Chương I: Tổng quan về chat GPT
Chương 3: Tiềm năng phát triển và giải pháp sử dụng có hiệu quả của Chat GPT trong tương lai
1. Tiềm năng phát triển.
Dự báo tương lai của chat GPT là rất triển vọng vì nó đang là một công nghệ rất mới mẻ và tiềm năng. Nếu Instagram mất 355 ngày để đạt được 10 triệu người dùng thì Chat GPT chỉ cần 40 ngày để thực hiện điều đó. Các nhà nghiên cứu và nhà phát triển đang liên tục cải tiến và phát triển chat GPT để nó trở thành một công nghệ ngôn ngữ tự nhiên thông minh, linh hoạt và đáp ứng được nhiều nhu cầu khác nhau của con người.
Trong tương lai, Chat GPT có thể sẽ được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm trợ lý ảo, chăm sóc khách hàng, dịch thuật, tổng hợp thông tin, phân tích dữ liệu và nhiều hơn nữa. Chat GPT cũng có thể trở thành công nghệ chính trong việc phát triển các sản phẩm thông minh như xe tự lái, thiết bị IoT và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo khác.
Những động thái của Microsoft đã phần nào khẳng định tiềm năng phát triển trong tương lai của chat GPT. Microsoft đang đặt cược hàng tỷ đô vào chủ sở hữu của chat GPT, OpenAI.
Vào cuối tháng 1, gã khổng lồ công nghệ đã công bố một thoả thuận đầu tư nhiều tỷ đô la trong nhiều năm với OpenAI. Microsoft từ chối tiết lộ số tiền cụ thể. Một nhà báo từ Semafor cho biết gã khổng lồ công nghệ Redmond, Washington trước đây đã đầu tư 1 tỷ USD vào OpenAI.
Tuy nhiên, tương lai của chat GPT còn phụ thuộc vào mức độ đón nhận của người dùng, có thể nói chat GPT sẽ là một kỷ nguyên mới của nhân loại.
9. Giải pháp.
- Trong tương lai, có một số giải pháp tiềm năng cho Chat GPT để cải thiện và mở rộng khả năng của nó:
- Xử lý ngôn ngữ tự nhiên đa ngôn ngữ: Một trong những thách thức hiện tại của Chat GPT là khả năng hỗ trợ nhiều ngôn ngữ. Trong tương lai, có thể phát triển các mô hình Chat GPT đa ngôn ngữ để xử lý và hiểu ngôn ngữ tự nhiên từ nhiều quốc gia và vùng miền trên thế giới.
- Kết hợp với công nghệ thị giác máy tính: Việc kết hợp Chat GPT với công nghệ thị giác máy tính có thể mang lại trải nghiệm tương tác đa phương tiện phong phú hơn. Điều này cho phép chatbot nhận diện hình ảnh, video và biểu đồ để cung cấp thông tin chi tiết và hỗ trợ tốt hơn cho khách hàng.
- Học tập liên tục và cải tiến tự động: Một giải pháp tiềm năng là huấn luyện Chat GPT theo mô hình học tập liên tục. Điều này cho phép chatbot tự động học từ dữ liệu mới và phản hồi từ người dùng, cải thiện khả năng phản hồi và tương tác theo thời gian.
- Phân tích tình cảm và trạng thái tâm trạng: Việc phát triển Chat GPT để hiểu và xử lý tình cảm và trạng thái tâm trạng của người dùng có thể mang lại trải nghiệm cá nhân hóa và tương tác mạnh mẽ hơn. Điều này giúp chatbot nhận biết các yêu cầu và nhu cầu riêng của từng khách hàng để cung cấp hỗ trợ phù hợp.
- Gia tăng hợp tác với người dùng: Trong tương lai, Chat GPT có thể phát triển để tạo ra một loại hợp tác giữa chatbot và người dùng. Chatbot có thể học từ người dùng để hiểu rõ hơn về sở thích, lựa chọn và tư vấn phù hợp. Điều này giúp tạo ra một trải nghiệm tương tác cá nhân hơn và tăng khả năng tương tác trong thương mại điện tử.
Tóm lại, trong tương lai, việc phát triển Chat GPT tiếp tục cung cấp các giải pháp thông minh và tương tác cho thương mại điện tử. Sự kết hợp với các công nghệ tiên tiến và khả năng học tập liên tục sẽ giúp cải thiện trải nghiệm người dùng và đáp ứng nhu cầu phức tạp của thị trường.
LỜI KẾT
Chat GPT có khả năng thực hiện nhiều nội dung phức tạp như: Làm luận văn, viết thơ, biên tập một bài báo hoặc thậm chí là lập trình cho máy tính...và còn có khả năng tự học hỏi, nghĩa là nếu người dùng phản hồi rằng nội dung Chat GPT trả lời là sai thì nó tự sửa chữa ngay để đưa ra câu trả lời đúng cho các lần giao tiếp sau đó.
Dựa theo thống kê của Similarweb, Website của OpenAI có hơn 304 triệu lượt truy cập trong tháng 12/2022, tăng hơn 1.500% so với tháng trước đó. Có thể thấy thành công của Chat GPT là do lần đầu tiên một sản phẩm AI siêu thông minh được phát hành ra cộng đồng, thay vì chỉ thử nghiệm hạn chế như trước. Hiện tại, Chat GPT vẫn đang là công cụ miễn phí đối với người dùng trên toàn thế giới, tuy nhiên vẫn ngoại trừ một số quốc gia, trong đó có Việt Nam. Mặc dù người dùng Việt Nam bị chặn đăng ký tài khoản Chat GPT nhưng điều đó cũng không thể cản được “cơn sốt” này với cộng đồng người dùng công nghệ trong nước. Trên thực tế, nhiều người dùng tại Việt Nam sẵn sàng chi khoảng 20.000 - 50.000 đồng để sở hữu một tài khoản Chat GPT tạo sẵn, từ đó có thể tìm hiểu và sử dụng Chatbot này thay vì phải đăng ký với nhiều bước phức tạp.
Chat GPT xuất hiện đã biến công việc sáng tạo không còn khó khăn, thậm chí chỉ bằng một khẩu lệnh hay một vài phím gõ là có thể ra một tác phẩm hay, đúng cấu trúc ngữ pháp, chính tả và nội dung chỉn chu. Thế nhưng, sản phẩm đó lại không được hình thành từ trí tuệ của người dùng mà là tập hợp kiến thức, dữ liệu và được lập trình sẵn trong một nền tảng công nghệ. Chat GPT có thể tạo ra nhiều tác phẩm với nội dung giống nhau, nhưng khác ngôn ngữ hoặc tiêu đề cho nhiều người dùng ở nhiều khu vực địa lí khác nhau thì lúc đó tranh chấp về quyền tác giả xảy ra giữa người dùng cũng trở nên phức tạp hơn.
Do đó, cần quy định rõ chủ sở hữu quyền tác giả đối với các tác phẩm do Chat GPT hoặc một siêu trí tuệ nào khác nữa trong tương lai tạo ra nhằm tránh các tranh chấp về quyền tác giả đối với các tác phẩm có giá trị cao về mặt nghệ thuật lẫn thương mại.