Những điều kiện cần thiết để khởi nghiệp và khởi nghiệp ở vị trí chuyên viên phân tích trong lĩnh vực Tài chính

Một phần của tài liệu (Tiểu luận) đề tài nhận diện những điều kiệncần thiết để lập kế hoạch khởi nghiệp (Trang 21 - 25)

PHẦN II: LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ LẬP KÊ HOẠCH CỤ THỂ

7.1. Những điều kiện cần thiết để khởi nghiệp và khởi nghiệp ở vị trí chuyên viên phân tích trong lĩnh vực Tài chính

Khởi nghiệp (startup) đây là thuật ngữ nói về những công ty đang trong giai đoạn bắt đầu kinh doanh nói chung, nó thường được dùng với nghĩa hẹp chỉ các công ty công nghệ trong giai đoạn lập nghiệp. Khởi nghiệp đòi hỏi phải đổi mới, sáng tạo. Đặc tính cơ bản của khởi nghiệp là tính đột phá nhằm tạo ra một điều gì đấy chưa hề có trên thị trường hoặc tạo ra một giá trị tốt hơn so với những thứ đang có sẵn, chẳng hạn như có thể tạo ra một phân khúc mới trong sản xuất, một mô hình kinh doanh mới,

hoặc một loại công nghệ độc đáo mới… Và để làm được điều đó không thể thiếu các yếu tố cần thiết và quan trọng để khởi nghiệp thành công.

Năng lực sáng tạo

Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất khi bắt đầu con đường làm giàu của mình đó là bản thân bạn phải có một sự sáng tạo vượt bậc. Bởi vì chỉ có sự sáng tạo mới làm nên sự khác biệt giữa bạn và đối thủ, chỉ có sự sáng tạo hơn người mới có thể giúp bạn nhìn thấu toàn bộ thị trường hiện tại, tìm ra những nhu cầu chưa được đáp ứng, từ đó đưa ra kế hoạch kinh doanh cho riêng mình. Kế hoạch này không nhất thiết phải bao gồm những ý tưởng kinh doanh chưa ai biết đến hay những ý tưởng mới hoàn toàn chưa ai nghĩ đến, mà nó phải tạo nên sự đột phá và lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp của bạn.

Sự khác biệt trong sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp là điểm tựa quan trọng cho bạn trên thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt.

Nghiên cứu thị trường

Đây là yếu tố đóng vai trò rất quan trọng trong việc khởi nghiệp của bạn. Hoạt động nghiên cứu thị trường giúp bạn nắm bắt được nhu cầu của xã hội, từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh đúng hướng và cụ thể, tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ có tính ứng dụng cao, phù hợp với nhu cầu của xã hội.

Vốn kinh doanh Khởi nghiệp

Một trong những yếu tố quan trọng khác khi bạn muốn khởi nghiệp đó là vốn khởi nghiệp kinh doanh. Đây là nguồn nuôi dưỡng cho kế hoạch kinh doanh và là một đòn bẩy cho sự thành công của bạn.

Tổ chức nhân sự và tìm kiếm những người cùng chí hướng

Bất cứ doanh nghiệp nào muốn thành công thì phải chú trọng yếu tố con người. Vì vậy bạn hãy tuyển chọn thật kĩ những người phù hợp với công việc kinh doanh của mình. Đồng thời, để đi được đường xa và dài, bạn hãy tim kiếm những người cùng chí hướng, cùng mục tiêu, cùng tần số. Hãy làm việc với nhau một các nghiêm túc và đầy sự sáng tạo.

Kiến thức nền tảng cơ bản

Hiện nay muốn làm bất cứ một việc gì trong bất cứ một ngành nghề nào bạn cũng cần phải có kiến thức về ngành nghề đó, vì thế nếu muốn khởi nghiệp trong một lĩnh vực nào đó bạn cũng nên tìm hiểu kĩ các kiến thức xung quanh lĩnh vực đó. Ví dụ: bạn muốn khởi nghiệp bằng cách mở phòng thu âm cho ca sĩ bạn cần phải có những kiến thức cơ bản trong thanh nhạc, cách mix nhạc và biết sử dụng một số nhạc cụ cơ bản…

Hay bạn muốn trở thành một nhà buôn thời trang lớn bạn cần có những kiến thức cơ bản về xu hướng thời trang, về bán hàng …

Trình độ, kinh nghiệm và kỹ năng

Sự hiểu biết và kinh nghiệm góp phần quan trọng trong việc lựa chọn lĩnh vực khởi nghiệp. Việc kinh doanh sẽ khá rủi ro nếu bạn không có kiến thức về chúng. Kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng sẽ giúp bạn có thêm ý tưởng để sáng tạo, tìm ra các góc ngách của thị trường, điều hành tốt hơn và biết cách để mang về nhiều lợi nhuận cho công ty cũng như giá trị cho khách hàng

Sự kiên trì

Sở dĩ sự kiên trì là một yếu tố quan trọng bởi vì trong quá trình khởi nghiệp không phải ai cũng có được thành công trong lần đầu bắt tay vào làm, có những người thất bại rất nhiều lần nhưng họ vẫn không từ bỏ, vẫn tiếp tục đứng dậy để thực hiện ý tưởng của mình. Chính sự quyết tâm và lòng kiên trì trong con người đó đã tạo nên sự thành công về sau này của họ như câu nói: “Thất bại là mẹ thành công” . Thật sự, thực tế đã chứng minh rằng những doanh nhân thành công là những người có tinh thần

quyết tâm cao hơn những người bình thường để vượt qua những trở ngại, có sự đam mê và kiên trì hơn người để đứng lên từ những thất bại trong thời gian ngắn.

7.1.1. Khởi nghiệp ở lĩnh vực phân tích trong lĩnh vực tài chính.

Đầu tiên chúng ta phải hiểu chuyên gia phân tích tài chính là gì? Chuyên gia phân tích tài chính (Financial Analyst) là người đưa ra các khuyến nghị kinh doanh hoặc đầu tư cho một doanh nghiệp, cá nhân hoặc tổ chức, dựa trên các phân tích, đánh giá dữ liệu tài chính như xu hướng thị trường, tình trạng tài chính doanh nghiệp và kết quả dự đoán cho một loại giao dịch nhất định.

Cụ thể hơn, công việc phân tích tài chính (Financial Analysis) là quá trình đánh giá các doanh nghiệp, dự án, ngân sách và các giao dịch khác liên quan đến tài chính để dự đoán hiệu suất và triển vọng tổng thể của doanh nghiệp, lĩnh vực hoặc ngành trong tương lai.

7.1.2. Mô tả công việc

Nhìn chung, nghề phân tích tài chính có con đường phát triển sự nghiệp tương đối rõ ràng và có nhiều sự lựa chọn đa dạng. Thông thường, sinh viên sau tốt nghiệp sẽ bắt đầu với vị trí thực tập sinh, sau đó trở thành một nhân viên chính thức rồi dần thăng tiến lên các vị trí cao hơn theo số năm kinh nghiệm cũng như kiến thức và kỹ năng được tích luỹ của mỗi cá nhân.

Các chuyên gia phân tích tài chính chủ yếu làm việc với dữ liệu tài chính để hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh doanh. Tùy thuộc vào quy mô, loại hình, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp và thâm niên của mỗi người, chi tiết các công việc của nhà phân tích tài chính sẽ rất đa dạng. Nhưng về cơ bản sẽ bao gồm các hoạt động như sau:

Thu thập các thông tin, dữ liệu tài chính hiện tại và quá khứ;

Phân tích các dữ liệu tài chính, tính toán hiệu suất và xác định xu hướng;

Xây dựng và phát triển các mô hình tài chính và cung cấp các dự báo tài chính hỗ trợ việc ra quyết định kinh doanh;

Tham gia vào quá trình xây dựng và lập ngân sách định kỳ;

Nhìn chung nghề phân tích viên tài chính là một ngành nghề khá hot. Để khởi nghiệp ở vị trí chuyên viên phân tích trong lĩnh vực tài chính ngoài những yếu tố nêu trên thì phải cần một số yếu tố đặc thù như:

Bằng cử nhân đại học về kế toán, tài chính, quản trị kinh doanh hoặc các khối ngành kinh tế khác nói chung.

Kỹ năng phân tích, định lượng và xử lý dữ liệu tài chính

Hiểu biết về về kinh tế học vi mô và vĩ mô (bao gồm cả môi trường pháp lý) Tư duy logic và Tư duy chiến lược

Kỹ năng sử dụng Excel và các công cụ tài chính khác Kỹ năng lập báo cáo tài chính

Kỹ năng xây dựng, thực hiện và đánh giá mô hình tài chính Kỹ năng giao tiếp qua văn bản và lời nói

Kỹ năng thuyết phục và tư duy phản biện Kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian Kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề Kỹ năng lãnh đạo

Một phần của tài liệu (Tiểu luận) đề tài nhận diện những điều kiệncần thiết để lập kế hoạch khởi nghiệp (Trang 21 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(30 trang)