Bậc VI. Giai đoạn 2 của giáo dục đại học
4.2. Quản lý nhà nước về giáo dục đại học
Với tƣ cách là một loại hình hoạt động xã hội rộng lớn trong những thiết chế nhà nước-xã hội nhất định, vấn đề quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước về giáo dục đại học nói riêng đã và đang là những vấn đề được sự quan tâm đặc biệt của các nhà quản lý, chuyên gia trong nhiều lĩnh vực về nhà nước và pháp quyền, các chuyên ngành khoa học như: luật học, khoa học quản lý, giáo dục học, xã hội học v.v...Với tính phức tạp và đa diện của vấn đề, việc nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận về quản lý nhà nước cần dựa trên phương pháp tiếp cận hệ thống và liên ngành.
4.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về giáo dục
Theo Từ điển bách khoa về giáo dục học, khái niệm quản lý nhà nước về giáo dục đƣợc giải nghĩa là việc "Thực hiện công quyền để quản lý các hoạt động giáo dục trong phạm vi toàn xã hội ". Có thể hiểu:
Quản lý nhà nước về giáo dục là việc nhà nước thực hiện quyền lực công để điều hành, điều chỉnh toàn bộ các hoạt động giáo dục trong phạm vi toàn xã hội nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của quốc gia.
Trong khái niệm quản lý nhà nước về giáo dục nổi lên 3 bộ phận chính, đó là chủ thể của quản lý nhà nước về giáo dục; đối tượng của quản lý nhà nước về giáo dục ; mục tiêu quản lý nhà nước về giáo dục. Chủ thể quản lý nhà nước về giáo dục là các cơ quan quyền lực nhà nước (cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tƣ pháp). Tuy nhiên, chủ thể trực tiếp là bộ máy quản lý giáo dục từ trung ƣơng đến cơ sở đƣợc cụ thể hoá ở điều 99 của Luật GD 2005. Đối tượng của quản lý nhà nước về giáo dục là hệ thống giáo dục quốc dân, là mọi hoạt động giáo dục trong phạm vi toàn xã hội. Mục tiêu quản lý nhà nước về giáo dục về tổng thể đó là việc bảo đảm tuân thủ các qui định pháp luật trong các hoạt động giáo dục để thực hiện đƣợc mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài cho xã hội, hoàn thiện và phát triển nhân cách của công dân. Ở mỗi cấp, bậc học và trình độ đào tạo mục tiêu này đƣợc cụ thể hoá trong Luật Giáo dục và Điều lệ nhà trường.
Có thể hiểu khái niệm quản lý nhà nước về giáo dục một cách đầy đủ hơn
Quản lý nhà nước về giáo dục là sự quản lí của các cơ quan quyền lực nhà nước, của bộ máy quản lí giáo dục từ trung ương đến địa phương đối với các thành tố của hệ thống giáo dục quốc dân và các hoạt động giáo dục của xã hội nhằm đạt được các mục tiêu giáo dục đã xác định
Xuất phát từ khái niệm quản lý nhà nước về giáo dục cùng với việc phân tích các tính chất, đặc điểm và nguyên tắc quản lý nhà nước về giáo dục có thể rút ra kết luận:
Quản lý nhà nước về giáo dục là việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền do nhà nước qui định, phân cấp trong các hoạt động quản lý giáo dục ở địa phương và các cơ sở giáo dục, quản lý nhà nước về giáo dục thực chất là quản lí các hoạt động hành chính-giáo dục, vì vậy nó có hai mặt quản lí thâm nhập vào nhau, đó là quản lý hành chính sự nghiệp giáo dục và quản lí chuyên môn trong quá trình sư phạm. Chính vì vậy,quản lý nhà nước về giáo dục cần lưu ý các đặc điểm nêu trên để phân biệt rõ với khái niệm quản lý nhà trường được hiêủ là “ thực hiện hoạt động quản lý giáo dục trong tổ chức nhà trường và chịu sự tác động của những chủ thể quản lý bên trên nhà trường (các cơ quan quản lý giáo dục cấp trên) nhằm hướng dẫn và tạo điều kiện cho hoạt động của nhà trường và bên ngoài nhà trường, các thực thể bên ngoài nhà trường, cộng đồng, nhằm xây dựng những định hướng về sự phát triển của nhà trưòng và hỗ trợ, tạo điều kiện cho nhà trường phát triển”.
Nếu xem quản lý nhà nước như là một hệ thống thì quản lý nhà nước về giáo dục là một hệ thống bao gồm các thể chế, cơ chế quản lý giáo dục; tổ chức bộ máy quản lý giáo dục và đội ngũ cán bộ và công chức quản lý giáo dục ở các cấp. Ba bộ phận này có mối liên hệ và tác động qua lại với nhau rất chặt chẽ.
Chúng có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm lẫn nhau trong quá trình vận hành, tác nghiệp.
Cơ chế quản lý giáo dục là tập hợp hệ thống các chính sách, nguyên tắc, quy chế, chế độ v.v… quy định các mối quan hệ, cách thức vận hành các hoạt động quản lý ở các cấp, giữa chủ thể và khách thể quản lý trong hoạt động giáo dục. Cơ chế quản lý đƣợc thể hiện qua hệ thống các văn bản pháp luật điều tiết,
điều chỉnh các quan hệ trong hoạt động giáo dục. Nó có vai trò gắn kết các thành phần trong hệ thống quản lý, hướng các hoạt động quản lý vào các mục tiêu quản lý. Thiếu cơ chế quản lý thì hệ thống không thể vận hành đƣợc.
Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục là hệ thống các cơ quan công quyền từ TW đến các địa phương do nhà nước thành lập để thực thi công việc quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục. Bộ máy này được phân cấp, phân công trên cơ sở các định chế nhà nước và các cơ chế quản lý giáo dục đã được thiết lập. Bộ máy ở cấp này vừa là chủ thể quản lý của cấp đó vừa là đối tƣợng quản lý của các cấp trên cao hơn. Mỗi kiểu tổ chức bộ máy quản lý đều ứng với một kiểu thể chế nhà nước và cơ chế vận hành. Có thể nói mỗi một thể chế nhà nước và cơ chế quản lý nào thì có bộ máy tổ chức quản lý tương ứng.Trong thể chế và cơ chế quản lý phi tập trung sẽ có tổ chức bộ máy quản lý giáo dục khác với các nước có thể chế nhà nước tập trung và cơ chế quản lý tập trung.
Đội ngũ cán bộ và công chức quản lý giáo dục là những người đang làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục các cấp. Đây là thành phần, nhân tố cơ bản và quan trọng nhất của hệ thống quản lý nhà nước về giáo dục có tác động trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về giáo dục. Năng lực của người quản lý giáo dục được hình thành và phát triển thông qua đào tạo, huấn luyện và tích luỹ kinh nghiệm trong thực tiễn công tác.
Quản lý nói chung và quản lý giáo dục là một nghề chuyên biệt nên người quản lý phải có các phẩm chất, năng lực phù hợp và nhất thiết phải có đào tạo hoặc bồi dƣỡng về chuyên môn quản lý.
4.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục
Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt nam năm 1992 đã xác định rõ: " Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu" - (Điều 35.) và " Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi cử và hệ thống văn bằng " (Điều 36)
Quản lý nhà nước về giáo dục tập trung vào các nhiệm vụ chính sau:
1) Quản lý mục tiêu, xây dựng chiến lợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục
2) Hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách phát triển giáo dục,
3) Sử dụng nguồn ngân sách nhà nước như là công cụ để thu hút, cân đối các nguồn lực và điều chỉnh nhịp độ phát triển giáo dục, bảo đảm công bằng xã hội, 4) Huy động và sử dụng các nguồn lực, tổ chức phát huy và phối hợp các lực lƣợng tham gia phát triển giáo dục
5) Thực hiện hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra và đánh giá giáo dục
Theo điều 14 của Luật Giáo dục (2005) về Quản lý nhà nước về giáo dục thì: "Nhà nứơc thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, quy chế thi cử, hệ thống văn bằng, chứng chỉ; tập trung quản lý chất lƣợng giáo dục, thực hiện phân công, phân cấp quản lý giáo dục, tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục ".
Luật Giáo dục 2005 tại Điều 99 cũng đã chi tiết hoá nội dung quản lý nhà n- ƣớc về giáo dục bao gồm:
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục; ban hành điều lệ nhà trường; ban hành quy định về tổ chức hoạt động của các cơ sở giáo dục khác.
3. Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; tiêu chuẩn nhà giáo;
tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị trường học, việc biên soạn, xuất bản, in và phát hành sách giấo khoa, giáo trình, quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ
4. Tổ chức quản lý việc bảo đảm chất lƣợng giáo dục và kiểm định chất lƣợng giáo dục
5. Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo dục 6. Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục
7. Tổ chức chỉ đạo, bồi dƣỡng, quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
8. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục.
9. Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ trong ngành giáo dục
10. Tổ chức, quản lý công tác quan hệ quốc tế về giáo dục
11. Quy định việc tặng các danh hiệu vinh dự cho những người có nhiều công lao đối với sự nghiệp giáo dục.
12. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi phạm pháp luật về giáo dục.
Hiện tại, việc quản lý hệ thống giáo dục đại học đã đƣợc thiết lập nhƣ sau:
1. Hai đại học Quốc gia (Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh) trực thuộc Chính phủ quản lý (Thủ tướng). Các đại học này có tính độc lập và tự chủ cao.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm quản lý nhà nước tất cả các trường đại học và quản lý trực tiếp một số cơ sở đào tạo đại học. Bộ Giáo dục và Đào tạo cung cấp ngân sách và quyết định trực tiếp đến nhân sự và chức năng, nhiệm vụ của các trường này.
3. Những Bộ khác (có mối liên hệ đặc biệt nhƣ là Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ;
Bộ Tài chính,…) thực hiện công tác quản lý GD&ĐT theo thẩm quyền
4. Chính quyền các Tỉnh/ Thành phố quản lý các cơ sở đào tạo cao đẳng/đại học địa phương trên địa bàn.
HỘI ĐỒNG QUỐC GIA GIÁO DỤC CHÍNH PHỦ
(Thủ Tướng )
Bộ Giáo dục &
Đào tạo (MOET) Đại học Quốc gia Những Bộ khác Chính quyền địa phương
Hình 21 . Sơ đồ quản lý nhà nước của hệ thống giáo dục Đại học Việt Nam 4.2.3. Các công cụ quản lý nhà nước về giáo dục
a/ Công cụ pháp luật
Đây là công cụ quan trọng nhất trong quản lý nhà nước về giáo dục. Mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước đều được thể chế hoá trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, có giá trị bắt buộc đối với nọi tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động giáo dục và quản lý giáo dục. Đây là công cụ của các cơ quan quản lý và nhà quản lý để thực hiện các nhiệm vụ, chức năng quản lý nhà nước về giáo dục theo thẩm quyền. Có thể nói hệ thống các văn bản quy pháp pháp luật về giáo dục càng đầy đủ và hoàn thiện thì công tác quản lý nhà nước về giáo dục càng có những điều kiện thuận lợi và công cụ sắc bén bấy nhiêu.
b/ Công cụ tổ chức
Tương tự như công cụ pháp chế, công cụ tổ chức của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục là bộ máy tổ chức cùng với chức trách, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền theo luật định của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục thể hiện qua các quy trình, quy phạm, thủ tục hành chính trong quá trình tổ chức, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo dục của các cơ quan quản lý các cấp.
c/ Công cụ chính sách
Cũng như tất cả các lĩnh vực hoạt động xã hội khác, nhà nước thực hiện vai trò, chức năng quản lý giáo dục của mình thông qua hệ thống các chính sách (đường lối, chủ trương..) về giáo dục nhằm bảo đảm các hoạt động giáo dục phù hợp với các mục tiêu mong muốn và lợi ích quốc gia, lợi ích của xã hội và của từng cá nhân. Hệ thống chính sách là công cụ chủ yếu để chi phối, định hướng toàn bộ các hoạt động giáo dục của quốc gia.
d/ Các công cụ kinh tế
Trong quá trình thực thi công tác quản lý nhà nước về giáo dục, các cơ quan quản lý sử dụng các biện pháp kinh tế nhƣ là công cụ để quản lý và điều tiết các hoạt động giáo dục thông qua các chính sách, các quy định, chế độ về đầu tƣ, học phí, tài chính v.v…