AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG? – HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn kỹ năng làm bài nghị luận văn học trong đề thi THPT quốc gia qua hai tác phẩm người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân và ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường (Trang 34 - 37)

B. RÈN KỸ NĂNG LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC QUA HAI TÁC PHẨM KÝ

II. AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG? – HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG

1.1 Tác giả a. Cuộc đời

- Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 tại thành phốHuế.

- Quê gốc: Bích Khê - Triệu Long - Triệu Phong - Quảng Trị.

--> Huế mới đích thực là quê hương của nhà văn, bằng chứng là các tác phẩm của ông đã dành tình cảm đặc biệt cho mảnh đất này.

- Quá trình học tập và công tác: (SGK Ngữ văn 12 tập 1, tr 197)

- Con người: + Là một trí thức giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc.

+ Được mệnh danh là “người ham chơi”  giúp nhà văn tích luỹ được vốn hiểu biết sâu rộng về phong cảnh thiên nhiên và con người dọc mọimiền đất nước.

b. Sự nghiệp văn học Sự nghiệp văn học - Các tác phẩm chính (SGK)

- Đặc sắc nghệ thuật:

+ Là nhà văn có sở trường về bút kí.

+ Đặc sắc trong phong cách kí làsự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí…Tất cả được thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa.

=> Với những cống hiến quan trọng, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học và nghệ thuật năm 2007.

35 1.2 Tác phẩm

a. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ: viết tại Huế ngày 4-1-1981, in trong tập sách cùng tên xuất bản năm 1986.

b. Bố cục: 3 phần

- Phần 1: Ca ngợi vẻ đẹp của sông Hương và Huế - Phần 2: Nói về bề dày lịc sử của sông Hương và Huế

- Phần 3: Về ngôi là Thành Trung có nghề trồng rau thơm nằm ven sông Hương, nơi lưu giữ huyền thoại tên sông.

Đoạn trích thuộc phần thứ nhất của bài kí c. Ý nghĩa nhan đề

Có hình thức cú pháp là một câu hỏi tu từ

Nhằm truy tìm nguồn gốc tên gọi sông Hương. Lần theo thủy trình của dòng sông, nhà văn đã giúp người đọc tìm ra đáp án: chính con người và thiên nhiênxứ Huế đã tạo nên dòng Hương giang - người con gái của riêng thành phố mình.

Thực ra, việc truy tìm nguồn gốc tên gọi sông Hương chỉ là cái cớ để nhà văn bộc lộ tình yêu đối với dòng sông, với quê hương xứ sở tươi đẹp và với bề dày truyền thống văn hóa của dân tộc.

d. Hình tượng Sông Hương

Đây là hình tượng trung tâm được nhà văn soi chiếu dưới nhiều góc độ:

* Nhìn từ góc độ cảnh sắc thiên nhiên:

Nơi thượng nguồn

- Là bản trường ca của rừng già với nhiều tiết tấu:

+ Khi mạnh mẽ, dữ dội: "rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn..."

+ Lúc lại trữ tình, lãng mạn, nên thơ: "dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng".

- Như "một cô gái Di gan phóng khoáng và man dại" với "một bản lĩnh gan dạ, 1 tâm hồn tự do và trong sáng"

--> Vẻ đẹp của 1 sức sống mãnh liệt, hoang dại và đầy cá tính. Đấy cũng là phần tâm hồn sâu kín của dòng sông mà chính nó không muốn bộc lộ.

Qua vùng đồng bằng và ngoại ô Huế

- SH là "người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại"

-->vẻ đẹp mang màu sắccổ tích, huyền thoại.

36

- Sông chuyển dòng liên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm, chuyển hướng, vòng qua thềm đất bãi, vẽ một hình cung thật tròn, ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, xuôi dần về Huế, trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững...

--> Sự chuyển động của một dòng chảy vừa sống động, vừa dịu dàng, thơ mộng.

- Những vẻ đẹp khác nhau của dòng sông:

+ Mang vẻ đẹp dịu dàng, thi vị, sông “mềm như tấm lụa” khi đi qua Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo.

+ Có vẻ đẹp biến ảo như phản quang nhiều màu sắc của nền trời tây nam thành phố:

Sớm xanh, trưa vàng, chiều tím

+ Có vẻ đẹp “trầm mặc” như triết lí, như cổ thi khi chảy dưới chân những rừng thông u tịch và đi trong âm hưởng ngân nga của tiếng chuông chùa Thiên Mụ.

Về tới thành phố Huế:

- Khi giáp thành phố: “Sông Hương vui tươi hẳn lên" ," kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng tây nam – đông bắc…. uốn một cánh cung rất nhẹ sang cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu”

-->vẻ đẹp của một thiếu nữ dịu dàng, e ấp trong lần đầu đứng trước người yêu.

- Trong lòng thành phố: Sông Hương trôi rất chậm, cơ hồ chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh.

--> Đó là điệu slow tình cảm sâu lắng, trữ tình mà dòng sông dành riêng cho thành phố thân yêu của mình.

- Khi giã từ Huế: Sông Hương ôm lấy đảo Cồn Hến quanh năm mơ màng trong sương khói...

--> Với Huế, sông Hương như một người tình đắm say, đa tình nhưng rất mực chung tình.

* Nhìn từ góc độ văn hóa

- Là dòng sông góp phần làm nên kiến trúc đô thị cổ của cố đô.

- Là dòng sông của âm nhạc, gắn liền với nền âm nhạc cổ điển của Huế:

- Là dòng sông khơi nguồn cho một dòng thi ca bất tận

Sông Hương mang trong mình chất thơ và chất nhạc. Dòng sông ấy đã hoá tâm hồn trong chiều sâu văn hoá của con người xứ Huế và của cả dân tộc.

* Nhìn từ góc độ lịch sử

- Là dòng sông anh dũng, kiên cường qua các cuộc chống ngoại xâm.

- Sông Hương còn nhẫn nại và kiên cường qua những thăng trầm của cuộc đời.

37

--> Là dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc.

=> Sông Hương được nhà văn soi ngắm dưới nhiều góc độ khác nhau. Đó là một dòng sông vừa tươi đẹp và quyến rũ trong các sắc thái tự nhiên, vừa sâu lắng trong các giá trị văn hoá, lại vừa kiên cường bất khuất khi đối diện với giặc ngoại xâm. Dòng sông ấy đã hoá thành máu thịt trong tâm hồn của Huế và của cả dân tộc.

e. Hình tượng cái tôi của người nghệ sĩ.

- Một cái tôi lịch lãm, tài hoa và uyên bác.

- Một người có tình yêu say đắm cùngniềm tự hào tha thiết đối với sông Hương và quê hương xứ sở.

g. Giá trị nội dung và nghệ thuật

* Nghệ thuật:

Bài bút kí giàu chất thơ với nhiều hình ảnh đẹp, ngôn từ tinh tế, gợi cảm, giọng điệu trữ tình êm ái, những liên tưởng bay bổng, lãng mạn, phép so sánh và nhân hoá độc đáo, thú vị…

* Nội dung:

Bài kí đã làm nổi bật được:

- Vẻ đẹp độc đáo, say đắm lòng người của sông Hương được soi chiếu dưới nhiều goác độ: cảnh sắc thiên nhiên, văn hóa, lịch sử.

- Cái tôi lịch lãm, tài hoa và tình yêu tha thiết đối với quê hương xứ sở.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn kỹ năng làm bài nghị luận văn học trong đề thi THPT quốc gia qua hai tác phẩm người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân và ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)