Đề xuất giải pháp cho Vietnam Airlines trong đại dịch COVID-19

Một phần của tài liệu (Tiểu luận) chủ đề chiến lược giá của hãng hàng không quốc giaviệt nam vietnam airlines (Trang 26 - 31)

1. Giải pháp cho VNA vực dậy trong đại dịch COVID-19

Trong tình hình dịch bệnh căng thẳng và VNA nói riêng cũng như ngành hàng không nói chung đang gặp phải rất nhiều khó khăn. Dù Vietnam Airlines - hãng hàng không quốc gia Việt Nam, nhận được gói cứu trợ trị giá 4.000 tỷ đồng- một phần trong gói hỗ trợ 12.000 tỷ đồng được Quốc hội thông qua vào tháng 12/2020 theo hình thức tái cấp vốn. Việc hỗ trợ kịp thời này đã giúp cho Vietnam Airlines có điều kiện thực hiện thanh toán các khoản nợ quá hạn và chi trả các dịch vụ phục vụ trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng VNA vẫn phải có những chiến lược để có thể kịp thời cứu cánh hiện tại và phát triển trong tương lai. Vì vậy cần phải có những giải pháp phù hợp để giúp VNA hồi phục.

2. Đề xuất giải pháp

Giá là công cụ cạnh tranh hữu hiệu của một hãng hàng không. Vietnam Airlines tiếp tục sử dụng chính sách giá đa dạng, kết hợp với các loại giá giảm linh hoạt nhằm phục vụ tối ưu nhu cầu của các phân đoạn khách hàng khác nhau. Chính sách giá cần chú ý các vấn đề sau:

Thực hiện điều tra, rà soát lại thị trường để đảm bảo rằng các mức giá đưa ra là phù hợp với nhu cầu thị trường, khách hàng có khả năng chấp nhận mức giá đó tương ứng với các dịch vụ mà họ nhận được.

Tiếp tục mở rộng hợp tác trên mọi phương diện nhằm giảm giá cho đường bay liên doanh, tránh đối đầu với các hãng hàng không lớn mạnh. Bởi trong cuộc chiến giá cả, một hãng hàng không có tiềm lực kinh tế mạnh luôn chiếm lợi thế.

Đối với các thị trường cạnh tranh gay gắt bởi các hãng hàng không giá rẻ, ví dụ:

đường bay Hà Nội – Singapore, Tp.HCM – Singapore, hãng có thể xem xét 2 biện pháp sau:

o Một là, cắt giảm mọi chi phí hợp lý để hạ giá thành sản phẩm. Với biện pháp này, hãng phải tính toán những khâu, những công đoạn có thể cắt giảm khỏi quá trình cung ứng dịch vụ nhưng không được làm ảnh hưởng lớn tới độ thỏa mãn cơ bản của khách hàng. Bên cạnh đó, trong những trường hợp cần thiết, hãng phải xác định sẽ chấp nhận lỗ. Việc lỗ ở đường bay này có thể tiếp tục duy trì thị phần của mình tại thị trường đó và chờ đợi cơ hội thuận lợi để tăng giá trở lại.

o Hai là, tập trung xây dựng sản phẩm dịch vụ hoàn hảo. Bởi điểm mạnh nhất của hãng hàng không giá rẻ là chi phí thấp do họ đơn giản hóa quy trình thủ tục, không có các sản phẩm thứ cấp kèm theo sản phẩm cốt lõi, họ chỉ cung cấp duy nhất một loại giá cho các hành trình. Đặc điểm này cũng vừa là điểm yếu

để hãng khai thác, đó là khâu sản phẩm. Hãng phải tập trung vào sản phẩm thứ cấp (bao gồm tất cả các dịch vụ cung cấp trước chuyến bay, trên máy bay, sau khi hạ cánh), thu thập những đóng góp phản hồi của các khách hàng để làm hoàn hảo sản phẩm mà mình cung cấp. Từ đó, sự chênh lệch giá giữa các hãng và các đối thủ giá rẻ sẽ được giải quyết ở khâu sản phẩm thứ cấp kèm theo.

Khách hàng sẽ cảm thấy lợi ích của họ được nâng lên nhiều mặc dù giá cao hơn chút ít. Nhiệm vụ quan trọng nhất trong biện pháp này là phải lý giải được lý do sự chênh lệch giá giữa hãng và đối thủ. Từ đó khách hàng cảm thấy yên tâm với lựa chọn của họ.

VNA nên mở rộng dịch vụ vận tải, phát triển dịch vụ hạng thương gia và tung ra thẻ bay không giới hạn,… và chủ động đàm phán với các nhà cung cấp để giảm chi phí và dịch vụ từ 30% đến 70% và với các bên cho vay để đạt được thỏa thuận hoãn trả khoảng 80% khoản vay mua máy bay và trì hoãn việc trả nợ từ 3 đến 12 tháng cho người cho vay.

Thêm vào đó là mở rộng mạng bay quốc tế và tăng trưởng các hoạt động phụ trợ, mảng dịch vụ phụ trợ với tỷ suất lợi nhuận gộp hơn 75% hứa hẹn có nhiều dư địa tăng trưởng khi VNA tiếp tục mở rộng mạng bay quốc tế.

Vấn đề cuối cùng là xây dựng hệ thống giá hợp lý để kích thích hoạt động của mạng lưới phân phối bằng cách điều chỉnh tăng các khoản hoa hồng cho đại lý, nâng cao mức thưởng cho thành tích mà họ đạt được (bán được doanh số lớn, nộp tiền đúng hạn, ít sai sót khi bán vé, …).

Đẩy mạnh chuyển đổi số, tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng.

3. Khuyến mại

Đây là mảng dịch vụ không thể thiếu của bất kì hãng hàng không nào trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu. Chính vì vậy, VNA cần có những chính sách thích hợp cho những chương trình khuyến mại của mình.

3.1. Khuyến mại bán vận tải hành khách

Đẩy mạnh chương trình vé miễn phí và vé máy bay giá rẻ cho các đường bay nội địa trong thời điểm dịch bệnh.

Quà tặng: là những tiện ích được bổ sung thêm nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng những dịch vụ của hãng. Quà tặng phải đa dạng, có thể là quà cho khách hàng thường xuyên, quà tặng theo chặng đường, theo ngày lễ, nâng hạng, mua 1 tặng 1. Quà tặng phải thỏa mãn tiêu chuẩn là sản phẩm độc đáo làm nổi bật lên thương hiệu của VNA và là sản phẩm có ích đối với người tiêu dùng (như khẩu trang, nước rửa tay, mặt nạ,...)

Tham gia hội chợ thương mại và xây dựng các chương trình du lịch khuyến mại nhằm quảng bá về hãng.

3.2. Dịch vụ giá trị gia tăng

Xây dựng chương trình khuyến mại nhằm gia tăng dịch vụ cốt lõi khi máy bay của VNA phải quá cảnh tại một nước với thời gian chờ nối chuyến lớn hơn 24 tiếng.

Đặt chỗ khách sạn: hãng cần thiết lập mối quan hệ với các khách sạn tại những địa điểm mà VNA có đường bay tới.

3.3. Các tour du lịch tăng hay giảm giá

Xây dựng chương trình du lịch bao gồm tặng phẩm dành cho các khách hàng đặc biệt như khách đi theo đoàn, đến từ các công ty, các tập đoàn lớn, là các doanh

nhân thành đạt. Nhiệm vụ của hãng là chuẩn bị các tặng phẩm, thiết kế chương trình theo yêu cầu của bên đề nghị.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận) chủ đề chiến lược giá của hãng hàng không quốc giaviệt nam vietnam airlines (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)