THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG BLOCKCHAIN TRONG

Một phần của tài liệu (Tiểu luận) đề tài blockchain in logistics ứng dụng côngnghệ chuỗi khối trong ngành logistics (Trang 23 - 28)

3.1. Ứng dụng blockchain tại Việt Nam hiện nay

Trong công cuộc xây dựng đất nước, Việt Nam luôn chú trọng đẩy mạnh quá trình toàn cầu hóa, hội nhập sâu rộng với các quốc gia trên thế giới và không ngừng tiếp thu những tinh hoa, thành tựu khoa học-kĩ thuật để phát triển kinh tế. Trong khi đó, blockchain là một “siêu công nghệ” với vô vàn công dụng nổi bật, được ứng dụng trong các lĩnh vực của cuộc sống đã tạo ra một làn sóng khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo sôi nổi tại Việt Nam. Công nghệ này mang lại cho khách hàng những trải nghiệm vượt bậc, quan trọng hơn là đề cao tính công khai minh bạch cho người tiêu dùng. Có thể nói rằng, blockchain chính là con đường tắt để người dân Việt Nam tiến vào nền kinh tế số.

Blockchain đã và đang đem lại hiệu quả thiết thực tới các doanh nghiệp và người tiêu dùng, do vậy nó được áp dụng vào các ngành, lĩnh vực trong nước:

Bởi sự xuất hiện ngày càng tràn lan của thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ nên nhiều doanh nghiệp đã và đang ứng dụng blockchain cho sản phẩm của mình. Trong hệ thống truy xuất nguồn gốc trái cây trên blockchain, mọi thông tin đều được các đối tác trong chuỗi (nhà vườn, hợp tác xã, nhà phân phối …) ghi lại để tránh trường hợp một bên có thể thao túng dữ liệu. Vì tất cả thông tin được ghi lại bằng công nghệ blockchain, dữ liệu là bất biến, có nghĩa là thông tin không thể bị xóa, sửa đổi hoặc giả mạo. Đây sẽ là một hệ thống không thể thiếu cho việc quản lý chất lượng sản phẩm.

Chỉ với 1 thao tác đơn giản đó là quét mã vạch, người tiêu dùng có thể biết rõ về nguồn gốc, xuất xứ cũng như các công đoạn để làm ra sản phẩm.

Lĩnh vực tài chính ngân hàng đòi hỏi sự bảo mật cao, giao dịch nhanh chóng, dễ dàng quản lý, … Đối với cách kiểm tra và quản lý thông tin hiện nay của ngành này vẫn tồn đọng nhiều khuyết điểm. Điều đó có thể dẫn đến tình trạng lộ thông tin cá nhân hay đơn giản chỉ là phức tạp hóa các thủ tục. Blockchain là một trong những cánh cửa mới giúp tối ưu các hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng.

Với việc ứng dụng blockchain trong ngân hàng, người dùng sẽ được hưởng lợi từ công nghệ giúp việc xác minh chỉ diễn ra chỉ trong giây lát. Các công nghệ như xác minh sinh trắc học, xác minh khuôn mặt,… đảm bảo cho các thông tin của khách hàng sẽ được xử lý nhanh chóng và các hành vi gian lận cũng sẽ được hạn chế với công nghệ hiện đại này.

Khi công nghệ blockchain chưa xuất hiện thì việc các ngân hàng giao dịch với nhau sẽ phải mất vài ngày. Khi ứng dụng blockchain trong ngân hàng, các giao dịch tương tự được giải quyết trực tiếp, cùng lúc đó ta có thể theo dõi tốt hơn với giao thức như SWIFT.

Các ngân hàng sẽ không cần dựa vào mạng lưới dịch vụ lưu ký và cơ quan quản lý như SWIFT, mà họ có thể giải quyết các yêu cầu trực tiếp qua blockchain một cách công khai.

Bằng cách loại bỏ bên thứ ba và chuyển giao quyền tài sản, blockchain làm giảm chi phí mua bán tài sản và sự bất ổn của thị trường chứng khoán.

Bằng việc ứng dụng blockchain trong ngân hàng, thủ tục cho vay và giải ngân sẽ nhanh chóng hơn vì các khoản vay được ước tính cấu trúc, lập trình phức tạp và thế chấp cho vay hợp lý. Nó khiến cho doanh nghiệp cũng như người dùng yên tâm hơn trong việc cung cấp và sử dụng dịch vụ.

Ngày nay, các hoạt động tài chính vẫn đang dựa vào các thủ tục thủ công bằng giấy như thư tín dụng, hóa đơn,… Nhiều hệ thống quản lý cho phép làm những việc này qua hệ thống internet, nhưng chúng cũng khá tốn thời gian.

=>Có thể nói, công nghệ blockchain đang phát triển rất nhanh và mạnh mẽ trong nước, trải dài trên các lĩnh vực từ tài chính cho tới nông nghiệp. Trong kỷ nguyên công nghệ 4.0, việc phát triển các ứng dụng, công nghệ thông minh nhằm phục vụ tốt nhất cho nhu cầu cuộc sống thì blockchain được xem là “chìa khóa” để xây dựng nền tảng công nghệ trong tương lai và đóng vai trò lớn trong việc thay đổi thế giới công nghệ thông tin.

3.2. Những thách thức khi ứng dụng blockchain trong logistics ở Việt Nam Mặc dù blockchain mang lại rất nhiều lợi ích, song đây vẫn còn là một công nghệ còn rất mới mẻ, bản chất của nó đến nay vẫn chưa hoàn thiện và vẫn có những khái niệm, cách hiểu khác nhau. Vì vậy, Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với công nghệ blockchain. Và đặc biệt, ngành logistics chịu ảnh hưởng rất nhiều từ blockchain.

Cơ sở hạ tầng của các doanh nghiệp logistics vẫn nghèo, chi phí logistics của Việt Nam thuộc loại đắt đỏ nhất thế giới. Mức chi phí cao là do doanh nghiệp logistics Việt Nam còn hạn chế về quy mô doanh nghiệp và vốn, về kinh nghiệm và trình độ quản lý, khả năng áp dụng công nghệ thông tin chưa đáp ứng yếu cầu hoạt động quốc tế. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn gặp khó do thiếu hạ tầng kết nối các khu vực cảng với khu vực tập trung hàng hóa; thiếu các trung tâm giao nhận hàng hóa và dịch vụ chuyên dụng.

Mặt khác việc áp dụng Blockchain đòi hỏi phải có sự đồng thuận hợp tác và tích hợp rất nhiều các bên để vận hành hệ thống hiệu quả, đây là một trở ngại rất lớn cho Việt Nam vì đa phần các doanh nghiệp phát triển khá manh mún, không bắt tay với nhau để nâng cao lợi thế cạnh tranh của mình. Năng lực cạnh tranh của ngành Logistics Việt Nam vẫn còn hạn chế do cơ sở hạ tầng, công nghệ quản lý môi trường, chính sách vẫn còn tụt hậu so với thế giới. Hầu hết các doanh nghiệp logistics trong nước đều có quy mô nhỏ và vừa, chủ yếu cung cấp các dịch vụ giao nhận, cho thuê kho bãi, làm thủ tục Hải quan, gom hàng lẻ, chưa tham gia điều hành cả chuỗi logistics.

Nguồn nhân lực cũng một thách thức lớn phải đối mặt khi ứng dụng blockchain trong logistics ở Việt Nam. Công nghệ blockchain phát triển mạnh trong thời gian gần đây cũng khiến nhiều doanh nghiệp luôn ở trong thế “săn” nhân tài. Tuy nhiên cầu lớn nhưng nguồn cung còn rất hạn chế. Hiện nay, chưa có trường lớp, khóa đào tạo chuyên sâu về công nghệ blockchain nên nhân sự tự học vẫn là chủ yếu dẫn đến thiếu lao động trình độ cao trong ngành. Bên cạnh đó, lượng kiến thức trong công nghệ blockchain nhiều, khó tiếp cận, khó hiểu với đại đa số vì vậy để hiểu chuyên sâu phải tốn một thời gian dài. Ngoài ra, ngành blockchain tại Việt Nam và cả trên thế giới chưa thật sự hoàn thiện, chưa có nhiều tài liệu hướng dẫn, kỹ thuật cũng chưa thống nhất thành quy chuẩn do vậy nhân lực phải chấp nhận nhiều rủi ro.

Bộ Khoa học và Công nghệ đã có Quyết định số 2813-QĐ-BKHCN, nhận định rõ blockchain là một trong hai ngành công nghệ trọng điểm. Hiện tại, tổ chức chính thức đầu tiên của Việt Nam là Liên minh Blockchain đã được thành lập. Đây là những tín hiệu tích cực cho sự phát triển của cộng đồng blockchain, dù chưa có một bộ chính sách rõ ràng để công nhận và quản lí. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện vẫn chưa đưa ra văn pháp luật chính thức nào về công nghệ blockchain, dẫn đến tâm lý e ngại của nhiều doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics nói riêng. Một hành lang pháp lý kịp thời và minh bạch, chặt chẽ tạo điều kiện cho các hoạt động ứng dụng blockchain trong quản trị chuỗi cung ứng có thể phát triển

3.3. Giải pháp để phát triển ứng dụng công nghệ blockchain trong ngành logistics Trong sự phát triển nhu vũ bão của khoa học công nghệ, đặc biệt là trong kỷ nguyên cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều hệ thống blockchain sẽ xuất hiện. Hệ quả của việc này dẫn đến sự khó thống nhất của các blockchain. Ngoài ra các doanh nghiệp sẽ thiết lập các blockchain riêng, nhằm mục tiêu nâng cao thị phần và lợi nhuận. Điều này bất lợi cho ứng dụng blockchain trong logistics, khi mà thiếu sự thống nhất của các chuỗi blockchain riêng lẻ. Vì vậy khi các bên tham gia vào hệ sinh thái blockchain, họ cần phải tìm hiểu mối quan hệ giữa giá trị kinh doanh của họ và tính khả thi về mặt kỹ thuật của blockchain.

Khi hiểu đuợc những lợi ích mà blockchain mang lại để phối hợp với nhau, thì các bên này sẽ phát huy đuợc hiệu quả của blockchain.

Bên cạnh đó, sự tăng cuờng hợp tác của bản thân doanh nghiệp với nhiều bên, bao gồm cả nhà nuớc, đối tác, các co quan, thậm chí cả đối thủ cạnh tranh sẽ xây dựng được nền tảng blockchain chung, để cùng sử dụng một giải pháp blockchain duy nhất điều này tạo ra nhiều giá trị hơn cho họ và các doanh nghiệp Riêng với các doanh nghiệp Logistics việc nâng cao kiến thức nền tảng vững vàng về blockchain lại càng quan trọng. Khi họ cần nắm vững cơ chếhoạt động của blockchain để áp dụng phù hợp với điều kiện thực tế tại doanh nghiệp mình thì thông qua đó họ tìm đuợc mô hình kinh doanh hợp lý.

Tự động hóa các quy trình và số hóa dữ liệu là co sở ban đầu để các doanh nghiệp có thể bắt đầu áp dụng hợp đồng thông minh, minh bạch hóa quá trình quản lý, bảo mật thông tin, …sử dụng blockchain trong doanh nghiệp của chính mình. Ngoài ra, việc nâng cao năng lực cơ sở hạ tầng kết nối đối với các doanh nghiệp logistics cũng là một giải pháp khả thi. Khi mà tốc độ xử lý trong hệ thống blockchain đuợc nâng cao thì sẽ tăng hiệu quả xử lý công việc. Đặc thù của hoạt động logistics với nhiều khâu xử lý, sự chậm trễ trong hệ thống mạng và kết nối các doanh nghiệp làm mất nhiều thời gian và chi phí hon cho doanh nghiệp.

Chi phí chính là gánh nặng của các doanh nghiệp logistics. Và để nâng cao tính cạnh tranh cho logistics Việt Nam trước nguy cơ bị bỏ lại xa so với các doanh nghiệp logistics nước ngoài thì vấn đề đầu tiên chính là cắt giảm chi phí. Và việc nâng cấp cơ sở hạ tầng để áp dụng tốt nhất công nghệ blockchain chính là giải pháp đầy hứa hẹn cho các doanh nghiệp logistics. Nếu cơ sở hạ tầng không đảm bảo, thì lại kéo dài thời gian chạy dữ liệu, dẫn đến hiệu quả bị dội ngược lại.

Với xu thế công nghệ hiện nay, blockchain đang là công nghệ của tương lai mà tất cả quốc gia cần tiếp cận và có chính sách phù hợp và chuyển dịch đúng đắn. Trong khi các doanh nghiệp lớn trên thế giới đã và đang triển khai blockchain thì ở Việt Nam đó vẫn còn đang là lĩnh vực mới mẻ, chưa có những chính sách, quy trình cho các doanh nghiệp muốn đi đầu trong lĩnh vực này. Để áp dụng được blockchain, sự quan tâm, nghiên cứu và có những giải pháp đầu tư dài hơi của nhà nước chính là nhân tố thúc đẩy cho blockchain phát huy thế mạnh của nó.

Cụ thể, nhà nước cần quan tâm đến việc giảm bớt các thủ tục, đưa các thủ tục lên nền hệ thống blockchain, giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian và chi phí. Ngoài ra, việc xây dựng các trung tâm giao nhận hàng hóa và dịch vụ chuyên dụng cũng giúp giảm bớt gánh nặng thủ tục và chi phí cho doanh nghiệp.

Thứ nhất, các Trung tâm nghiên cứu, các trường Đại học, các doanh nghiệp cần xây dựng một kế hoạch đào tạo nhân sự từ gốc rễ để có được nguồn lực được vững vàng. Cần có sự phối hợp ở nhiều cấp độ giữa các lãnh đạo nhà nước, chủ doanh nghiệp xuống phía dưới với những quản lý trung cấp và cả nhân viên, sinh viên, đẩy mạnh việc giáo dục chính quy bài bản để giúp việc đào tạo diễn ra trơn tru và hiệu quả hơn.

Thứ hai, thiết kế và triển khai những khóa học về Blockchain ngắn hạn có chất lượng tốt tạo điều kiện cho những người có ý định chuyển ngành, nắm bắt được trong thời gian ngắn, giúp việc chuyển ngành của nguồn nhân sự này diễn ra linh hoạt hơn.

Điều thứ ba chính là thu hút những chuyên gia công nghệ được đào tạo hoặc đang làm việc ở nước ngoài quay về để đóng góp cho đất nước. Việc tạo một môi trường lí tưởng để các chuyên gia lĩnh vực blockchain quay về nước sẽ đem về những kiến thức, kinh nghiệm quý báu để định hướng sự phát triển công nghệ Blockchain theo cách đúng đắn nhất.

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu (Tiểu luận) đề tài blockchain in logistics ứng dụng côngnghệ chuỗi khối trong ngành logistics (Trang 23 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)