Cho đến thời điểm hiện tại, mặc dù Covid vẫn còn xuất hiện nhiều nơi trên Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, Song ảnh hưởng của dịch bệnh tới đời sống xã hội của nhân dân đã giảm đi đáng kể. Mọi hoạt động kinh doanh, sản xuất đã quay về đúng quỹ đạo, tích cực đẩy mạnh phát triển. Nhìn lại toàn cảnh Covid 19, đã gần năm kể từ ngày 23/01/2020, hai ca nhiễm COVID-19 đầu tiên được phát hiện, điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, thành phố Hồ Chí Minh là hai cha con người Trung Quốc. Kể từ đó đến nay, Việt Nam trải qua bốn lần bùng phát dịch COVID- 19. Những lần điều chỉnh, sửa đổi, những biện pháp, luật lệ được ban hành của Nhà nước trong việc thực hiện tài chính công đối với kinh tế-xã hội ở Việt Nam thời kỳ khủng hoảng và vô cùng khó khăn. Qua quá trình tìm hiểu, quan sát khi làm đề tài này, nhóm đã rút ra được những kinh nghiệm, những quan điểm chủ quan cả về mặt tích cực và hạn chế, từ đó đưa ra những bài học nhằm giúp một phần lợi ích nho nhỏ vào công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ đổi mới.
3.1. Mặt tích cực
Thứ nhất là các chính sách được ban hành cơ bản phù hợp với diễn biến và tác động của dịch bệnh Covid-19, tương đồng với cách tiếp cận của nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng. Ứng phó với dịch COVID-19, các quốc gia đều thực hiện nhiều chính sách khác nhau, liên tiếp tung ra các gói kích cầu và đồng loạt triển khai các biện pháp để nhằm hạn chế tối đa các tác động tiêu cực của dịch bệnh đến xã hội và kinh tế, vượt qua cuộc khủng hoảng này. Ở Việt Nam, Chính phủ đã nhanh chóng thực hiện các giải pháp mạnh, ngay từ đầu tháng 3/2020, khi dịch bệnh mới bùng phát, Chỉ thị 11/CT-TTg được ban hành nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch COVID-19. Cũng như các quốc gia khác, các chính sách hỗ trợ kinh tế của Việt Nam trong thời kỳ này hướng đến duy trì năng lực cho nền kinh tế, đảm bảo cho nền kinh tế không bị kiệt
quệ, nâng cao khả năng phục hồi khi dịch bệnh thuyên giảm. Các biện pháp hỗ trợ được thực thi thông qua chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.
Thứ hai là các chính sách hỗ trợ về thuế được ứng biến nhanh chóng, hiệu quả cho cả người dân và doanh nghiệp. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua bốn giải pháp bổ sung về miễn, giảm thuế trong thời kỳ Covid 19 gồm: Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2021 đối với doanh nghiệp, tổ chức có doanh thu không quá 200 tỷ đồng; Miễn thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng và các loại thuế khác trong các quý III và IV của năm 2021 đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tại các địa bàn chịu tác động của đại dịch COVID-19; Giảm thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ trong nhiều ngành, nghề; Miễn tiền chậm nộp phát sinh đối với các doanh nghiệp, tổ chức phát sinh thua lỗ năm 2020. Nhờ đó giúp người dân, doanh nghiệp trụ vững trong đại dịch COVID-19.
Thứ ba là thực hiện các chính sách hỗ trợ nhân đạo cho người lao động bị ảnh hưởng bởi Covid 19. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 116/NQ-CP ngày 24/9/2021 về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Nghị quyết ban hành thể hiện sự quan tâm, chia sẻ của Đảng, Nhà nước đối với người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19; góp phần hỗ trợ người lao động khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống, chống đứt gãy chuỗi cung ứng lao động và thiếu hụt lao động. Đồng thời, hỗ trợ người sử dụng lao động giảm chi phí, nỗ lực thích ứng với trạng thái bình thường mới, duy trì sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động; phát huy vai trò của chính sách bảo hiểm thất nghiệp là chỗ dựa vững chắc cho người lao động và người sử dụng lao động.
Thứ tư là việc thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phù hợp góp phần tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế thời kỳ Covid 19. Về lãi suất NHNN đã chỉ đạo các NHTM thực hiê Žn các giải pháp để hỗ trợ các doanh nghiệp như gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, giữ nguyên nhóm nợ, miễn giảm phi, lãi vay…Có thể thấy tình hình lãi suất cho vay trước và sau dịch COVID-19 đã thay đổi mạnh, đă Žc biê Žt là lãi suất cho vay ngắn hạn (giảm từ 6-9% năm 2019 xuống 4,4-7% năm 2021). Cùng với chính sách lãi suất, từ đầu năm 2020, NHNN đã điều hành tỷ giá linh hoạt, chủ
động, kết hợp với các giải pháp điều tiết thanh khoản hợp lý, truyền thông, điều chỉnh giảm tỷ giá bán can thiệp và sẵn sàng bán ngoại tệ để bình ổn thị trường. Nhờ đó, về cơ bản, tỷ giá và thị trường ngoại hối ổn định, cân đối cung cầu tiếp tục thuận lợi, thanh khoản thông suốt, VND ổn định hơn nhiều so với đồng tiền của nhiều đối tác thương mại. Kết quả là, Việt Nam là một trong số ít quốc gia đã thành công trong việc đối phó với đại dịch và duy trì được tốc độ tăng trưởng dương với GDP năm 2020 tăng 2,91%, năm 2021 là 2,58%, kiểm soát lạm phát trong mục tiêu đề ra (<4%) và các hoạt động kinh tế nhìn chung ổn định.
Thứ năm là tận dụng, huy động mọi nguồn lực từ ngân sách Nhà nước và xã hội hóa để chi cho phòng, chống dịch COVID-19. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết nghị sử dụng 14.620 tỷ đồng kinh phí cắt giảm, tiết kiệm chi của ngân sách Trung ương năm 2021 để bổ sung chi cho công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Việc thực hiện chính sách của Chính phủ cho thấy sự sáng suốt, quyết liệt, sáng tạo góp phần thực hiện mục tiêu kép vừa bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa duy trì phát triển kinh tế-xã hội, dần đưa nước ta trở lại trạng thái bình thường mới.
3.2. Mặt hạn chế
Chính phủ đã rất xuất sắc trong việc triển khai các chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ và đã đạt được những hiệu quả rõ rệt tác động tích cực đối với nền kinh tế và xã hội. Tuy nhiên bên cạnh mặt tích cực đó vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định trong quá trình triển khai thực tiễn gây khó khăn và thách thức cho người lao động, doanh nghiệp và cả chính quyền cụ thể như:
Thứ nhất, các chính sách đa số được thiết kế và thực thi theo hướng bình quân hóa giữa các địa phương, ngành nghề, quy mô, mà ít tính đến mức độ ảnh hưởng và khả năng chống chịu, trong khi đó du lịch lại là lĩnh vực chịu ảnh hưởng trực tiếp nhất và nặng nề nhất. Hay để đẩy nhanh tiến độ triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2%, đối tượng thụ hưởng chính sách này cần được mở rộng. Cụ thể, chính sách nên hỗ trợ lãi suất cả đồng ngoại tệ cho những doanh nghiệp xuất khẩu. Nhưng thực tế, có những doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản thuộc nhóm ngành được hỗ trợ lãi suất
nhưng họ chỉ được vay bằng ngoại tệ, gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh.
Thứ hai, liều lượng chính sách còn khiêm tốn, cùng với đó là số lượng đối tượng được hỗ trợ quá nhiều, nên lợi ích từ chính sách bị dàn trải. Nguyên nhân đầu tiên được nhắc đến là do chính sách nhà nước trong một số trường hợp đưa ra các tiêu chí phi thực tế, không sát đối với hoạt động doanh nghiệp, các văn bản luật khi được ban hành quá mơ hồ, thiếu hướng dẫn cụ thể, hoặc có quá nhiều văn bản hướng dẫn chồng chéo, khiến cho nhóm ngân hàng và doanh nghiệp khó khăn trong việc hiểu ý các văn bản luật, làm các chủ thể kinh tế này không thể triển khai một cách quyết liệt, rõ ràng. Các văn bản luật chưa được cập nhật thường xuyên theo thực tế phát triển kinh tế, xã hội. Nhiều văn bản luật chậm cập nhật gây khó khăn cho hoạt động doanh nghiệp. Chính vì vậy sẽ làm hao hụt và gây lãng phí nguồn lực ngân sách Nhà nước.
Thứ ba, thủ tục để nhận hỗ trợ chính sách còn rườm rà, chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận của người dân và doanh nghiệp. Tuy công cuộc cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam đã có nhiều tiến triển, tuy nhiên mức độ phức tạp còn rất lớn, dẫn đến việc các chính sách tại Việt Nam có tính ứng dụng không cao, hoặc gây khó khăn cho hoạt động doanh nghiệp. Các điều kiện để được hưởng chính sách chưa rõ ràng, các mục tiêu chưa được cụ thể, đặc biệt nhóm giải pháp thuộc chính sách tiền tệ. Ví dụ như để nhận một khoản tiền nhỏ hỗ trợ Covid-19, người lao động phải hoàn thiện quá nhiều hồ sơ giấy tờ phức tạp, dẫn tới họ không có động lực thực hiện việc này. Ngoài ra, các hộ kinh doanh tuy là đối tượng thực sự khó khăn và mong muốn được giảm lãi vay, lại khó tiếp cận chính sách vay hỗ trợ lãi suất 2% do điều kiện phải có giấy phép đăng ký kinh doanh.
Thứ tư, các chính sách của Chính phủ tốt nhưng điều kiện quá bất cập, doanh nghiệp khó thụ hưởng, chưa kịp thời điều chỉnh các bất cập. Ví dụ như việc tiếp cận nguồn vốn rẻ với chính sách hỗ trợ lãi suất 2% khá khó khăn do doanh nghiệp khó đáp ứng được các điều kiện cho vay. Có doanh nghiệp không được giải ngân vì không có tài sản thế chấp, trong khi ngân hàng kiên quyết không hạ chuẩn cho vay.
Có hộ kinh doanh dịch vụ thu nhập thấp, song không thể tiếp cận chính sách hỗ trợ
lãi suất 2%, vì lý do tỉnh đó chưa quy định mức thu nhập bao nhiêu là thấp. Có hợp tác xã đủ điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ lãi suất 2%, nhưng không có hóa đơn đỏ theo yêu cầu của Bộ Tài chính, mà chỉ có hóa đơn bán lẻ, hợp đồng mua bán. Ngoài các vướng mắc nêu trên, một nguyên nhân khác khiến khách hàng vay vốn e ngại tiếp cận gói hỗ trợ lãi suất 2% là tham gia chương trình hỗ trợ lãi suất sẽ phải làm việc với các đoàn thanh tra, kiểm toán, kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền.
Thứ năm, các chính sách cải thiện đầu tư công được thực hiện trong giai đoạn vừa qua chưa phát huy hiệu quả cao để thúc đẩy tốc độ giải ngân đầu tư công, chưa tạo được cú hích mạnh để thúc đẩy tăng trưởng. Tính đến hết tháng 10-2021, cả nước đã giải ngân 257.387 tỷ đồng vốn đầu tư công, chỉ đạt 55,8% kế hoạch đã đề ra. Trong đó, một số dự án trọng điểm có tỷ lệ giải ngân khá thấp, như dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành chỉ đạt 53%; dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông đạt 65,8% kế hoạch... Nguyên nhân do đầu tư vào những công trình đầu tư công chưa cần thiết; dàn trải vốn cho các dự án không quan trọng, không có tính cấp thiết. Thái độ, năng lực làm việc của đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ ở vị trí thực thi chính sách đang còn lơ là, không trung thực, trái đạo đức. Tận dụng không triệt để gây lãng phí nguồn lực tài chính Nhà nước là tiền đề gây ra những khó khăn trong kinh tế, xã hội.
3.3. Bài học
Để hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với những ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19, Chính phủ cùng các bộ, ngành, địa phương đã ban hành nhiều chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Những chính sách hỗ trợ trong giai đoạn 2020-2021 đã cho thấy sự thận trọng và kỹ lưỡng của Chính phủ trong chính sách điều hành, đồng thời vẫn phát huy được vai trò quan trọng trong duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo khả năng hoạt động liên tục của hệ thống doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Năm 2023, tình hình thế giới và trong nước đang có nhiều diễn biến vô cùng khó khăn, thách thức. Dịch bệnh COVID-19 đang có dấu hiệu quay trở lại, tác động kéo dài, song trải qua các đợt
dịch bùng phát, kinh nghiệm, năng lực và khả năng ứng phó của Việt Nam cũng được nâng lên đáng kể. Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có tỷ lệ bao phủ vaccine COVID-19 cao nhất thế giới, tạo điều kiện sớm mở cửa nền kinh tế, góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng trở lại. Việt Nam là nền kinh tế có độ mở lớn, các đối tác thương mại lớn của Việt Nam đều đang trên đà phục hồi nhanh chóng, thúc đẩy hợp tác giao thương mạnh mẽ hơn. Nhiệm vụ đặt ra cho năm 2023 là cần có các giải pháp nhanh chóng khôi phục lại các hoạt động của nền kinh tế, khắc phục sự đứt gãy của chuỗi cung ứng, phục hồi thị trường lao động, đặc biệt là ở các trung tâm công nghiệp, dịch vụ. Dưới góc độ chính sách kinh tế vĩ mô, cần sử dụng công cụ chính là chính sách tài khóa còn chính sách tiền tệ sẽ đóng vai trò hỗ trợ.
Các nhà phân tích chính sách ở hầu hết quốc gia đều thống nhất về sự cần thiết của việc sử dụng ngân sách để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế. Thời kì khủng hoảng và vô cùng khó khăn mà Covid-19 gây ra đã cho chúng ta thấy Đảng và Chính phủ xứng đáng là điểm tựa tinh thần, chỗ dựa vững chắc cho nhân dân.