Các nhân tố cấu thành văn hóa tổ chức

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa tổ chức của công ty tnhh một thành viên thuốc lá thăng long (Trang 25 - 28)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT

2.1. Khái quát về văn hóa tổ chức

2.1.3. Các nhân tố cấu thành văn hóa tổ chức

Đê phân biệt được văn hóa của các tổ chức thì cần phải xem xét những biểu hiện cụ thể, đó là các nhân tố cấu thành nên văn hóa tổ chức. Hiện có nhiều quan điểm khác nhau về các thành tố cấu thành văn hóa tổ chức nhưng một trong những quan điểm được nhiều sự tán đồng là quan điểm của E gar Schein ( 2004). Trong phạm vi nghiên cứu, đề tại chọn cách đánh giá văn hóa tổ chức đưa trên quan điểm của E gar Schein.

Theo Schein, văn hóa tổ chức gồm có 03 cấp độ (level) khác nhau. “Cấp độ” ở đây chỉ mức độ mà các giá trị văn hóa trong tổ chức được cảm nhận. Nói cách khác, cấp độ thể hiện tính hữu hình và vô hình, tính trực quan và phi trực quan trong biểu hiện của các giá trị văn hóa đó. Schein cũng cho rằng phần giá trị bao gồm 02 lớp bên trong còn phần hữu hình có thể được quan sát ở 01 lớp bên ngoài. Ba cấp độ văn hóa tổ chức được minh họa qua hình 2.1 là cách thể hiện tiếp cận đi từ hiện tượng đến bản chất nhằm đem lại những hiểu biết một cách sâu sắc và đầy đủ những bộ phận cấu thành của một nền văn hóa.

LVTS Quản trị kinh doanh

Hình 2.1: Sơ đồ các cấp độ văn hóa tổ chức

Nguồn: Edgar Schein (2010) 2.1.3.1 Cấp độ thứ nhất (Biểu trưng trực quan - hữu hình)

Đó là những biểu trưng trực quan giúp con người ễ àng nhìn thấy, nghe thấy, sờ thấy các giá trị và triết lý cần được tôn trọng, cấp độ này ta ễ àng quan sát được ngay từ lần gặp đầu tiên đối với tổ chức, bao gồm: Kiến trúc đặc trưng, cơ cấu tổ chức các phòng ban; Lễ nghi, lễ kỷ niệm, các hoạt động sinh hoạt văn hóa, ngôn ngữ, khẩu hiệu, biểu tượng, bài hát truyền thống, đồng phục, Thái độ cung cách ứng xử của các thành viên

Đây là cấp độ văn hóa ễ nhận biết nhất, ễ cảm nhận nhất; ta có thể nhận thấy ngay trong lần đầu tiếp xúc đầu tiên thông qua các nhân tố vật chất như vật kiến trúc, cách bài trí, đồng phục… của tổ chức.

Những quá trình và cấu trúc hữu hình

của tổ chức ( Artifacts)

Những giá trị được chấp nhận (Espoused beliefs

and

Những quan niệm chung (Underlying assumptions)

- Kiến trúc nội ngoại thất - Cơ cấu tổ chức các văn bản quy định nguyên tắc…

- Lễ nghi, lễ hội, logo, ăn mặc..

Cấp độ thứ nhất (hữu hình)

Cấp độ thứ hai (vô hình)

Cấp độ thứ ba (vô hình)

- Chiến lược, mục tiêu, triết lý

- Các quy định, nguyên tắc hoạt động

- Niềm tin, suy nghĩ, nhận thức, tình cảm mặc nhiên được công nhận mang tính vô thức,

LVTS Quản trị kinh doanh

2.1.3.2 Cấp độ thứ hai ( Những giá trị được tuyên bố - vô hình)

ỗi tổ chức đều có những giá trị chủ yếu mà tổ chức tán thành, ủng hộ và mong đợi mọi thành viên cùng chia sẻ. Giá trị này thể hiện những niềm tin, những giả định, cảm giác chung đối với các sự việc phân biệt điều đúng với sai, tốt với xấu, bình thường và không bình thường, hợp lý và không hợp lý của các thành viên trong tổ chức.

Bất kể tổ chức nào cũng có những quy định, triết lý, nguyên tắc, mục tiêu và chiến lược hoạt động riêng. Chúng được thể hiện với nội ung, phạm vi mức độ khác nhau giữa các tổ chức. Những giá trị này là kim chỉ nam cho hoạt động của toàn bộ nhân viên trong tổ chức. Đây chính là một bộ phận của nền văn hóa tổ chức và được công bố rộng rãi để các thành viên cùng thực hiện, chia sẻ và xây ựng và là nhiệm vụ mà nhà lãnh đạo cần phải từng bước kiên trì xây ựng.

Giá trị được tuyên bố được biểu hiện qua: Sứ mạng, tầm nhìn mà tổ chức muốn vươn tới cũng như các quan điểm về nghĩa vụ và trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ. Bởi lẽ được thể hiện trong các triết lý về hệ tư tưởng của tổ chức nên các giá trị này trở thành những chỉ dẫn và phương pháp hành động cho các thành viên của tổ chức.

2.1.3.3 Cấp độ thứ ba (vô hình): Những quan niệm chung

Đây là mức độ sâu nhất, khó nhận thấy và không thể định lượng rõ ràng. Đó là những nguyên tắc cơ bản, là nền tảng chi phối những mối quan hệ giữa con người, mọi hoạt động của tổ chức. Nó giống như những niềm tin, những quy luật tự nhiên vận hành bất kể là chúng ta có định tuân thủ hay không. Chính cấp độ sâu nhất này thể hiện các giá trị nền tảng định hướng cho toàn bộ suy nghĩ, cảm nhận và hành vi của mọi thành viên trong tổ chức.

Khi các thành viên trong một tổ chức đã hình thành những quan niệm chung thì nghĩa là họ sẵn sàng hành động và đồng thuận nhưng họ sẽ rất khó chấp nhận với những hành vi đi ngược lại với quan niệm chung đó.

Trong thực tế, các thành tố cấu thành nên văn hóa tổ chức có sự giao thoa lẫn nhau, và khá khó khăn cho việc phân biệt một các rạch ròi ở từng cấp độ của văn hóa tổ chức.

LVTS Quản trị kinh doanh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa tổ chức của công ty tnhh một thành viên thuốc lá thăng long (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)