II. Giá trị vận dụng và liên hệ với sinh viên
2.2. Thực trạng hiện nay
2.2.1. Ưu điểm:
Khi nhắc đến 2 chữ “Sinh viên” mọi người đều biết nó là tầng lớp tri thức cao của mỗi quốc gia - là tương lai của đất nước là những người quyết định sự phồn thịnh của dân tộc vì chính họ là những “Mùa xuân của xã hội”.
Sinh viên, những người sinh ra và lớn lên trong thời kỳ đổi mới, là đối tượng nhạy cảm nhất trước những biến đổi vô cùng nhanh chóng của đất nước và thế giới.
Họ mang đầy đủ những đặc điểm chung của con người và cả những đặc điểm riêng của lứa tuổi, như trẻ tuổi, có trình độ và năng lực sáng tạo, khả năng tiếp nhận cái mới nhanh và linh hoạt, luôn làm mới mình phù hợp với sự thay đổi và phát triển của xã hội... Phần đông sinh viên Việt Nam có điều kiện sống tốt hơn cả về vật chất lẫn về tinh thần, được tiếp nhận nhiều kênh thông tin, được tiếp cận với nhiều phương tiện giáo dục hiện đại, khoa học, nên điều kiện học tập ngày càng tốt hơn.
Với ưu thế của tuổi trẻ, lại được trang bị ngoại ngữ, tin học, với sự hỗ trợ của các phương tiện thông tin hiện đại và việc mở rộng, đa dạng hóa tiến trình giao lưu quốc tế, sinh viên Việt Nam ngày nay đã hoà kịp vào dòng chảy mới trong quá trình hội nhập. Điều đó tạo ra sự xích lại gần nhau giữa các giá trị đạo đức trong một tinh thần cảm thông và cởi mở. Các quan niệm đạo đức của sinh viên Việt Nam, bên cạnh cái riêng của mình, đang xuất hiện những cái chung hoà nhập cùng thế giới, mở ra những cơ hội giao lưu, học hỏi. Những rào cản đạo đức nào không còn phù hợp trong việc điều chỉnh hành vi sẽ bị vượt qua, thể hiện khá rõ nét ở sinh viên.
Phần lớn sinh viên, thanh niên trí thức vẫn giữ được lối sống tình nghĩa, tương thân tương ái, quan tâm giúp đỡ những người xung quanh. Điều này được thể hiện rất rõ qua những hành động của họ như việc tham gia hiến máu nhân đạo, hay chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp những hoạt động quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt, đặc biệt có những sinh viên con vào tận nơi có thiên tai để gửi hàng cứu trợ. Họ cũng luôn có tinh thần giúp đỡ nhau trong học tập, cùng nhau tiến bộ giúp đỡ bạn bè có hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn, sống hòa đồng với bạn bè, tôn trọng tập thể.
Họ không ngại khó khăn và sẵn sàng tình nguyện vì cộng đồng, có trách nhiệm với gia đình và xã hội, có ý chí vươn lên trong học tập, lao động và lập nghiệp để làm giàu chính đáng. Họ quyết tâm đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu.
HS-SV Việt Nam hiện nay cũng là những người tích cực ủng hộ cho việc chống phân biệt chủng tộc, chống phân biệt giàu nghèo, đối với bạn bè thế giới họ luôn thân thiện, chân thành, cởi mở với tinh thần quốc tế trong sáng.
2.2.2. Hạn chế:
Bên cạnh số đông sinh viên thấm nhuần lý tưởng và tin vào những thành công của công cuộc đổi mới do Đảng và Bác Hồ phát động, thì cũng đang tồn tại một bộ phận sinh viên chưa nhìn nhận thấu đáo, xem nhẹ hoặc xa rời lý tưởng xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Bác Hồ và cả dân tộc đã chọn. Họ bị lôi cuốn vào sức mạnh của
tiền bạc và bị cuốn theo vòng quay của cuộc sống vật chất và cách sống hưởng thụ.
Họ xem nhẹ truyền thống dân tộc, xem nhẹ những giá trị xã hội, xuống cấp trong tình cảm thầy cô, cha mẹ và bạn bè... Bộ phận sinh viên này đang sống trong kinh tế thị trường và bị ảnh hưởng từ nhiều yếu tố tích cực đến xấu. Họ không giác ngộ được lý tưởng, không tiếp thu những điều tốt đẹp, lao theo cuộc sống thực dụng và dễ dàng sa ngã theo các thói hư tật xấu trong cuộc sống.
Họ còn thiếu sự quyết tâm và sự kiên trì trong việc đạt được ước mơ và hoài bão của mình. Nhiều sinh viên chưa có mục tiêu rõ ràng để phấn đấu và chưa có ý chí mạnh mẽ để vươn lên trong học tập và cuộc sống. Sinh viên hiện vẫn chưa đặt đúng trọng tâm vào giá trị của sự sáng tạo và lao động chân chính, cũng như chưa hiểu rõ giá trị của việc tôn trọng các truyền thống gia đình và quan tâm đến cộng đồng.
Sinh viên ngày nay vẫn sống thiếu lý tưởng trưởng thành, thiếu tự tin, còn ngộ nhận, quá coi trọng những giá trị vật chất bên ngoài, còn yếu kém về chính trị.
Hiện nay rất nhiều HS-SV đã vướng vào tệ nạn xã hội ma tuý, chơi games, cướp giật, chơi bời, hay tổ chức tiệc tùng xa hoa, nói tục, chửi thề tới việc dửng dưng khi trông thấy người bạn bị móc túi trên xe buýt, gian dối trong thi cử... Đây cũng là môi trường thuận tiện để những đối tượng xấu dễ dàng tiếp cận và lợi dụng việc kém nhận thức của HS-SV để truyền bá các quan điểm sai trái và lệch lạc diễn biến hoà bình.
2.2.3. Nguyên nhân:
Vào thời đại 4.0 tầng lớp sinh viên càng dễ tiếp cận với các nguồn tri thức, dễ tiếp nhận hơn các giá trị của nhân loại trong thời kỳ toàn cầu hoá, nhưng bên cạnh đó nếu tiếp nhận không có chọn lọc họ sẽ dễ dàng bị kích động từ đó tạo nên thiệt hại về các giá trị tinh thần hoặc những lợi ích về kinh tế.
Tình trạng giáo dục trong gia đình bị lỏng lẻo. Hiện nay có một bộ phận giới trẻ ngay từ lúc sinh ra đã được chiều chuộng quá nhiều, tuy nhiên họ sống trong một môi trường không hoàn chỉnh của gia đình và sự dạy dỗ rất hời hợt, ...
Do chưa được đẩy mạnh, giáo dục đạo đức một cách toàn diện trong nhà trường nên nhận thức của thế hệ trẻ về các giá trị đạo đức chưa đầy đủ, thậm chí còn có sự lệch lạc đối với một số thanh niên.
Một trong những nguyên nhân là cuộc sống xa nhà của các bạn sinh viên mới lên đại học, không chịu sự quản thúc của gia đình đã khiến cho một số bạn trẻ sa lầy vào các vấn đề tệ nạn xã hội1. Một trong các yếu tố tâm lý tác động đến việc sinh viên tham gia nhiều hơn vào các tệ nạn xã hội là do nhu cầu hưởng thụ của bản thân sinh viên quá cao.
Việc giảng dạy về đạo đức, đạo đức nghề nghiệp và lý tưởng đạo đức không được coi trọng như các môn học trong chương trình giảng dạy. Cho dù nó có được giảng dạy thì nó cũng hời hợt và hời hợt, quá lý thuyết và thiếu sức thuyết phục, và không thích hợp.
Khi đất nước chuyển từ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường, những tác động tích cực và tiêu cực của kinh tế thị trường và lợi ích thương mại quốc tế ngày càng tăng đối với việc phát triển đạo đức là điều hoàn toàn không thể lường trước được. Các giá trị xã hội ở nước ta trải qua các thời kỳ thay đổi, biến đổi, thậm chí có những sự “tụt dốc” nhanh chóng. Theo đó, nhận thức, đánh giá, định hướng giá trị đạo đức truyền thống trong sinh viên cũng thay đổi nhanh chóng.
Các thế lực thù địch mưu cầu diễn biến hòa bình, nhất là trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Một số sinh viên do thiếu nhận thức, bị tác động, ảnh hưởng ở mức độ nào đó trước những luận điệu trên của địch mà mơ hồ, hoài nghi, chưa thực sự tin tưởng vào hệ thống XHCN và cách mạng nước ta.
2.2.4. Giải pháp:
Trên hết, phải tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức thế hệ trẻ cả trong gia đình và nhà trường về tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, ý thức tự giác, đoàn kết, kỷ luật, ... tri ân và khen thưởng những học sinh gương mẫu. Trong học tập và công việc, tạo nhiều sân chơi bổ ích và nhiều hoạt động thu hút học sinh tham gia nhằm hun đúc lý tưởng sống cao đẹp, sống có trách nhiệm. Có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội, thăm hỏi, động viên học sinh cơ nhỡ để các em vững tin hơn trong cuộc sống...
Mỗi sinh viên phải thường xuyên rèn luyện và phát triển bản thân, trau dồi, nâng cao năng lực, phẩm chất không chỉ coi trọng truyền thống đạo đức các giá trị, mà còn cho sự ủng hộ trong một bối cảnh mới.
Cùng với việc tăng cường giáo dục đạo đức, phải thúc đẩy học sinh học tập kiến thức pháp luật bằng việc thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa, học tập tuyên truyền pháp luật.
Một yếu tố quan trọng trong việc hình thành lối sống của thanh niên là việc tạo dựng môi trường sống, văn hóa lành mạnh, văn minh, tiến bộ. (Vì cha mẹ phải là tấm gương cho con cái, giáo viên là tấm gương cho học sinh, các dịch vụ internet công cộng phải được đặt dưới quyền kiểm soát chặt chẽ đối với những thông tin mà học sinh có thể tiếp cận, ...).
Tăng cường kiểm soát gia đình. Cha mẹ phải quan tâm đến đời sống tình cảm, cảm xúc của con cái để kịp thời can thiệp, tăng tình cảm giữa các thành viên trong gia đình, tránh những hậu quả xấu có thể xảy ra.
Mỗi sinh viên phải xác định rõ trách nhiệm của mình đối với Tổ quốc, dân tộc, sống có lý tưởng, có hoài bão và phấn đấu vươn tới những cái mới, cái tiến bộ. Mỗi người tự giác, tự rèn luyện, tự chủ, biết vượt qua những cám dỗ và những biểu hiện tiêu cực của xã hội, chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, thực dụng, vụ lợi, hại người khác.
Đạo đức chỉ được hình thành trên cơ sở tự hoàn thiện của mỗi học sinh. Nó đòi hỏi sự tự giác từ mỗi người thông qua hành động thực tiễn, học tập, trong các mối quan hệ của mình, không tự lừa dối bản thân, nhìn rõ cái tốt, và cái xấu, cái ác của mình mà khắc phục được.
Mỗi sinh viên phải tạo cho mình ý thức học tập, lối sống lành mạnh, tránh xa những nơi khó khăn, những dịch vụ nhạy cảm là mầm mống của tội phạm; hãy chung tay chống lại bạo lực học đường.