Phân tích khái quát bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua 3 năm

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH tư vấn xây dựng đông dương (Trang 45 - 68)

c. Phân tích cân bằng tài chính của công ty qua 3 năm 2008, 2009 và 2010

2.2.1.2.Phân tích khái quát bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua 3 năm

2008, 2009 và 2010

Từ các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua ba năm 2008, 2009 và 2010 ta lập bảng phân tích sau:

Bảng 2.4: Bảng phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2008, 2009 và 2010.

Đvt: Đồng

CHỈ TIÊU Mãsố Giá trịNăm 2008 % Giá trịNăm 2009 % Giá trịNăm 2010 % Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/2009 ( +/-) % ( +/-) % 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp

dịch vụ 1 4.956.428.512 100 7.494.874.495 100 7.302.969.940 100 +2.538.445.983 +51,22 -191.904.555 -2,56 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 2

3. Doanh thu thuần về bán hàng và

cung 10 4.956.428.512 100 7.494.874.495 100 7.302.969.940 100 +2.538.445.983 +51,22 -191.904.555 -2,56 4. Giá vốn hàng bán 11 4.209.185.041 84,92 6.726.911.893 89,75 6.462.317.911 88,49 +2.517.726.852 +59,82 -264.593.982 -3,93 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và

cung cấp dịch vụ (20 = 10 – 11)

20 747.243.471 15,08 767.962.602 10,25 840.652.029 11,51 +20.719.131 +2,77 +72.689.427 +9,47 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 660.63

9 0,01 975.064 0,01 3.180.007 0,04 +314.425 +47,59 +2.204.943 +226,13 7. Chi phí tài chính 22 97.474.41

7 1,97 124.712.186 1,66 314.967.092 4,31 +27.237.769 +27,94 +190.254.906 +152,56 − Trong đó: Chi phí lãi vay 23 97.474.41

7 1,97 124.712.186 1,66 314.967.092 4,31 +27.237.769 +27,94 +190.254.906 +152,56 8. Chi phí quản lý doanh nghiệp 24 578.190.651 11,67 657.104.453 8,77 592.824.627 8,12 +78.913.802 +13,65 -64.279.826 -9,78 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động

kinh doanh (30 = 20 + 21 – 22 – 24) 30 72.239.04 2 1,46 -12.878.973 -0,17 -63.959.683 -0,88 -85.118.015 -117,83 -51.080.710 +396,62 10. Thu nhập khác 31 7.446.685 0,15 128.580.045 1,72 161.577.000 2,21 +121.133.360 +1.626,67 +32.996.955 +25,66 11. Chi phí khác 32 12. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40 7.446.685 0,15 128.580.045 1,72 161.577.000 2,21 +121.133.360 +1.626,67 +32.996.955 +25,66 13. Tổng lợi nhuận kế toán trước

thuế (50 = 30+ 40) 50 79.685.727 1,61 115.701.072 1,54 97.617.317 1,34 +36.015.345 +45,20 -18.083.755 -15,63 14. Thuế thu nhập doanh nghiệp 51 22.312.00

4 0,45 28.925.268 0,39 24.404.329 0,33 +6.613.264 +29,64 -4.520.939 -15,63 15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập

Theo bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy tổng doanh thu qua 3 năm của công ty có nhiều thay đổi. Năm 2008 chỉ đạt 4.956.428.512 đồng, năm 2009 đạt mức 7.494.874.495 đồng và năm 2010 đạt 7.302.969.940 đồng, điều này cho thấy quy mô hoạt động kinh doanh có chiều hướng phát triển, mặc dù năm 2010 doanh thu có giảm so với năm 2009 nhưng không đáng kể. Nguyên nhân do công ty đẩy mạnh sản xuất và thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng.

Doanh thu thuần của công ty năm 2009 tăng lên 2.538.445.983 đồng tương ứng tăng 51,22% nhưng giá vốn hàng bán cũng tăng lên 2.517.726.852 đồng tương ứng tăng 59,82% so với năm 2008. Qua năm 2010 doanh thu thuần giảm so với năm 2009 191.904.555 đồng tương ứng giảm 2,56%, giá vốn hàng bán cũng giảm 3,93%.Ta thấy năm 2009 so với năm 2008, tốc độ tăng của giá vốn hàng bán tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của doanh thu (59,82% > 51,22%). Điều này là chưa tốt, cần phải xem xét lại giá vốn hàng bán tăng là do nhân tố nào ảnh hưởng. Nguyên nhân tăng là do giá cả một số nguyên vật liệu xây dựng tăng dẫn đến giá vốn hàng bán tăng.

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2009 đạt 767.962.602 đồng, tăng so với năm 2008 là 20.719.131đồng, tương ứng tăng 2,77%. Qua năm 2010 chỉ tiêu này đạt 840.652.029 đồng, tăng 72.689.427 đồng, tương úng tăng 9.47% so với năm 2009. Nguyên nhân do trong năm 2009 và năm 2010 sản lượng tiêu thụ và cung cấp dịch vụ gia tăng.Tuy nhiên quy mô lợi nhuận gộp còn chiếm tỷ lệ thấp trong tổng doanh thu, kết quả công đạt chưa cao. Cụ thể, năm 2008 lợi nhuận gộp chiếm 15,08%, năm 2009 là 10,25% và năm 2010 chiếm 11,51% trên tổng doanh thu.

Khi doanh thu tăng lên kéo theo các chi phí khác tăng lên là điều tất yếu, tuy nhiên chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty năm 2008 chiếm 11,67%, năm 2009 chiếm 8,77% và năm 2010 chiếm 8,12% trong tổng doanh thu. Ta thấy tỷ trọng này giảm qua các năm, nguyên nhân là do công ty đã tinh gọn lại bộ máy quản lý, giảm nhân sự ở những nơi không cần thiết. Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty chiếm tỷ trọng nhỏ trong doanh thu góp phần nâng cao lợi nhuận.

Bên cạnh đó hoạt động khác của công ty cũng góp một phần làm tăng lợi nhuận của công ty qua các năm. Cụ thể, năm 2008 lợi nhuận khác của công ty đạt 7.446.685 đồng, năm 2009 là 128.580.045 đồng và năm 2010 là 161.577.000 đồng.

Tóm lại, qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh các năm ta thấy rằng hoạt động kinh doanh của Công ty trong năm 2009 không đem lại kết quả, cụ thể bị thua lỗ 12.878.973 đồng và nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận sau thuế ở năm 2009 vẫn tăng hơn 29.402.081 đồng so với năm trước là nhờ sự đóng góp rất lớn từ nguồn lợi nhuận khác với giá trị đóng góp thêm so với cuối năm 2008 là 121.133.360 đồng.Tương tự qua năm 2010 hoạt động kinh doanh của Công ty cũng không khả quan mấy, vẫn bị thua lỗ 63.959.683 đồng, nhưng lợi nhuận sau thuế vẫn tăng so với năm 2009 là nhờ có sự đóng góp từ nguồn lợi nhuận khác với giá trị đóng góp thêm so với cuối năm 2009 là 32.996.995 đồng.

2.2.2. Phân tích khả năng thanh toán

2.2.2.1. Phân tích các khoản phải thu

Từ các bảng cân đối kế toán qua 3 năm ta lập bảng phân tích sau:

Bảng 2.5: Bảng phân tích tỷ số các khoản phải thu

Năm

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 (+/-) (%) (+/-) (%) 1) Tổng các khoản phải thu 1.735.622.426 2.442.724.556 1.578.504.211 +707.102.130 +40,74 -864.220.345 -35,38 2) Tổng tài sản ngắn hạn 6.815.987.543 7.106.867.789 7.957.130.367 +290.880.246 +4,27 +850.262.578 +11,96 3) Tổng các khoản phải trả 2.670.831.903 2.863.946.859 3.597.707.389 +193.114.956 +7,23 +733.760.530 +25,62 Tỷ lệ (1)/(2) 0,25 0,34 0,20 +0,09 +34,98 -0,15 -42,28 Tỷ lệ (1)/(3) 0,65 0,85 0,44 +0,20 +31,25 -0,41 -48,56 (Nguồn: Phòng kế toán)

Khoản phải thu năm 2009 so với năm 2008 tăng 707.102.130 đồng tương ứng tăng 40,74%, khoản phải thu trong năm 2009 so với tài sản ngắn hạn tăng 34, 98%, so với khoản phải trả tăng 31,25%. Điều này cho ta thấy trong năm 2009 công ty đã mở rộng thêm thị trường và tìm kiếm thêm khách hàng, nhưng công ty cũng phải cố gắng trong việc thu hồi nợ để nhanh chóng đưa vốn vào sản xuất. Năm 2010 tỷ lệ khoản phải thu trên tài sản ngắn hạn và trên khoản phải trả đều giảm so với năm 2009. Do trong năm 2010 khoản phải thu giảm 864.220.345 đồng tương ứng tới 35,.38% so với năm 2009, trong năm 2010 công tác bán hàng của công ty không đạt hiệu quả và công tác thu hồi

nợ tốt hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có hai chỉ tiêu để xem xét các khoản phải thu, đó là: Số vòng quay các khoản phải thu và số ngày thu tiền.

- Số vòng quay các khoản phải thu: + Năm 2008:

Các khoản phải thu

bình quân = 718.331.515 +1.735.622.426 = 1.226.976.970,5 ( đồng) 2

Số vòng quay các

khoản phải thu = 4.956.428.512 = 4,04 ( vòng) 1.226.976.970,5

+ Năm 2009: Các khoản phải thu

bình quân = 1.735.622.426 +2.442.724.5562 = 2.089.173.491( đồng) Số vòng quay các

khoản phải thu =

7.494.874.49

= 3,59 ( vòng) 2.089.173.491

+ Năm 2010: Các khoản phải thu

bình quân =

2.442.724.556 + 1.578.504.211

= 2.010.614.384 ( đồng) 2

Số vòng quay các

khoản phải thu = 7.302.969.940 = 3,63 ( vòng) 2.010.614.384

Số vòng quay các khoản phải thu giảm dần qua các năm từ 4,04 vòng ở năm 2008 xuống 3,59 vòng ở năm 2009, qua năm 2010 là 3,63 vòng, hơi tăng so với năm 2009, nhưng vẫn giảm so với năm 2008.

Điều này chứng tỏ tình hình quản lý và thu nợ trong năm 2008 tốt hơn hai năm còn lại. Nhìn chung, số vòng quay của các năm ở mức trung bình và có lẽ công ty đang mềm dẻo trong kinh doanh nhằm tăng tính cạnh tranh và mở rộng thêm thị trường. Tuy nhiên, nhà quản trị của Công ty cũng cần lưu ý và kiểm soát số vòng quay ở mức hợp lý nhằm tránh nợ khó đòi mà vẫn mở rộng được thi trường. Nếu như Công ty không có ý định mở rộng thị trường, thì nhà quản trị phải xem xét lại chiến lược bán hàng, cung cấp dịch vụ của Công ty kể cả chất lượng sản phẩm và

dịch vụ mà Công ty cung cấp nhằm tăng số vòng quay thu tiền lên. Số ngày thu tiền năm 2008 = 360/4,04 = 89 ( ngày)

Số ngày thu tiền năm 2009 = 360/ 3,59 = 100 ( ngày) Số ngày thu tiền năm 2010 = 360/3,63 = 99 ( ngày)

Do số vòng quay các khoản phải thu giảm dần qua các năm, cho nên số ngày thu tiền của các năm tăng lên. Tương tự như đã được đề cập ở trên tại phần số vòng quay các khoản phải thu, số ngày thu tiền càng cao là càng không tốt. Do đó, nhà quản trị của Công ty đặc biệt lưu ý đến vấn đề này nhằm kiểm soát ở mức hợp lý tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh của mình.

2.2.2.2. Các khoản phải trả

Từ các bảng cân dối kế toán ta lập bảng phân tích sau:

Bảng 2.6: Bảng phân tích các khoản phải trả

Năm

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 (+/-) (%) (+/-) (%) I. Nợ ngắn hạn 2.670.831.903 2.863.946.859 3.597.707.389 +193.114.956 +7,23 +733.760.530 +25,62 1. Vay ngắn hạn 1.540.000.000 2.322.993.124 3.052.910.268 +782.993.124 +50,84 +729.917.144 +31,42 2. Phải trả cho người bán 1.079.296.076 505.094.644 466.112.961 -574.201.432 -53,20 -38.981.683 -7,72 3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 51.535.827 35.859.091 78.684.160 -15.676.736 -30,42 +42.825.069 +119,43 II. Nợ khác - - - - - - - (Nguồn: Phòng kế toán)

Qua phân tích các khoản theo bảng trên ta thấy năm 2009 khoản phải trả tăng 193.114.956 đồng , tức tăng 7,23% so với năm 2008. Nguyên nhân chủ yếu là do tăng vay ngắn hạn 782.993.124 đồng, tăng tương ứng 50,84%. Năm 2010 khoảnphải trả tăng 733.760.530 đồng, tương ứng tăng 25,62% so với năm 2009, nguyên nhân là do trong năm 2010 công ty đã tăng khoản vay ngắn hạn 729.917.144 đồng, khoản thuế và khoản nộp nhà nước cũng tăng 42.825.069 đồng. Như vậy, qua phân tích ta thấy các khoản phải trả có khuynh hướng tăng dần, chủ yếu là do hoạt động công ty ngày càng mở rộng.

2.2.2.3.Phân tích các hệ số khả năng thanh toán (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.7: Bảng phân tích khả năng thanh toán

Năm Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 (+/-) (%) (+/-) (%)

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát HTTTQ ( lần) 2,6 2,52 2,23 -0.08 -3.18 -0.29 -11.51 Hệ số khả năng thanh toán hiện hành HTTHH ( lần) 2,55 2,48 2,21 -0,07 -2,76 -0,27 -10,87 Hệ số khả năng thanh toán nhanh HTTN ( lần) 1,30 0,92 0,77 -0,39 -29,54 -0,15 -16,40 Hệ số khả năng thanh toán tức thời HTTN ( lần) 0,65 0,06 0,33 -0,59 -90,81 +0,27 +451,23 Hệ số thanh toán lãi vay HTTLV ( lần) 1,82 1,93 1,31 +0,11 +6,04 -0,62 -32,12

(Nguồn: Phòng kế toán)

Biểu đồ 2: Khả năng thanh toán tổng quát

Vào thời điểm cuối năm 2008, hệ số thanh toán tổng quát bằng 2,6 lần có nghĩa là một đồng nợ được bảo đảm bằng 2,6 đồng tài sản. Cuối năm 2009 thì hệ số này giảm còn 2,52 lần là vì vào thời điểm cuối năm 2009 tài sản và khoản nợ phải trả đều tăng, nhưng tốc độ tăng của nợ phải trả là 6,74 % lớn hơn tốc độ tăng của tài sản là 3,86% nên làm cho hệ số thanh toán tổng quát giảm 3,18% tức giảm 0,08 lần so với năm 2008. Vào thời điểm cuối năm 2010 thì một đồng nợ được bảo đảm 2,23 đồng tài sản, thấp hơn 2009 là do công ty đã huy động thêm từ bên ngoài là 733.760.530 đồng tăng 25,62%, trong khi tổng tài sản chỉ tăng 806.780.467 đồng, tương ứng với tỷ lệ 11,17%.

Công ty có tìm lực tài chính vững mạnh để thanh toán các khoản nợ của mình. Mặc dù vậy, nhà quản trị của Công ty đã tăng dần khoản tổng nợ phải trả lên nhằm mục đích tăng khả năng chiếm dụng vốn từ bên ngoài để thu lợi ích. Việc làm như thế là tốt và trong điều kiện hiện nay, Công ty cần nên tiếp tục tăng nợ phải trả lên đến mức hợp lý và cân đối để thu nhiều lợi ích hơn từ đồng vốn vay. Tuy nhiên, nhà quản trị cần nên kiểm soát hệ số này một cách thật kỹ lưỡng nhằm giữ nó ở mức hợp lý vì nếu hệ số này < 1, thì Công ty đang đứng trước ngưỡng phá sản.

Biểu đồ 3: Khả năng thanh toán hiện hành

Vào cuối năm 2008, cứ một đồng nợ ngắn hạn được bảo đảm bằng 2,55 đồng tài sản ngắn hạn. Cuối năm 2009 thì hệ số này giảm còn 2,48, nguyên nhân là năm 2009 nợ ngắn hạn tăng 193.114.956 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 6,74%, trong khi đó tài sản ngắn hạn của công cũng tăng nhưng tỷ lệ là 4,47% và thấp hơn so với nợ ngắn hạn.

Năm 2010 thì hệ số này giảm cứ một đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo 12,21 đồng tài sản ngắn hạn. Nguyên nhân là năm 2010 tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn đều tăng nhưng tỷ lên tăng của nợ ngắn hạn lớn hơn so với tài sản ngắn hạn là 13,66%.

Hệ số này giảm vào thời điểm cuối năm 2009 so với thời điểm cuối năm 2008, và giảm vào thời điểm cuối năm 2010 so với thời điểm cuối năm 2009 điều này chứng tỏ khả năng trả nợ của công ty đã giảm. Mặc dù vậy, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty là vẫn ở mức cao, điều này là tốt đối với Công ty trong việc trả các khoản nợ ngắn hạn, nhưng nó cũng không tốt vì có nghĩa rằng Công ty đã đầu tư quá

nhiều vào ngắn hạn, việc quản trị tài sản lưu động của doanh nghiệp không đạt hiệu quả do có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi, có nhiều hàng tồn kho, có quá nhiều nợ phải đòi, v.v… Do đó, có thể góp phần làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Đôi khi hệ số khả năng thanh toán này không phản ánh một cách chính xác khả năng thanh khoản: có rất nhiều nợ nhưng lại là nợ khó đòi, hàng tồn kho lại là hàng hóa hư hỏng, kém chất lượng, v.v…Vì thế, nhà quản trị cần nên kiểm tra lại các yếu tố này nhằm chính xác hóa hệ số này để có biện pháp quản lý.

Về hệ số thanh toán nhanh thì vào cuối năm 2008, công ty có 1,30 đồng để sẵn sàng đáp ứng cho một đồng nợ ngắn hạn, cuối năm 2009, thì công ty có 0,92 đồng để sẵn sàng đáp ứng cho một đồng nợ ngắn hạn. Hệ số này giảm vì cuối năm 2009 trong khi nợ ngắn hạn tăng 6,74% thì tài sản ngắn hạn trừ hàng tồn kho lại giảm 24,45% điều này làm cho hệ số thanh toán nhanh giảm. Vào năm 2010 thì hệ số thanh toán nhanh là 0,77 hệ số này lại thấp hơn so với năm 2009.

Biểu đồ 4: Khả năng thanh toán tức thời

Qua tính toán trên ta thấy hệ số thanh toán bằng tiền của công ty ở năm 2009 là thấp, nguyên nhân là lượng tiền mặt so với nợ ngắn hạn thấp hơn rất nhiều. Cụ thể năm 2008 hệ số khả năng thanh toán tức thời bằng 0,65 lần đến năm 2009 hệ số này giảm còn 0,06 lần và năm 2010 là 0,33 lần. Điều này thể hiện khả năng thanh toán bằng tiền

của công ty không tốt ở năm 2009 và có khuynh hướng tăng hơn ở năm 2010. Tuy vậy, trong những năm tới công ty cần phải có biện pháp khắc phục bằng cách nâng mức dự trữ tiền mặt lên đến mức cho phép và giảm phần nợ phải trả ngắn hạn đến giới hạn cần thiết để có thể nâng cao hệ số này lên đáp ứng ngay nhu cầu thanh toán.

Biểu đồ 5: Khả năng thanh toán lãi vay

Với kết quả trên, hệ số thanh toán lãi vay của Công ty qua các năm nhìn chung là cao. Điều này chứng tỏ Công ty sử dụng vốn vay hiệu quả, đặc biệt ở năm 2009. Hệ số này giảm xuống trong năm 2010 là do trong năm công ty tăng cường thêm khoản vay ngắn hạn làm cho chi phí lãi vay tăng cao v à d o hoạt động kinh doanh của

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH tư vấn xây dựng đông dương (Trang 45 - 68)