Phỏng vấn chuyên gia học thuật

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo tại khoa du lịch trường đại học công nghiệp thực phẩm thành phố hồ chí minh (Trang 46 - 49)

3.4 Các giai đoạn nghiên cứu

3.4.1 Nghiên cứu sơ bộ

3.4.1.1 Phỏng vấn chuyên gia học thuật

Dàn bài thảo luận với chuyên gia được tác giả lập sẵn gồm sáu (06) nhân tố và 41 biến quan sát được thể hiện ở Phụ lục 2. Trong nghiên cứu này, tác giả tiến hành thảo luận với hai (02) chuyên gia học thuật có kinh nghiệm lâu năm đang tham gia giảng dạy tại trường HUFI như sau

Bảng 3.1: Danh sách chuyên gia học thuật được phỏng vấn

STT Công cụ

nghiên cứu Chuyên gia Đơn vị công tác Thông tin liên lạc 1 Phỏng vấn

chuyên gia

NCS. Ngô Đình Tâm Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm

TP.HCM

0985.051.628

2 NCS. Phạm Minh Luân 0988.869.371

(Nguồn: tác giả tổng hợp) Sau khi thảo luận, tác giả nhận được một số ý kiến đóng góp của chuyên gia:

 Câu hỏi: Xin chuyên gia cho biết những thang đo và các biến quan sát sau đây có bao phủ nội dung của khái niệm không?

- NCS. Ngô Đình Tâm – Giảng viên Khoa Du lịch.

 Ý kiến 1: Những thang đo được nêu ra trong bảng xin ý kiến chuyên gia đều được chấp nhận có ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với CLDVĐT tại Trường HUFI. Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng nhân tố “danh tiếng” nên được đặt tên thành nhân tố “cơ sở vật chất” vì theo chuyên gia, thang đo này được đo lường bởi các biến quan sát chủ yếu tập trung vào cơ sở vật chất của nhà trường, như vậy sẽ dễ làm cho đối tượng khảo sát có thể hiểu sai vấn đề nghiên cứu và dễ làm sai lệch kết quả nghiên cứu về sau. Tiếp đến nữa là nhân tố tiếp cận, chuyên gia nhận thấy khi sử dụng từ ngữ “tiếp cận” sẽ làm cho sinh viên khó hiểu ý nghĩa nên đề xuất ý kiến là tác giả có thể xem xét sử dụng nhân tố “sự quan tâm của nhà trường” để thay thế.

 Ý kiến 2: Thứ nhất là một số từ ngữ trong biến quan sát cần được lược bỏ từ, tránh rườm rà mà vẫn đảm bảo đầy đủ ý nghĩa về mặt nội dung; thứ hai là một vài biến quan sát nên được tách rời thành hai biến quan sát nhỏ hoặc gộp lại thành một biến quan sát lớn; cuối cùng là bỏ một số biến quan sát không phù hợp.

Lý do điều chỉnh là để giúp cho đáp viên dễ dàng lựa chọn câu trả lời.

- NCS. Phạm Minh Luân – Phó Phụ trách bộ môn Quản trị Kinh doanh.

 Ý kiến 1: Theo chuyên gia này những thang đo được nêu ra trong bảng

xin ý kiến chuyên gia đều được chấp nhận có ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với CLDVĐT tại HUFI, nhưng chuyên gia cho rằng nhân tố “danh tiếng”

nên được đặt tên thành nhân tố “cơ sở vật chất” vì theo chuyên gia thang đo này được đo lường bởi các biến quan sát chủ yếu tập trung vào cơ sở vật chất của nhà trường.

 Ý kiến 2: Theo chuyên gia, tác giả cần chú ý làm gọn lại các từ ngữ nhưng vẫn đảm bảo giá trị nội dung của thang đo, bên cạnh đó cần chú ý kiểm tra nội dung của các biến quan sát vì có vài biến quan sát chứa đựng nhiều ý nghĩa dễ dẫn đến sự sai lầm trong đánh giá và trả lời của đáp viên.

Sau khi phỏng vấn chuyên gia cũng như tiếp thu ý kiến đóng góp từ phía chuyên gia, tác giả đã xem xét, đánh giá, kiểm tra và gạn lọc các ý kiến của hai chuyên gia. Tác giả kết luận như sau:

 Thứ nhất là vẫn giữ nguyên nhân tố “Danh tiếng” trong nghiên cứu của mình, không đổi thành nhân tố “Cơ sở vật chất” vì tác giả đang kế thừa nghiên cứu của Abdullah (2006), theo quan điểm nhà nghiên cứu này, trong phần định nghĩa nhân tố Danh tiếng, ông cho rằng nhân tố này được đo lường bởi các biến quan sát có liên quan về cơ sở vật chất, uy tín và hình ảnh của nhà trường.

 Thứ hai, tác giả đồng tình, tiếp thu ý kiến và thực hiện theo đề xuất của hai chuyên gia trong việc chỉnh sửa, gạn lọc các từ ngữ, cụm từ rườm rà trong các biến quan sát, đảm bảo biến quan sát rõ nghĩa; tách rời một số biến thành các biến nhỏ cho các đáp viên dễ dàng lựa chọn câu trả lời, tránh nhầm lẫn; lược bỏ một vài biến không phù hợp hoặc gom các biến có cùng nội dung lại với nhau để tránh trùng lắp.

Như vậy, trong giai đoạn nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp phỏng vấn chuyên gia từ sáu (06) nhân tố và 41 biến quan sát ban đầu, tác giả đã điều chỉnh thành sáu (06) nhân tố và 42 biến quan sát, trong đó có 30 biến quan sát tác giả kế thừa từ thang đo HEdPERF hiệu chỉnh của Abdullah (2006), 9 biến quan sát do tác giả đề xuất cho phù hợp với bối cảnh, thị trường Việt Nam và 3 biến quan sát kế thừa từ Đặng Thị Hồ Thủy 2018. (Phụ lục 3)

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo tại khoa du lịch trường đại học công nghiệp thực phẩm thành phố hồ chí minh (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)