây dựng một khung pháp lý rõ ràng nhằm đảm bảo cho việc quản lý tài sản đúng mục đích, hiệu quả, tiết kiệm, hạn chế thất thoát hoặc sử dụng lãng phí.

Hiện tại nền kinh tế nước ta đang chuyển đổi theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Hệ thống pháp luật về TSC cũng đang dần được hoàn thiện phù hợp với thực tế. Hiện nay, TSC còn bị sử dụng sai mục đích, lãng phí nên việc hoàn thiện cơ chế quản lý TSC ở Việt Nam đang được đặt ra là một vấn đề cấp thiết.

Về nguyên tắc hiệu quả, công khai, minh bạch: Ở Việt Nam, cơ chế chịu trách nhiệm giải trình, gắn chặt với việc công khai, minh bạch, đẩy mạnh công tác kiểm toán, kiểm tra, giám sát nếu được triển khai tốt trong thực tế sẽ là điều kiện kiên quyết trong việc nâng cao hiệu quả cơ chế quản lý tài sản.

Về lập dự toán đầu tư mua sắm tài sản theo phương thức quản lý ngân sách theo đầu ra và tính toán hiệu quả khi quyết định đầu tư, mua sắm tài sản:

Ở Việt Nam hiện nay, việc lập dự toán đầu tư, mua sắm tài sản vẫn được thực hiện theo cơ chế quản lý ngân sách theo các khoản mục đầu vào; quản lý ngân sách theo cơ chế này không chú trọng đến các đầu ra và kết quả trong việc thực hiện các mục tiêu đã định. Mặt khác, nhiều đơn vị thực hiện đầu tư, mua sắm tài sản không tính đến hiệu quả. Do vậy, cần vận dụng kinh nghiệm này vào Việt Nam để hoàn thiện chính sách phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính công cho việc đầu tư, mua sắm tài sản có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ công cung cấp cho xã hội.

Về phân cấp trong quản lý tài sản: Nhìn chung, tại các nước nêu trên đã

LVTS Quản lý kinh tế

29

phân định rõ tài sản của chính quyền trung ương và tài sản của chính quyền các địa phương; đồng thời đều giao quyền quản lý tài sản công cho các tổ chức độc lập và các cơ quan khác gắn với trách nhiệm. Tuy nhiên, Chính phủ Trung ương vẫn thực hiện vai trò thống nhất quản lý của mình bằng các quy định trong Luật quản lý tài sản thông qua cơ quan quản lý tài sản để định đoạt các vấn đề chung như: Bố trí kinh phí đầu tư xây dựng, mua sắm, điều chuyển, đăng ký, báo cáo, thanh lý tài sản. Mặt khác việc phân cấp được tiến hành thận trọng đồng bộ với việc xây dựng cơ chế thưởng phạt hoặc là gắn kết quả hoạt động, để buộc các cơ quan quản lý tài sản phải đưa ra được những quyết định đúng đắn trên cơ sở tuân thủ các chính sách và nguyên tắc quản lý tài sản hiệu quả do Chính phủ ban hành.

Hiện nay ở Việt Nam, nhìn chung các đơn vị vẫn quản lý tài sản bằng các công cụ đơn giản hoặc nếu có sử dụng phần mềm quản lý thì công nghệ phần mềm lạc hậu, các chỉ tiêu theo dõi chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý. Do vậy, Bộ Tài chính cần khẩn trương triển khai dự án thông tin kê khai đăng ký TSC.

Dự án này xây dựng giải pháp trợ giúp quản lý đăng ký tài sản tại đơn vị sử dụng tài sản như theo dõi biến động tăng, giảm, nâng cấp, sữa chữa, điều chuyển, thu hồi, nhượng bán, thanh lý tài sản… LVTS Quản lý kinh tế

30

Tiểu kết chương 1

Chương 1 đã đề cập đến những khái niệm chung về ĐVSN công lập, TSC và quản lý TSC trong các ĐVSN công lập. Từ đó nghiên cứu những vấn đề liên quan như vai trò và đặc điểm của TSC đối với sự phát triển kinh tế - xã hội thông qua việc Nhà nước giao cho các ĐVSN công lập thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.

TSC đặc biệt là phần tài sản trong các ĐVSN công lập, là phần vốn hiện vật của nhà nước, được hình thành từ nguồn NSNN. Đó là điều kiện đảm bảo cho các đơn vị quản lý, các ĐVSN công lập thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ được giao. Quản lý tốt phần TSC trong các ĐVSN công lập qua việc mua sắm, sử dụng, bảo quản TSC, chống thất thoát lãng phí là đòi hỏi đồng thời là trách nhiệm, nghĩa vụ của tất cả các cá nhân.

Quản lý TSC là yêu cầu mong muốn của mọi người dân, tạo lập, khai thác, sử dụng TSC có ý nghĩa kinh tế chính trị và xã hội to lớn. Uy tín của nhà nước, của mỗi tổ chức, cá nhân được đánh giá thông qua việc quản lý, sử dụng TSC.

Công tác quản lý TSC có ý nghĩa quan trọng và là một bộ phận không thể tách rời trong yêu cầu về quản lý tài chính công ở nước ta hiện nay.

Những nội dung trên là cơ sở để tác giả nghiên cứu, phân tích thực trạng công tác quản lý TSC trong các năm từ 2014 đến 2018 tại VSR- KST-CT TƯ.

Từ đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài sản tại đơn vị.

LVTS Quản lý kinh tế

31 Chương 2

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế quản lý tài sản công đối với đơn vị sự nghiệp công lập trường hợp viện sốt rét ký sinh trùng côn trùng trung ương (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)