CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH
III. TỔNG KẾT VÀ KHUYẾN NGHỊ
Sinh viên là đối tượng nghiên cứu quan trọng của nhiều công trình nghiên cứu khoa học, việc nghiên cứu về môi trường nói chung và mức độ sử dụng bình nước cá nhân nói riêng luôn là nhiệm vụ bức thiết và cần được tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu. Xuất phát từ lý do đó, trong báo cáo khoa học này, chúng tôi đã tập trung thực hiện một số nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể với những kết quả thu được như sau:
Số sinh viên khoa sử dụng bình nước chiếm khoảng 5/6 số lượng. Trong đó số sinh viên sử dụng nhiều, rộng rãi chiếm khoảng 2/3 số lượng.
Thứ nhất, báo cáo đã tổng hợp và phân tích các kết quả nghiên cứu những công trình liên quan đã được công bố: các tài liệu có liên quan đến lý thuyết về môi trường, rác thải nhựa dùng 1 lần và bình nước cá nhân, các tài liệu liên quan đến
thói quen sinh hoạt và học tập của sinh viên, các tài liệu về tình trạng xử lý và tác hại của rác thải nhựa dùng một lần. Theo kết quả khảo sát của 7 nguyên nhân sinh viên khoa Lưu trữ học - Quản trị văn phòng K21 sử dụng các sản phẩm nhựa, đặc biệt là chai nhựa và ly nhựa dùng một lần, chúng tôi phân được thành 2 nhóm nguyên nhân theo mức độ: đó là cao hơn và thấp hơn. Với mức độ cao hơn chúng tôi tổng hợp được 4 nguyên nhân (thói quen cá nhân, giá thành rẻ, sự tiện lợi và sinh viên chưa nhận thức được hết tầm nguy hiểm của rác thải nhựa sử dụng một lần), còn với mức độ thấp hơn thì bao gồm (ảnh hưởng của bạn bè, thích sử dụng sản phẩm nhựa và không tìm được sản phẩm thay thế). Bên cạnh đó, một nhóm sinh viên khác lại cho rằng: rác thải nhựa dùng một lần không gây ảnh hưởng gì nghiêm trọng (11,6%)hoặc không quan tâm tới vấn đề này (13,4%). Điều này chứng tỏ hiện nay vẫn còn một số sinh viên còn rất thờ ơ trong việc nhận thức tác hại mà rác thải nhựa gây ra cho môi trường nước và sinh vật biển. Trên cơ sở đó, chúng tôi nhận thấy, việc nghiên cứu về mức độ sử dụng bình nước cá nhân của sinh viên cần được quan tâm, tạo tiền đề để chúng tôi tiến hành triển khai các nội dung cụ thể trong báo cáo này.
Thứ hai, báo cáo đã phần nào làm rõ khái niệm cơ bản của đề tài là khái niệm bình nước cá nhân, khái niệm rác thải nhựa sử dụng một lần. Chúng tôi xác định rõ, đây là những khái niệm nền tảng của báo cáo và việc làm rõ nội dung của chúng có vai trò rất quan trọng. Mặt khác, phương pháp thu thập và xử lý số liệu (gồm phương pháp nghiên cứu tài liệu) đã được xác định rõ. Chúng tôi cũng giới thiệu khái quát về đối tượng nghiên cứu, cụ thể là sinh viên khoa Lưu trữ học - Quản trị văn phòng K21 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM, để phục vụ cho việc hoàn thành nội dung báo cáo.
Thứ ba, về ảnh hưởng của chai nhựa dùng 1 lần đến môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng, báo cáo tập trung làm rõ một số ảnh hưởng đến những vấn đề đáng chú ý sau: khi chai nhựa dùng 1 lần không được xử lý đúng cách sẽ làm cho:
đất bị ô nhiễm, nhiễm độc là tác hại hàng đầu, làm mất khả năng liên kết gây ra xói mòn và mất kết cấu đất; Đất khi bị ô nhiễm, nhiễm độc sẽ chứa một số độc tố, chất có hại cho cây trồng vượt quá nồng độ đã được quy định,... Để đánh giá mức độ cụ
thể hơn, chúng tôi đã đưa ra nhóm thông tin về tác hại của chai, ly nhựa đối với môi trường đất. Thì qua dữ liệu thống kê chúng tôi thấy rằng tác hại chiếm tỉ lệ cao nhất là đất bị ô nhiễm, nhiễm độc (90.2%), bên cạnh đó hai tác hại khác mà các bạn sinh viên lựa chọn là làm mất khả năng liên kết gây ra xói mòn (68.8%) và mất kết cấu đất (67.9%) cũng chiếm mức độ gần như tương đương. Dù chai nhựa là sản phẩm được sử dụng rộng rãi, nhưng báo cáo cũng phân tích để chỉ ra những tác hại của nó đối với môi trường đất và cho thấy vai trò không thể phủ nhận của việc sử dụng bình nước cá nhân thay thế cho việc sử dụng chai nhựa dùng 1 lần.
Thứ tư, chai nhựa dùng 1 gây ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe của con người.
Đáng chú ý, nhiều sinh viên nhận thấy được rằng: chai nhựa dùng 1 lần khi không xử lý đúng cách sẽ gây ung thư và gây ảnh hưởng đến nội tiết tố; các chất độc hại ở chai nhựa có thể không gây hại cho sức khỏe của chúng ta ngay lập tức nhưng có thể gây hại sau khi tiếp xúc lâu dài. Và khi khảo sát thực trạng nhân thức về tác hại của việc sử dụng chai, ly nhựa dùng 1 lần của sinh viên K21 Lưu trữ học- Quản trị văn phòng. Đối với câu hỏi “Những yếu tố nào gây ra tác hại của việc sử dụng chai, ly nhựa dùng 1 lần?” thì nhóm chúng tôi đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ các bạn sinh viên. Theo dữ liệu, nhóm yếu tố mà các bạn sinh viên cho rằng gây ra tác hại nghiêm trọng nhất là do chúng lâu phân hủy (88.4%), do hạt vi nhựa (72,3%) và do chất Đi-ô-xin (63.4%).
Các bạn sinh viên nhận thức rõ được hậu quả của việc sử dụng chai nhựa và phần lớn các bạn cũng không đồng ý rằng sử dụng ly nhựa, chai nhựa dùng một lần tốt hơn bình nước cá nhân. Nhưng bên cạnh việc sử dụng bình nước cá nhân thì họ vẫn sử dụng cả ly nhựa, chai nhựa dùng một lần, mà nguyên nhân chủ yếu của việc này là do sự tiện lợi và giá cả của ly nhựa, chai nhựa dùng một lần. Như vậy không phải chỉ những người không có bình nước cá nhân mới sử dụng ly nhựa, chai nhựa dùng một lần mà cả những người có bình nước cá nhân họ cũng vẫn sử dụng ly nhựa, chai nhựa dùng một lần.
Chúng tôi đã phân tích một số khía cạnh nổi bật trong thực trạng sử dụng bình nước cá nhân của sinh viên khoa Lưu trữ học - Quản trị văn phòng K21 hiện nay
trên cơ sở phân tích kết quả khảo sát. Trên cơ sở đó, báo cáo đi sâu vào phân tích chất liệu bình nước các sinh viên sử dụng. Cụ thể, ngoài lợi ích thì thêm một phần nữa là do chất lượng tốt sử dụng được lâu dài, mẫu mã đẹp, đa dạng và giá cả thì vừa túi tiền với sinh viên nên đó cũng là lí do bình nước cá nhân được sử dụng rộng rãi và phổ biến.
2. Khuyến nghị.
Trên cơ sở tổng kết các nội dung chính trên chúng tôi đưa ra những khuyến nghị có giá trị nghiên cứu trong vấn đề sử dụng bình nước các nhân ở sinh viên khoa Lưu trữ học quản trị văn phòng K21 trong thực tế hiện nay. Từ những hạn chế và các tác nhân ảnh hưởng tới việc sử dụng bình nước cá nhân ở sinh viên thông qua bảng khảo sát, chúng ta có thể đưa ra những gợi ý giải pháp để nâng cao sự phổ biến sử dụng bình nước của sinh viên khoa Lưu trữ học – Quản trị văn phòng k21.
Thứ nhất, qua bảng khảo sát có thể thấy một trong những yếu tố quan trọng tác động đến việc lựa chọn bình nước cá nhân ở sinh viên chính là giá thành và chất lượng của sản phẩm. Vì vậy để bình nước cá nhân được sử dụng phổ biến ở sinh viên cần có những sản phẩm bình nước đáp ứng được một trong những nhu cầu của sinh viên như: giá thành rẻ, thẫm mỹ vừa có chất lượng tốt, gọn nhẹ, đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng. Khi người tiêu dùng thấy được sự an toàn khi sử dụng cũng như chất lượng đảm bảo họ sẽ sẵn sàng chi tiêu cho sản phẩm đó. Điều này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết của người tiêu dùng, khi sản phẩm phù hợp với mức độ thu nhập của sinh viên cũng như đáp ứng được nhu cầu cơ bản của con người, theo Abraham Maslow nhu cầu sinh lý cơ bản và nhu cầu an toàn của con người sẽ hối thúc họ hành động khi nhu cầu cơ bản này chưa được thõa mãn. Vì vậy cần đáp ứng được nhu cầu về đảm bảo sức khỏe với giá thành phù hợp với sinh viên thì bình nước cá nhân sẽ được sử dụng phổ biến hơn.
Thứ hai, để thúc đẩy việc sử dụng bình nước các nhân cần phải có sự phổ cập rộng rãi về tác hại của việc sử dụng các sản phẩm nhựa, đặc biệt là chai nhựa, ly nhựa sử dụng một lần. Qua bảng khảo sát có thể thấy đa phần sinh viên đều nhận thức được sự ảnh hưởng của rác thải nhựa tới sức khỏe cũng như môi trường, tuy nhiên việc sử dụng các sản phẩm nhựa hay đặc biệt là chai nhựa, ly nhựa sử dụng một lần vẫn chiếm tỉ lệ cao do sự tiện lợi và gọn nhẹ của chúng. Các thói quen cá nhân không lành mạnh trong việc sử dụng rác thải nhựa vì sự tiện lợi của chúng đem lại,
vì thế cần có sự giáo dục nhận thức về tác hại của rác thải nhựa và tầm quan trọng của vai trò cá nhân trong việc hạn chế tác hại của rác thải nhựa thông qua việc sử dụng bình nước cá nhân ở sinh viên hiện nay.
Thứ ba, bên cạnh yếu tố cá nhân thì vai trò của xã hội trong việc đưa ra các tiêu chuẩn khi sử dụng chai nhựa, ly nhựa sử dụng một lần, xem việc sử dụng bình nước cá nhân như một thói quen cá nhân, một tiêu chuẩn mới của xã hội ngày nay.Việc sử dụng bình nước cá nhân có thể sử dụng như một hiệu ứng đám đông trong tâm lí học xã hội nhằm lan truyền những thông điệp tích cực về bảo vệ môi trường trong tâm lý sinh viên. Theo lý thuyết về hành vi tập thể, dư luận là thái độ của con người trong xã hội về một hay nhiều vấn đề gây tranh cãi, chúng ta có thể sử dụng dư luận xã hội để lên án những hành vi gây ảnh hưởng đến môi trường trong đó việc sử dụng chai nhựa, ly nhựa sử dụng một lần một cách lãng phí, bừa bãi cần được phê phán trong đời sống ngày nay. Trong hành vi này, Chính quyền hoặc những tổ chức, cá nhân có ảnh hưởng quan trọng trong xã hội còn có thể hướng dẫn, định hình dư luận bằng các phát biểu hoặc biện pháp tuyên truyền để nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi người dù là hành động nhỏ. Các phong trào xã hội hoạt động tổ chức nhằm khuyến khích, thúc đẩy hoặc ngăn cản một số nguyên nhân của việc sử dụng chai nhựa, ly nhựa sử dụng một lần và góp phần nâng cao việc sử dụng bình nước cá nhân. Các phong trào xã hội xoay quanh các vấn đề môi mà xã hội cần cố gắng thay đổi, cứu vãn, cải cách hoặc triệt để nhất là cách mạng đối với vấn đề bảo vệ môi trường trong xã hội đó.
Qua khảo sát trên ta có thể thấy được hậu quả nghiêm trọng của việc sử dụng chai nhựa, nó có thể gây hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng lớn đến những vấn đề
“nóng” của nhân loại như: môi trường, con người,...Với thông điệp “HÃY SỬ DỤNG BÌNH NƯỚC CÁ NHÂN THAY THẾ CHAI NHỰA” thì nhóm chúng tôi đưa ra giải pháp như:
Đối với xã hội:
1. Cần giáo dục, tuyên truyền về vai trò của cá nhân trong việc bảo vệ môi trường bằng lối sống xanh, trong đó việc sử dụng bình nước cá nhân cũng đóng góp vào việc bảo vệ môi trường sống hiện nay.
2. Mở rộng các phong trào, chiến dịch sử dụng bình nước cá nhân tạo nên sức lan tỏa rộng lớn trong cộng đồng.
3. Phân loại rác thải tại nguồn để có thể tái sử dụng rác thải đặc biệt là các chai nhựa, ly nhựa sử dụng một lần.
4. Cần đề xuất các chính sách, biện pháp trong việc xử lý rác thải nhằm bảo vệ môi trường.
Đối với nhà trường:
1. Cần có biện pháp tuyên truyền, giáo dục ý thức sử dụng bình nước cá nhân ở sinh viên về tác dụng đối với sức khỏe, bảo vệ môi trường.
2. Mở các cuộc thi, tọa đàm giáo dục về bảo vệ môi trường đặc biệt là vấn đề sử dụng chai nhựa một lần của sinh viên hoặc dùng bình nước cá nhân làm quà tặng nhằm khuyến khích việc sử dụng bình nước rộng rãi ở sinh viên.
3. Cần có biện pháp hạn chế việc sử dụng chai nhựa, ly nhựa một lần trong phạm vi nhà trường như hạn chế việc cung cấp ly nhựa, chai nhựa một lần trong việc mua hàng hóa tại các khu vực căn tin trong trường học.
Đối với cá nhân:
Để tăng cường sự tiếp cận của sinh viên cũng như nâng cao tỷ lệ sử dụng bình nước cá nhân của sinh viên khoa Lưu trữ học- Quản trị văn phòng K21, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn-ĐHQG.HCM đến với nghiên cứu của nhóm thì nhóm đã đưa ra một số giải pháp như:
1. Xây dựng thói quen sử dụng bình nước cá nhân ở sinh viên, sử dụng các sản phẩm có thể tái sử dụng nhiều lần.
2. Cá nhân sinh viên chủ động từ chối cung cấp các sản phẩm nhựa sử dụng một lần từ người bán hàng, người cung cấp dịch vụ.
3. Chúng ta có thể mở các buổi chuyên đề, hội thảo về vấn đề sử dụng bình nước cá nhân thay thế chai nhựa để mọi người ngồi lại với nhau thảo luận chủ đề được đưa ra nhằm giúp mọi người hiểu biết rõ các vấn đề nghiên cứu và kinh nghiệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu của nhóm.
4. Hay hiện nay, mạng INTERNET được xem là một phương tiện truyền thông tiện dụng, sinh viên có thể sử dụng mạng internet để đăng bài trên các diễn đàn mạng nhằm mục đích tuyên truyền tác hại của việc sử dụng chai nhựa và ý nghĩa của việc dùng bình nước cá nhân đến với các bạn sinh viên trong khoa.
5. Tuyên truyền việc hạn chế mua các cốc nhựa, chai nhựa( đặc biệt trong các cuộc
sinh viên khóa 2021 còn đang lệ thuộc nhiều vào nguồn tài chính từ gia đình vừa gây ra nhiều hậu quả ảnh hưởng đến con người và môi trường.
Với thông điệp “Hãy sử dụng bình nước cá nhân thay thế chai nhựa” với mục đích giảm rác thải chai nhựa là việc cần làm ngay của chính mỗi người vì sức khỏe của bản thân, của những người thân yêu và vì thiên nhiên trong sạch. Nhằm nâng cao trách nhiệm của mỗi sinh viên đối với việc giảm thiểu rác từ chai(ly) nhựa chúng ta cần thúc đẩy các thói quen tiêu dùng bền vững đối với các sản phẩm nhựa trong sinh hoạt hàng ngày theo nguyên tắc : Từ chối – Tiết giảm – Tái chế. Chiến dịch hướng tới nhóm người tiêu dùng thế hệ mới và người tiêu dùng là sinh viên K21 Khoa Lưu trữ học-Quản trị văn phòng.